Vendor là gì? Phân loại vendor theo nguồn hàng và khách hàng

Có thể bạn không biết, vendor và supplier nếu dịch ra Tiếng Việt đều có nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên, bản chất trong hoạt động kinh doanh, buôn bán của 2 thuật ngữ này khá khác nhau. Vậy vendor là gì? vendor và supplier có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Sapo Blog tìm hiểu qua bài viết này nhé. 

1. Vendor là gì?

Ai cũng biết Vendor có ý nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên, bản chất sâu xa của thuật ngữ này là chỉ những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Nói theo cách khác, Vendor chính là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng sử dụng cuối cùng. 

Vendor sẽ có nhiệm vụ nhập hàng từ các nhà phân phối cấp 1, cấp 2 hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất với giá sỉ. Sau đó, bán lại cho các nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng với giá lẻ mà cụ thể là người tiêu dùng. Vì vậy mà, trong 1 chuỗi cung ứng thì vendor vừa là người mua, vừa là người bán. 

vendor

Mỗi siêu thị như Vinmart, Vinmart+, Mega Market… hay các cửa hàng tiện lợi như Circle K, Family Mart… ( doanh nghiệp) hoặc các tiệm tạp hóa (cá nhân) được xem là một Vendor. Vì nó trực tiếp cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, không ít trường hợp Vendor vừa đóng vai trò là nhà cung cấp vừa đóng kiêm luôn nhiệm vụ sản xuất hàng hoá. Điển hình là siêu thị bigC và Vinmart, các bạn sẽ dễ bắt gặp các sản phẩm như nước rửa bát, nước giặt từ chính các thương hiệu này. Đây là những sản phẩm mà Vendor tự sản xuất và bán cho người tiêu dùng, nên doanh nghiệp có thể tự quyết định bán giá sỉ hoặc giá lẻ.

Xem thêm: Chuỗi cung ứng là gì? Cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

2. Vị trí của Vendor trong chuỗi cung ứng sản phẩm

Sau khi đã xác định được Vendor là gì. Để xác định được vị trí của Vendor trong chuỗi cung ứng, bạn cần hiểu được sơ đồ quy trình vận hành của chuỗi cung ứng ra sao, vị trí của các thành phần và mối quan hệ giữa chúng. Điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn trực quan và dễ dàng phân biệt được qua vai trò của từng thành phần.

Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng như sau:

chuỗi cung ứng

  • Supplier: sẽ cung cấp các nguyên vật liệu cho nhà sản xuất là các doanh nghiệp.
  • Manufacturer: sẽ sử dụng các nguyên vật liệu từ Supplier để sản xuất ra sản phẩm.
  • Distributor: sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được vận chuyển đến các nhà phân phối khu vực, nhà phân phối độc quyền…
  • Vendor và Seller: là hai thành phần cùng cấp trực tiếp nhập sản phẩm từ các nhà phân phối để bán.
  • Customer: là người cuối cùng mua và sử dụng sản phẩm.

Sơ đồ này có thể dịch nghĩa tiếng Việt như sau:

Nhà cung cấp(Supplier) => Nhà sản xuất => Nhà phân phối => Nhà cung cấp (Vendor)/Nhà bán lẻ => Khách hàng.

3. Phân loại các vendor

Như ở định nghĩa vendor là gì? Chúng ta có thấy rằng vendor được phân loại theo 2 tiêu chí là theo nguồn hàng và khách hàng cuối cùng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé:

3.1 Phân loại theo nguồn hàng

Không ít các vendor hiện nay đều đảm nhận 2 vị trí là cung cấp cũng như sản xuất. Khi đó, Vendor sẽ tối ưu được chi phí vận chuyển, lưu kho cũng như không mất chi phí chiết khấu. Ví dụ như các hộ kinh doanh sản phẩm nhà làm hay các siêu thị có phòng sản xuất như Vinmart hay BigC. Đặc điểm của loại hình này là vendor hoàn toàn có thể quyết định bán sản phẩm theo giá sỉ hoặc lẻ. 

vendor là gì

Vendor nhận hàng về phân phối: Số lượng vendor này có số lượng đông đảo nhất. Bởi vì lúc này các vendor là trung gian phân phối từ một nhà sản xuất riêng biệt hoặc là đại lý mà khách hàng có thể mua sắm trực tiếp tại đây. Giá bán sản phẩm sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào giá của nhà sản xuất cộng thêm chi phí khác để tạo giá niêm yết và bạn không được phép bán phá giá.

3.2 Phân loại theo khách hàng

B2B (Business-to-Business - doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp khác): B2B là viết tắt của "Business-to-Business" và được sử dụng để chỉ các hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp. B2B là một hình thức giao dịch kinh doanh trong đó các công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác mua bán hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhau.

B2C (Business-to-consumer - doanh nghiệp bán cho khách hàng cá nhân): B2C là viết tắt của "Business-to-Consumer" và được sử dụng để chỉ các hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. B2C là một mô hình kinh doanh trong đó doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Mô hình B2B là gì? Cách triển khai B2B Marketing cho doanh nghiệp

4. Supplier là gì

"Supplier" là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ nhà cung cấp. Trong ngữ cảnh kinh doanh, một nhà cung cấp (supplier) là một công ty, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một công ty hoặc tổ chức khác. Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách cung cấp sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ cần thiết. Một nhà cung cấp có thể cung cấp các sản phẩm từ nguyên liệu, linh kiện, thiết bị, hoặc cung cấp các dịch vụ như vận chuyển, phân phối, marketing, và hỗ trợ kỹ thuật.

vendor là gì

Các đặc trưng cơ bản của một nhà cung cấp (supplier) trong ngữ cảnh kinh doanh bao gồm:

  • Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ: Nhà cung cấp cung cấp hàng hóa, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ cho công ty hoặc tổ chức khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Độ tin cậy: Một nhà cung cấp đáng tin cậy là người cung cấp hàng hoá và dịch vụ chất lượng, đúng hẹn và đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng.
  • Chất lượng sản phẩm: Một nhà cung cấp hàng đầu cần cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu được đặt ra.
  • Giá cả cạnh tranh: Nhà cung cấp nên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cả cạnh tranh và hợp lý, phù hợp với giá trị mà khách hàng nhận được.
  • Hiệu suất và độ ổn định: Một nhà cung cấp hiệu suất cao và ổn định có khả năng duy trì sự liên tục trong cung cấp hàng hoá và dịch vụ, đồng thời đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của quá trình cung ứng.
  • Quan hệ hợp tác: Một nhà cung cấp tốt thường xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài và có lợi với khách hàng, dựa trên sự tin tưởng, trung thực và sự chia sẻ lợi ích chung.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Một nhà cung cấp đáng tin cậy cần cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng như dịch vụ bảo hành, sửa chữa, và hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo khách hàng nhận được sự hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết

5. So sánh vendor và supplier

Supplier là thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn nhất với Vendor. Để hiểu rõ sự khác nhau này, trước hết chúng so sánh khái niệm Vendor là gì ở trên và khái niệm Supplier:

Định nghĩa:

  • Vendor: Là một người hoặc tổ chức bán hàng hoặc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho khách hàng cuối.
  • Supplier: Là một người hoặc tổ chức cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một công ty hoặc tổ chức khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tầm quan trọng:

  • Vendor: Vendor tập trung vào việc bán hàng và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
  • Supplier: Supplier tập trung vào việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho các công ty hoặc tổ chức khác, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong chuỗi cung ứng.

Quan hệ:

  • Vendor: Mối quan hệ giữa vendor và khách hàng thường tập trung vào việc bán hàng và mua hàng.
  • Supplier: Mối quan hệ giữa supplier và khách hàng thường tập trung vào việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và quản lý chuỗi cung ứng.

Phạm vi:

  • Vendor: Vendor thường cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho khách hàng cuối, chẳng hạn như một cửa hàng bán lẻ.
  • Supplier: Supplier có thể cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau, bao gồm cả các doanh nghiệp và tổ chức.

Tóm lại, Vendor và Supplier là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, đây là hai thành phần và là mắt xích quan trọng không thể thiếu để tạo ra và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Sapo Blog

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM