Thời buổi cạnh tranh bây giờ, làm thế nào để tìm kiếm khách hàng tiềm năng Facebook tốt nhất. Bạn cứ yên tâm, Sapo sẽ đem đến cho bạn những cách tìm kiếm khách hàng trên Facebook và kinh nghiệm để giữ chân khách hàng thông qua bài viết sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook tốt nhất
Bạn có nghĩ rằng mình đang đốt thời gian và tiền bạc cho những quảng cáo Facebook mà không mang lại hiệu quả xứng đáng không? Một trong những nguyên nhân đầu tiên đó chính là bạn đã chọn sai đối tượng mục tiêu.
Facebook đã cung cấp cho người dùng nhiều tính năng để có thể tối ưu việc xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng Facebook nhằm giúp bạn loại bỏ những tài nguyên thừa thãi, tiết kiệm thời gian và chi phí. Có điều bạn có biết để áp dụng hay không mà thôi.
Dưới đây sẽ là 4 phương pháp để bạn xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook và những kinh nghiệm giữ chân khách hàng.
Đầu tiên, để có thể xác định được những khách hàng tiềm năng của bạn trong tổng số hơn 30 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam, đừng bỏ qua bước tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của bạn xem khách hàng của họ là ai, độ tuổi nào, học vấn và khả năng tài chính ra sao…
Kết hợp với những dữ liệu phân tích có sẵn từ tập khách hàng trong quá khứ của mình, bạn sẽ định hình được những khách hàng cần thanh lọc. Bước này được gọi là phác thảo chân dung khách hàng.
1. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook
1.1. Thanh lọc khách hàng nhờ Demographic
Ông lớn Facebook nắm trong tay một kho dữ liệu khủng và những dữ liệu này được coi là món hời béo bở đối với những nhà quảng cáo.
Trước đây, những thu thập từ Facebook chỉ dành riêng cho những chuyên viên quảng cáo, hiện nay thông qua Facebook’s Ad Creation, nó đã hỗ trợ hầu hết người dùng với khoảng 10 danh mục cùng 100 danh mục con trong đó.
Ví dụ như khi bạn chọn danh mục con Relationship sẽ cho bạn 2 danh mục con đó là Interested In và Relationship Status. Từ đó bạn có thể tìm kiếm khách hàng theo mục tiêu bạn định hướng đã có gia đình, đã ly dị hay đang hẹn hò, độc thân…
Phương pháp giúp bạn xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng Facebook
Bằng cách này, bạn hoàn toàn có thể tập trung hướng chiến dịch quảng cáo tới những khách hàng tiềm năng thông qua các danh mục khác như: Độ tuổi, giới tính, sở thích, trình độ học vấn…
1.2. Tận dụng tùy chọn Interests
Trước đây, Interest đã từng là 1 tùy chọn duy nhất của Facebook Ad Creation. Vậy nên không có cớ gì bạn lại không tận dụng tính năng này nhằm tối ưu giá thành quảng cáo. Facebook luôn nghĩ đến việc tạo ra những trải nghiệm thú vị cho người dùng, ngày càng cung cấp những gợi ý tự động chi tiết hơn.
Ví dụ như chọn Interest là Làm vườn, Facebook sẽ hiển thị các gợi ý giúp bạn có thể phân loại được cấp độ sở thích của khách hàng như cắt cỏ, tỉa lá, trồng cây…
Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook
Nếu không có sự hiểu biết nào về thói quen cũng như sở thích của khách hàng sẽ khó khăn cho bạn trong suốt quá trình marketing trên Facebook, đặc biệt là trong khi chạy quảng cáo.
Interests là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành của mỗi click cũng như tỷ lệ click của chiến dịch quảng cáo. Vì thế hãy thận trọng và suy xét kỹ lưỡng để chắt lọc yếu tố này.
1.3. Dựa vào hành vi của người dùng
Những yếu tố nói ở trên dẫn dắt đến một nhận định cuối cùng là hành vi của khách hàng. Đây là 1 yếu tố quyết định nhất để tạo ra sự chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự và trung thành. Vì thế, nó được các chuyên gia ưu tiên lựa chọn hàng đầu để tối ưu chi phí quảng cáo.
Ví dụ như trong danh mục ô tô gồm có các danh mục con như người mua xe mới, người mua xe cũ… Bằng cách nắm bắt được hành vi hiện tại này của khách hàng, trong trường hợp bạn chỉ bán xe cũ thì có thể đưa ra quyết định cho hiển thị quảng cáo tới những người đang cần mua xe cũ mà bỏ qua những đối tượng đang muốn mua xe mới hoặc đang có ý định mua. Từ đó, bạn vừa tìm kiếm khách hàng tiềm năng Facebook đúng mục tiêu, vừa tiết kiệm được một phần chi phí không nhỏ.
1.4. Sử dụng Graph Search
Graph Search là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook được sử dụng nhiều nhất. Graph Search được tích hợp trên Facebook. Tuy nhiên không giống với các công cụ tìm kiếm từ khóa thông thường, Graph search là cách tìm kiếm khách hàng trên Facebook dựa trên sự phân tích ngữ nghĩa tự nhiên của truy vấn, kết hợp hiển thị các bộ lọc dữ liệu đưa ra kết quả cho người dùng theo hướng trực quan.
Cách tìm kiếm khách hàng trên Facebook bằng Graph search
Graph Search cho phép bạn tìm kiếm theo nhóm, page hoặc cá nhân dựa trên các lĩnh vực như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, vị trí… Từ đó, bạn sẽ thu thập được tập khách hàng mục tiêu cụ thể.
Việc cần làm của bạn là thêm ID khách hàng vào Facebook Ads để tiếp thị quảng cáo trực tiếp đến họ. Nếu như dữ liệu này hạn chế so với mục đích của bạn, hãy sử dụng ứng dụng Lookalike Audiences trong Power Editor để mở rộng nhóm đối tượng.
Ứng dụng này sẽ phân tích dựa trên nhân khẩu học, sở thích, hành vi của nhóm đối tượng ban đầu để tìm ra những người dùng gần giống với họ và xuất về cho bạn. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn biết kết hợp chúng với chiến dịch đeo bám khách hàng Re-targeting.
Đọc thêm: Chiến dịch đeo bám khách hàng khi bán hàng trên Facebook
2. Kinh nghiệm giữ chân khách hàng trên Facebook
2.1. Không chỉ là tôn trọng khách hàng, hãy tôn vinh họ
Đừng bao giờ tiếc lời khen dành cho khách hàng. Hãy ngợi khen họ bất kể khi nào có thể. Nhưng đừng sáo rỗng!
Bạn có thể mở đầu các video livesteam hay các status trên Fanpage của mình bằng cách gọi khách hàng là “những cô nàng xinh đẹp”, “những bà mẹ thông thái” hay “những chàng trai lịch lãm”.
Bên cạnh đó, nếu không phải là người trực tiếp quản lý Fanpage, bạn hãy đưa ra một bản quy ước về cách xưng hô với khách hàng cho nhân viên của mình. Giọng điệu nhẹ nhàng, nên sử dụng ngôi xưng hô ngang hàng “mình – các bạn” “chúng tớ” hoặc tự hạ thấp xuống “em” và gọi khách hàng là “anh/chị”
2.2. Trò chuyện hàng ngày với khách hàng
Một trong những kinh nghiệm giữ chân khách hàng đó là bạn thường xuyên trò chuyện, tâm sự với khách hàng trên fanpage chính là cách để cho khách hàng nhớ đến sản phẩm, thương hiệu của bạn. Có thể, họ sẽ không mua hàng ngay nhưng đến khi khách hàng phát sinh nhu cầu, họ sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên.
Bạn có thể trò chuyện với khách hàng thông qua các status về sản phẩm mới, các bài note chia sẻ nội dung hữu ích hàng ngày hay các chương trình minigame, giveaway. Thi thoảng, nhớ livestream để tư vấn, giải đáp trực tiếp các thắc mắc của khách hàng.
2.3. Chia sẻ những nội dung hữu ích
Đừng bao giờ chỉ quảng cáo và bán hàng. Một fanpage chỉ toàn các post bán hàng sẽ làm cho khách hàng chán ngán. Trước khi bán hàng, hãy trở thành bạn của khách hàng, cùng họ bàn luận các vấn đề họ quan tâm rồi mới nói đến các sản phẩm bạn đang kinh doanh.
Có một nguyên tắc cũng là kinh nghiệm giữ chân khách hàng đó là “cho đi trước – nhận lại sau”, hãy cung cấp cho khách hàng các thông tin hữu ích đối với họ hoặc đối với những người xung quanh họ.
Ví dụ bạn đang bán hàng thời trang trên Facebook thì có thể chia sẻ các mẹo giặt quần áo, cách gấp quần áo không nhăn, cách phối đồ… Nếu đang kinh doanh mỹ phẩm thì chia sẻ những cách trang điểm hot, mẹo nhận biết mỹ phẩm thật, giả… Đôi khi có thể chia sẻ những câu chuyện bản thân, chuyện cuộc sống nhưng hãy cố gắng tạo cho khách hàng một sự liên tưởng đến sản phẩm/dịch vụ của mình là tốt nhất. Chỉ vậy thôi là bạn đã có thể níu kéo khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng tiềm năng Facebook của mình.
2.4. Hãy để cho khách hàng lên tiếng
Đó chính là các feedback khách hàng của bạn đấy!
Việc đưa những feedback tích cực lên fanpage không những khiến cho khách hàng để lại nhận xét cảm thấy được trân trọng mà những khách hàng khác khi nhìn vào các feedback này sẽ thấy tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn.
Muốn bán hàng trên Facebook đạt hiệu quả tốt nhớ khoe các feeback như thế này
Bạn có thể up lên fanpage những lời cảm ơn, review của khách hàng hay kể nhiều hơn về những câu chuyện của khách hàng sau khi dùng sản phẩm/ dịch vụ. Đó có thể là ảnh chụp màn hình cũng có thể là video ngắn …
2.5. Đừng bao giờ bỏ quên, bỏ sót các bình luận, tin nhắn của khách hàng
Bỏ sót comment, inbox không chỉ làm cho bạn mất đi đơn hàng tiềm năng mà còn mang lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng, có thể khiến họ không quay trở lại shop cho những lần sau nữa. Đó cũng là điều dễ hiểu mà bạn có thể cảm nhận được tâm trạng của khách hàng, giống như chuyện khi chúng ta bình luận, hay nhắn tin cho một ai đó mà không nhận được sự phản hồi vậy.
Với các bạn đang tập trung kinh doanh trên Facebook, thông thường lượng comment/inbox đổ về page rất nhiều, nhất là khi chạy quảng cáo, với các mặt hàng phổ biến như quần áo, phụ kiện, hàng tiêu dùng… 100-200 comment còn có thể kiểm soát thủ công được, nhưng số lượng lên đến vài nghìn comment và inbox thì bạn rất dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng và mất kiểm soát.
Hơn nữa, việc kinh doanh không thể tránh khỏi sự cạnh tranh từ các đối thủ. Đã có rất nhiều trường hợp chạy quảng cáo Facebook, nhưng bị đối thủ cướp khách do không ẩn comment của khách hàng, và đối thủ của bạn đã nhanh hơn 1 bước để chốt đơn với khách.
Lúc này hãy nhớ xài công nghệ và sử dụng nó để công việc được nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể tham khảo và dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng online Sapo GO để khám phá tính năng ưu việt như:
- Kiểm soát và xử lý hàng nghìn comment/inbox tập trung một cách đơn giản
- Ẩn/hiện các comment của khách hàng phòng chống đối thủ cướp khách
- Tự động comment, inbox trả lời khách hàng khi bạn quá bận rộn
- Hỗ trợ quản lý 10 Fanpage cùng lúc, không phải tốn công di chuyển giữa các fanpage
- Tạo đơn hàng ngay trên cuộc chat, nhìn được chính xác số lượng hàng tồn kho trên khung chat
- Đặc biệt, phần mềm hỗ trợ tạo đơn hàng tự động khi bán hàng qua livestream Facebook, chỉ cần khách hàng comment đúng cú pháp thì đơn hàng sẽ được tạo hoàn toàn tự động trong phần mềm
Xem ngay Video giới thiệu phần mềm quản lý bán hàng online trên sàn và Facebook Sapo GO dưới đây nhé!
Và còn rất nhiều tính năng hữu ích khác có trên Sapo GO đang chờ bạn khám phá. Hãy đăng ký ngay tại đây để nhận gói dùng thử hoàn toàn miễn phí phần mềm Sapo GO trong 07 ngày nhé!
Trên đây là 4 phương pháp cơ bản để bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng Facebook của cửa hàng dễ dàng và thuận tiện nhất khi bán hàng trên Facebook.
Bạn nên biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa chúng để tiết kiệm tối đa thời gian cũng như chi phí quảng cáo. Đồng thời, tỷ lệ chuyển đổi của bạn cũng sẽ theo đó mà tăng lên đáng kể.
Có khách hàng đã khó nay giữ chân được khách hàng còn khó hơn, bạn hãy vận dụng những kinh nghiệm giữ chân khách hàng mà Sapo đem đến để có thể níu kéo được khách hàng cho cửa hàng của mình nhé.
Đọc thêm: Cách xác định target đối tượng trên Facebook hiệu quả