Hiện nay, nhiều đơn vị thiết kế website đã cài đặt báo cáo analytics vào phần quản trị để chủ shop chủ động theo theo dõi traffic. Vậy traffic là gì? bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về traffic và gợi ý cách tăng traffic hiệu quả cho website của bạn.
1. Traffic là gì?
Traffic là gì? Traffic được hiểu đơn giản là số lượng người truy cập website của bạn. Traffic có thể đo được trong khoảng thời gian cụ thể như một ngày, tuần, tháng thậm chí là cả năm.
Traffic càng lớn càng chứng tỏ lưu lượng truy cập trang web của bạn đang rất tốt. Điều này có thể chứng minh 2 điều:
- Rất nhiều khách hàng đã biết đến trang web của bạn, biết đến thương hiệu của bạn.
- Tiềm năng tạo ra doanh thu trên trang web của bạn đang rất lớn.
Chính bởi vậy, trong SEO traffic được đánh giá là một cơ sở để biết được kế hoạch SEO của bạn có đang thực sự hiệu quả hay không? Đâu là bài viết tiềm năng có thể tạo ra chuyển đổi cho website của bạn?... Và đó là lý do bạn không thể bỏ qua traffic nếu muốn bán hàng trên website.
2. 8 kênh lưu lượng traffic phổ biến
Traffic không chỉ được đến từ một nguồn mà nó sẽ đến từ các kênh lưu lượng truy cập khác nhau. Mỗi một kênh traffic sẽ cho bạn biết khách hàng biết đến bạn thông qua phương tiện nào. Có 8 kênh traffic chính, cụ thể:
Organic traffic: là traffic đến từ nguồn tìm kiếm tự nhiên trên các trang công cụ như Google, Cốc Cốc, Bing…
Referral traffic: là traffic đến từ một nguồn bất kì nào đó (website khác, forum, backlink…) và tại đó được trỏ link về trang web của mình.
Social traffic: là traffic đến từ những trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter,...
Direct traffic: là traffic được truy cập trực tiếp từ website mà không cần qua bất cứ website hoặc nền tảng trung gian nào.
Paid traffic: là traffic đến từ nguồn truy cập phải trả phí. Thông thường chúng ta sẽ bắt gặp paid traffic trong những chiến dịch marketing affiliate, quảng cáo Google adwords...
Email traffic: là nguồn traffic đến từ những email marketing. Tại đó, khách hàng sẽ nhận được một đường link của website doanh nghiệp để khách hàng click vào đó.
Display traffic: là nguồn traffic đến từ những quảng cáo hiển thị ví dụ như trên youtube, báo chí,...
3. Những cách tăng traffic cho website
Để tăng traffic cho website, bạn sẽ cần tối ưu On-page và Off-page. Và đây là 16 cách tăng traffic cho website mà bạn nên tham khảo:
3.1 Từ khóa tại thẻ meta title, meta description
Như bạn đã biết khi khách hàng search từ khóa nhu cầu, “bot” của Google sẽ quét lần lượt từ title đến description sau đó là nội dung để tìm kiếm từ khóa trong bài. Sau đó Google sẽ đánh giá và quyết định có đưa trang web của bạn lên trang kết quả tìm kiếm hay không.
Vậy nên hãy chú ý đặt từ khóa tại những vị trí phù hợp trong meta title và description để nâng cao thứ hạng bài viết. Từ đó tăng cơ hội tiếp cận khách hàng của trang web nói chung và tăng traffic nói riêng.
Xem thêm: Meta description là gì? Cách viết meta description chuẩn SEO cho website
3.2 Nội dung sáng tạo, không trùng lặp
Google sẽ đánh giá rất cao những bài viết có nội dung thân thiện, không copy và nhiều kiến thức mới mẻ. Vì vậy, một trong những cách tăng traffic hiệu quả được rất nhiều SEOer và content áp dụng là luôn sáng tạo và đổi mới nội dung liên tục để thu hút traffic.
3.3 Chú ý đến SEO on-page
Nội dung vẫn là yếu tố có giá trị trong việc đánh giá thứ hạng vị trí của trang trên Google. Ngoài nội dung hay, bạn cần chú ý đến tận dụng các thẻ alt của hình ảnh, mô tả thật hay và chính xác thẻ meta, tối ưu hoá SEO giúp bạn quảng cáo mà không mất tiền.
3.4 Tận dụng từ khoá dài
Nhiều người thường bỏ qua từ khoá dài vì lưu lượng tìm kiếm thấp. Tuy nhiên, những SEOer chuyên nghiệp lại rất thích những từ khoá dài vì nó sẽ giúp website có thứ hạng tốt đồng thời thu hút được lượng traffic đáng kể.
Hãy nhắm vào các từ khoá dài không chạy quảng cáo nhiều. Nhớ là từ khóa không nên dài quá, độ dài từ khóa tuyệt vời nhất là khoảng 5 - 6 từ. Vì những từ khóa này chiếm phần lớn các tìm kiếm trên google.
3.5 Cải thiện referral traffic
Bạn cũng có thể tăng traffic bằng cách cải thiện nguồn referral traffic. Nếu có điều kiện, bạn hãy xây dựng các website vệ tinh, forum, đi backlink...Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra và loại bỏ bớt những referral traffic đến từ những website kém chất lượng để không ảnh hưởng đến đánh giá của Google đối với trang web của bạn.
3.6 Tạo mạng lưới liên kết nội bộ
Sức mạnh của trang không chỉ được xây dựng bằng bao nhiêu trang liên kết với bạn, nó còn bị ảnh hưởng bởi liên kết nội bộ của bạn. Khi tạo nội dung, hãy tạo ra những kết nối nội bộ với bài viết khác.
Điều này không chỉ tạo ra sự liền mạch về nội dung mà còn mang lại một trải nghiệm tốt hơn, hữu ích hơn cho người dùng, vô hình chung tăng traffic cho website.
3.7 Hệ thống hoá nội dung trên website
Nhiều site chạy bài viết theo từ khóa nhiều lượt tìm kiếm nên không quan tâm đến việc lọc nội dung bài viết liệu có phù hợp với chủ đề chính của mình hay không.
Việc sắp xếp các cate hợp lý, theo hệ thống hỗ trợ bộ máy tìm kiếm của google dễ dàng tìm kiếm và lập chỉ mục cho website của bạn.
3.8 Website tương thích hiển thị responsive
Tỉ lệ người dùng di động để truy cập vào mạng xã hội ngày càng "vượt mặt" và đánh bại tỉ lệ truy cập từ máy tính để bàn hay laptop.
Hãy xây dựng những phiên bản khác nhau của website, để người dùng có trải nghiệm tốt về hình ảnh và nội dung trên cả điện thoại di động thông minh hay máy tính bảng.
Xem thêm: Responsive là gì? Những lưu ý khi thiết kế web responsive
3.9 Đảm bảo tốc độ tải trang
Bạn có cảm thấy hài lòng với việc loading chậm? Hay thoải mái khi chờ đợi website khi truy cập vào một trang nào đó? Tâm trạng không vui của bạn cũng chính là cảm nhận của khách hàng khi tốc độ tải website của bạn không đủ nhanh.
Hãy đảm bảo rằng hosting của bạn ổn định, các hình ảnh được nén trước khi đăng tải lên website, trang cấu trúc hợp lý và plugin được tối ưu hoá. Việc đảm bảo tốc độ cân tải trang sẽ cải thiện traffic cho website dựa vào thay đổi đánh giá CTR từ Google.
3.10 Khai thác dữ liệu từ Google Analytics
Google analytics là một nguồn dữ liệu vô giá về hầu hết mọi khía cạnh có thể thu thập được liên quan đến website của bạn. Từ những thông tin liên quan đến nhân khẩu học về đối tượng truy cập vào website, cho đến những link được truy cập nhiều nhất.
Ngoài ra, bạn còn có thể xem cách thức, địa điểm và thời điểm truy cập vào website của bạn. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích này khi quảng cáo nội dung hoặc làm SEO nhé.
3.11 Chạy quảng cáo
Mất tiền chạy quảng cáo là lựa chọn nhanh, thúc đẩy việc cải thiện traffic cho website của bạn. Điều này là rất rõ ràng, tại sao không bắt đầu ở đây? Quảng cáo trên google thực chất là tìm kiếm có trả tiền, để thu hút khách truy cập, xây dựng thương hiệu và nhận được nhiều lượt nhấp chuột nhiều hơn đến site của bạn.
3.12 Tận dụng mạng xã hội
Hiện nay mạng xã hội là một mảnh đất màu mỡ giúp website của bạn được biết đến rộng rãi hơn. Hãy chọn những bài viết chất lượng cao và chia sẻ lên những kênh xã hội nổi tiếng như: Facebook, Twitter, Printerest và Instagram... Ngoài ra, LinkedIn cũng có hiệu quả đấy nhé.
3.13 Đưa nội dung trên LinkedIn
Mặc dù vai trò của LinkedIn là hỗ trợ tuyển dụng, kết nối ứng viên đến với những đơn vị phù hợp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể “tận dụng” LinkedIn để tăng lưu lượng truy cập cho website của mình bằng cách đăng nội dung lên đó.
3.14 Đừng bỏ lỡ Email Marketing
Nhiều doanh nghiệp, chủ shop, người bán hàng online chỉ tập trung vào phát triển nội dung mà quên mất việc tiếp thị nội dung đó qua email marketing. Việc bùng nổ email marketing thành công dẫn đến một sự tăng lên đáng kể về traffic cho website.
Ngoài ra, đừng bỏ lỡ, qua sức mạnh của truyền thông miệng, một lời nhắc khéo léo với khách hàng về dịch vụ bạn cung cấp hoặc muốn giới thiệu thêm một cách trực tiếp cũng cải thiện traffic cho website đấy nhé.
3.15 Tích hợp video vào chiến lược nội dung của bạn
Ngoài việc phát triển nội dung trên văn bản, đừng bỏ qua nội dung video. Theo một nghiên cứu cho biết, cùng một lượng thông tin nếu được chuyển hoá thành hình ảnh hoặc video, sẽ dễ được tiếp nhận và ghi nhớ hơn một văn bản đơn thuần.
3.16 Nghiên cứu đối thủ
Nếu bạn chưa sử dụng phần mềm để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đang làm gì bạn sẽ gặp bất lợi lớn. Việc sử dụng công cụ để cung cấp cái nhìn tổng thể những chủ đề, nội dung sẽ cho bạn nhận ra những chủ đề đang tạo cảm ứng với độc giả, và quan trọng nhất là bạn có thể mô phỏng loại nội dung đó và cập nhật vào website của bạn để cải thiện traffic cho website.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho thắc mắc traffic là gì cũng như 16 cách tăng traffic hiệu quả cho trang web mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng. Hy vọng những doanh nghiệp đang sử dụng website của Sapo Web sẽ có lượng truy cận ổn định, tăng doanh thu cũng như độ nhận diện thương hiệu.
Nếu bạn vẫn chưa có website và vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu cách thức thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp. Đừng ngần ngại, hãy ấn "dùng thử miễn phí" 7 ngày và tự tạo một trang web bán hàng theo phong cách của riêng bạn và yên tâm đội ngũ chuyên viên CSKH tại Sapo Web luôn hỗ trợ bạn 24/7 nhé.