Web hosting/ hosting là một trong những thành tố không thể thiếu để xây dựng một website hoàn chỉnh. Vậy hosting là gì? Một web hosting sẽ hoạt động như nào? Cách mua hosting ra sao? Tất cả những thắc mắc về hosting sẽ được Sapo giải đáp trong bài viết dưới đây!
1. Web hosting/ hosting là gì?
Hosting hay còn được gọi là web hosting là một “vùng nhỏ” lưu trữ tất cả website, dữ liệu.... Sở dĩ gọi web hosting là một vùng nhỏ là bởi trong lĩnh vực không gian mạng, web server được ngầm hiểu là không gian dữ liệu internet lớn nhất. Tại đó, sẽ được phân thành nhiều hosting (vùng nhỏ) để người dùng thuê và đặt website tại đó.
Nhiệm vụ của những nhà cung cấp dịch vụ cho thuê web hosting là phải chịu trách nhiệm để server của bạn hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn trước những sự tấn công từ các mã độc, có vai trò quan trọng trong việc chuyển tiếp nội dung trên website của bạn đến gần hơn với người dùng.
2. Web hosting hoạt động như thế nào?
Không phải ngẫu nhiên mà web hosting được coi là một trong ba thành phần tất yếu của website. Về cơ bản, nguyên tắc hoạt động của web hosting ảnh hưởng bởi 2 yếu tố gồm nhà cung cấp web hosting và người dùng.
- Về phía nhà cung cấp dịch vụ web hosting:
Sau khi hoàn thiện thủ tục thuê hosting, nhà cung cấp sẽ tiến hành cài đặt tất cả các thông tin của bạn lên server. Tại đó, các dữ liệu sẽ được server chia thành những không gian nhỏ hơn. Cấu hình hosting của mỗi khách hàng thường sẽ khác nhau. Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng mà cấu hình của hosting sẽ có dung lượng phù hợp.
- Về phía người dùng:
Khách hàng khi đã thuê hosting sẽ tải lên tất cả các file, cấu hình hoạt động cho chúng….Bên cạnh đó, phía người dùng sẽ gửi yêu cầu đến domain (tên miền) hoặc địa chỉ IP của web hosting. Tiếp đó, người dùng sẽ nhập toàn bộ dữ liệu kèm mã hosting và tiến hành kiểm tra các số liệu.
Lưu ý: Nếu người dùng có nhu cầu nâng cấp hoặc giảm gói hosting hoàn toàn có thể yêu cầu đơn vị cung cấp điều chỉnh lại cấu hình.
3. Những yêu cầu và tính năng cơ bản của hosting
Trước khi tìm hiểu những thông số nâng cao, bạn cần nắm chắc được những yêu cầu và tính năng cơ bản của hosting. Điều này sẽ giúp quá trình tìm hiểu và lựa chọn hosting của bạn diễn ra thuận lợi hơn. Sau đây là 5 yêu cầu bạn cần chú ý:
- Tốc độ nhanh:
Để các kết nối không bị tắc nghẽn, gián đoạn bắt buộc nhà cung cấp phải trang bị server với dung lượng lớn để có thể phục vụ lượng lớn người truy cập và đảm bảo các thông tin được xử lý tốt nhất.
- Dung lượng đủ lớn:
Hosting có dung lượng lớn sẽ giúp quá trình lưu trữ các thông tin, hình ảnh, video...của website tốt hơn. Ngoài ra, dung lượng hosting lớn cũng là một trong những cách tăng tính trải nghiệm cho người dùng khi truy cập thông tin trên internet.
- Băng thông lớn hoặc không giới hạn:
Băng thông là nơi để người dùng truyền tải và lưu trữ các dữ liệu trên internet. Băng thông càng lớn đồng nghĩa với việc tất cả các hoạt động trao đổi upload thông tin càng nhanh. Vậy nên khi lựa chọn hosting hãy chú ý cân đối số lượng khách truy cập từ đó lựa chọn băng thông cho phù hợp để sau này không bị phát sinh những khoản phí không đáng có.
- Khả năng chịu tải cao:
Cân đối lượng khách hàng truy cập không chỉ giúp bạn lựa chọn băng thông mà còn giúp bạn đánh giá được khả năng chịu tải của hosting có tốt hay không. Có rất nhiều hosting có thể chấp nhận được hàng ngàn người truy cập cùng một lúc, ngược lại có những hosting chỉ cần chục người truy cập cũng đã gặp hiện tượng bị chậm.
- Nhà cung cấp uy tín:
Một trong những yêu cầu cần thiết để chọn hosting là nhà cung cung cấp phải đảm bảo trang bị được cho bạn đầy đủ các dịch vụ cơ bản như email, DNS,... và giao diện web hosting để bạn quản lý chúng. Điều quan trọng, hosting không được xuất hiện những quảng cáo của nhà cung cấp (banner ảnh) để không ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai bên.
4. Các loại web hosting
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi bên khác nhau vậy nên web hosting cũng được chia thành nhiều loại để khách hàng lựa chọn. Sau đây là 5 loại web hosting phổ biến nhất:
- Shared Hosting
Shared hosting là một trong những loại web hosting được biết đến rất rộng rãi nhất. Gói dịch vụ này bạn sẽ được dùng chung server với rất nhiều người khác. Thông thường, máy chủ được sử dụng sẽ có tốc độ đường truyền rất cao để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của hàng ngàn người một lúc. Giá thành shared hosting rất cạnh tranh và là giải pháp để doanh nghiệp của bạn tối ưu chi phí.
- VPS Hosting
Nếu như shared hosting sử dụng chung một máy chủ thì VPS hosting lại chia tách một máy chủ thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Điều này tức là trên danh nghĩa bạn sẽ có một server lưu trữ dữ liệu website của riêng mình và không cần phải chia sẻ với bất cứ ai và bạn hoàn toàn có quyền tự kiểm soát chúng.
- Cloud Hosting
Nếu bạn đang tìm một hosting có trữ lượng không gian vô hạn thì cloud hosting chính là điều bạn đang tìm kiếm. Loại web hosting này cho phép website/ hệ thống website của bạn cùng lúc được sử dụng rất nhiều server. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được được sở hữu IP riêng, được hỗ trợ tính năng tự động sao lưu, back - up dữ liệu. Đồng thời đây cũng là một trong những cách tối ưu chi phí được rất nhiều người tham khảo.
- WordPress Hosting
Loại wordPress Hosting được nghiên cứu, phát triển và tối ưu cho những ai sử dụng nền tảng wordPress. Cũng giống như Share hosting, với hosting dạng này bạn cũng sẽ chia sẻ máy chủ của mình với nhiều khách hàng khác trên hệ thống. Ngoài ra, plugin của wordPress Hosting không giới hạn và tất nhiên chi phí của web hosting này cũng rất được nhận xét là nằm trong tầm giá.
- Dedicated Server Hosting
Dedicated Server Hosting chính là web hosting thứ 5 trong danh sách. Điểm đặc biệt của web hosting này là khách hàng sẽ được thuê một máy chủ riêng biệt với cấu hình và độ bảo mật cao. Tất cả những thông tin, dữ liệu website của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối, dễ dàng quản lý lượng người truy cập. Ngoài quyền quản trị, Dedicated Server hosting còn cho phép bạn cài đặt và lựa chọn cấu hình theo ý của mình.
5. Những thông số cần biết khi dùng hosting
Nếu bạn đã chọn cho mình được loại hosting phù hợp, thì ngoài yêu cầu tính năng hosting đã chia sẻ phía trên, tiếp sau đây là những thông số nâng cao của hosting mà bạn có thể tham khảo:
CPU: Thông số CPU là % tài nguyên bạn sử dụng trên tổng số 100% CPU của host. Các nhà cung cấp thường đưa ra các gói hosting có CPU từ 75% - 300%. Thông số càng cao website của bạn càng mạnh. Và nếu tài nguyên bạn sử dụng càng gần mốc 1/1 đồng nghĩa với việc website của bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng load chậm.
RAM (Memory Ram): Ram là bộ nhớ tạm giúp bạn có thể truy xuất, đọc và tất cả các dữ liệu trên bộ nhớ của hosting của bạn tại bất cứ thời điểm nào. Ram càng cao đồng nghĩa với website của bạn càng khoẻ, các dữ liệu được xử lý nhanh chóng.
I/O: Thống số thể hiện giới hạn tốc độ truyền tải dữ liệu từ host đến với khách hàng của bạn, đơn vị tính bằng Kb/s. Chỉ số thường thấy nhất là 100 Kb/s. Chỉ số càng thấp càng làm giảm trải nghiệm website của khách hàng.
SSL: Chứng chỉ bảo mật, giúp mã hoá tất cả các thông tin trong quá trình truyền tải từ trình duyệt của khách hàng đến website. Hiện tại, hầu hết các nhà cung cấp đều đã tích hợp sẵn SSL khi bạn sử dụng hosting bên họ. Mỗi website sẽ được cung cấp suy nhất một chứng chỉ SSL. Điều này không chỉ giúp bảo mật tuyệt đối mà còn giúp tăng tính chuyên nghiệp cho website của bạn.
Number of Process: Là tổng thông số tiến trình chạy trên hosting. Những nhà cung cấp web hosting thường đặt ngưỡng dao động từ 50 - 200 tiến trình. Trong trường hợp website của bạn bất ngờ gặp lỗi 500 hoặc 503 thì có nghĩa rằng thông số website của bạn đang vượt quá ngưỡng quy định.
6. Mua hosting ở đâu?
Hiện nay bạn hoàn toàn có thể chủ động đăng ký mua hosting tại Việt Nam hoặc nước ngoài, cụ thể:
- Hosting việt nam
Việc đăng ký hosting tại Việt Nam hiện nay rất đơn giản. Ưu điểm không thể bỏ qua của hosting Việt Nam là đường truyền tốt, băng thông lớn. Bên cạnh đó việc đồng bộ ngôn ngữ giúp việc tiếp cận thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn. Những nhà cung cấp hosting tại Việt Nam cũng thiết kế nhiều gói hosting cho bạn lựa hơn.
Ngoài các đơn vị chuyên cung cấp hosting như: Tenten, mắt bão, HostVN...bạn cũng có thể tham khảo những đơn vị thiết kế website uy tín. Hầu hết tất cả những đơn vị thiết kế website đều đã cung cấp dịch vụ hosting giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.
- Hosting nước ngoài
Bạn cũng có thể lựa chọn những đơn vị cung cấp hosting tại nước ngoài. Thông thường chất lượng hosting tại nước ngoài đều có chất lượng cao và có nhiều chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với trường hợp sử dụng hosting nước ngoài, bạn cần hết sức lưu ý những điều khoản hợp đồng để tránh vi phạm. Những đơn vị hosting bạn có thể tham khảo như: Bluehost, Hostgator, GreenGeeks…
Trên đây là những giải đáp xoay quanh chủ đề web hosting. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có câu trả lời web hosting là gì, những yêu cầu tính năng cơ bản của web hosting cũng như cách mua hosting. Chúc bạn sẽ sớm tìm được hosting phù hợp với nhu cầu nhé!