Khi đi uống trà sữa, nhiều bạn trẻ hay nói sẽ đặt một cốc trà sữa “Full Topping”. Vậy Topping là gì? Các loại topping trà sữa nào được đông đảo khách hàng ưa thích? Các chủ quán hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu tại bài viết sau để bắt kịp xu hướng thị trường trà sữa hiện nay nhé.
1. Topping là gì?
Trong ngành ẩm thực nói chung, Topping là một thuật ngữ để chỉ các loại đồ ăn kèm, được đặt bên trên thức ăn chính. Đối với trà sữa, Topping dùng để chỉ các loại thạch và trân châu uống kèm với trà sữa. Các loại Topping trà sữa dai dai giòn giòn không thể nào thiếu khi thưởng thức trà sữa. Nói cách khác, Topping làm gia tăng hương vị của món trà sữa.
2. Các loại Topping trà sữa phổ biến
Là một người yêu thích trà sữa, hẳn bạn cũng không xa lạ gì với các loại Topping như trân châu đen, trân châu trắng, hay các loại thạch dừa, thạch phô mai, pudding trứng… Dưới đây là các loại Topping phổ biến, được nhiều khách hàng yêu thích.
2.1. Trân châu
Đây chính là loại Topping “thần sầu” của mỗi cốc trà sữa. Trân châu là loại Topping truyền thống, như một anh em song sinh với món trà sữa trứ danh. Trân châu có nhiều loại và nhiều hình dạng khác nhau như hạt tròn (trân châu đen, trân châu trắng, trân châu hoàng kim) hay dạng sợi (trân châu sợi, sợi Q dừa).
Trân châu có thành phần chính là bột sắn hoặc bột năng. Sau này, từ công thức làm trân châu truyền thống, nhân viên pha chế Barista sáng tạo ra nhiều loại trân châu khác có hương vị mới lạ như trân châu phô mai, trân châu khoai dẻo, trân châu cafe, trân châu thanh long, trân châu hoa quả, trân châu đường đen…
Đọc thêm: Cách làm trân châu dẻo dai, ngon như tiệm bằng bột năng đơn giản
2.2. Pudding
Pudding cũng là một loại Topping phổ biến và được nhiều khách hàng yêu thích. Thạch Pudding mềm mịn, tan từ từ trong miệng. Có nhiều loại pudding như pudding trứng, pudding trà xanh, pudding đậu đỏ, pudding socola.
2.3. Thạch củ năng
Thạch củ năng là một loại Topping khá nổi tiếng ở món trà sen vàng của Highlands Coffee. Món Topping này được làm từ củ năng được cắt hạt lựu, bên ngoài là lớp bột năng dẻo dai. Thạch củ năng có thể làm thành nhiều màu khác nhau như hồng, xanh, vàng, xanh dương nhờ chế thêm các loại syrup có màu.
2.4. Thạch dừa
Thạch dừa giòn giòn, thơm béo vị dừa có thể dùng làm Topping cho bất kì món trà sữa nào vì hương vị của nó không làm ảnh hưởng mùi vị của đồ uống. Ngoài thạch dừa tươi được đóng gói sẵn, quán có thể sử dụng thạch dừa khô hoặc thạch sợi dừa.
2.5. Hạt thủy tinh
Hạt thủy tinh hay Popball có hình dạng hạt tròn giống trân châu nhưng hương vị lại hoàn toàn khác. Loại Topping trà sữa này có lớp vỏ mỏng, khi cắn sẽ có nước có vị như cafe, ca cao, cam, đào, xoài chảy ra. Ngoài trà sữa, hạt thủy tinh được sử dụng nhiều trong các món sữa chua trân châu để gia tăng hương vị cho sữa chua truyền thống.
2.6. Bánh mô chi
Bánh mochi là một món Topping trà sữa mới lạ, mới xuất hiện gần đây. Topping bánh mochi được phủ lên lớp trên cùng của cốc trà sữa. Mochi dẻo dai kết hợp cùng kem sữa béo ngậy giúp ly trà sữa trở nên thật đặc biệt.
2.7. Kem cheese
Kem Cheese hay còn gọi là kem mặn/ kem phô mai cũng là một loại Topping trà sữa đắt khách. Khác với các loại Topping trà sữa dai giòn bên trên, kem cheese là một lớp kem sữa phô mai béo ngậy được phủ lên trên cốc trà sữa. Khách hàng có thể dùng thìa thưởng thức lớp kem cheese bên trên hoặc hòa tan kem cheese với trà sữa và thưởng thức.
2.8. Kem trứng
Gần đây, trà sữa kem trứng hay trà sữa kem trứng nướng đang nổi lên như một hiện tượng. Lớp kem trứng sánh mịn có màu vàng tươi, thơm nức, vị ngọt béo và tuyệt đối không hề có vị tanh của trứng. Nếu dùng đèn khò nướng lớp kem trứng phía trên, lớp kem bề mặt sẽ chuyển sang màu hơi nâu do đường cháy và có mùi caramel đặc trưng.
3. Cách bảo quản Topping các loại thạch trà sữa
Do không sử dụng chất bảo quản nên các loại Topping trà sữa cũng rất dễ hỏng nếu không bảo quản đúng. Để bảo quản trân châu, khi luộc nên luộc chín kĩ, để ráo và bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và để vào ngăn mát tủ lạnh. Trân châu đã nấu có thể sử dụng trong 1 đến 2 ngày, nếu để lâu hơn hạt trân châu sẽ bị “lại gạo”, ăn rất khô, cứng. Các loại thạch rau câu, thạch dừa có thể để được 3 - 4 ngày.
Nếu quán sử dụng các loại trân châu sống đóng túi, hạt trân châu sống để được rất lâu và quán có thể luộc ít một để sử dụng. Sau khi bóc bao bì, bạn nên buộc kín miệng túi và để ở nơi khô ráo.
4. Topping trà sữa mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có bán sẵn các nguyên liệu Topping trà sữa đóng túi, quán có thể mua về và chế biến rất nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Chủ quán có thể ghé các siêu thị về nguyên liệu pha chế như Bee mart, Dvp market hay TNT Drink… để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, không nên mua các loại Topping trôi nổi trên thị trường.
Dưới đây là giá một số loại Topping để quán tham khảo:
Loại Topping | Giá bán |
Trân châu đen 2kg | 55000đ |
Trân châu caramel 2kg | 165.000đ |
Trân châu trắng 2kg | 160.000đ |
Bột rau câu | 10.000 - 20.000đ/ gói |
Bột năng 400g | 15.000đ |
Khuôn silicon làm thạch | 32.000 - 60.000đ |
5. Quản lý tồn kho Topping
Topping đa dạng chủng loại, vậy làm sao để quản lý tồn kho nguyên liệu? Phần mềm quản lý quán trà sữa Sapo FnB sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Sử dụng Sapo FnB, quán có thể:
- Quản lý tồn kho nhiều loại Topping khác nhau như trân châu, thạch, pudding
- Định lượng nguyên liệu Topping bán ra khi làm 1 cốc trà sữa
- Tự động trừ kho nguyên liệu Topping khi đơn hàng bán ra hoàn tất
- Kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu trên phần mềm, dễ dàng theo dõi mà không cần kiểm đếm thủ công
- Quản lý Topping theo nhiều đơn vị quy đổi như túi, gram
- Cảnh báo khi nguyên vật liệu dưới định mức để chủ quán chủ động nhập hàng mới, tránh tình trạng khách gọi nhưng hết món
Ngoài ra, phần mềm còn giúp nhân viên thu ngân thêm topping vào order dễ dàng mà không cần ghi chép, giúp order được thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn.
Chủ quán có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm quản lý quán trà sữa ngay dưới đây để trải nghiệm những tính năng quản lý Topping ưu việt.
Thông qua bài viết trên đây, chắc bạn đã hiểu được Topping là gì và các loại Topping trà sữa phổ biến. Dưới đây là một số các bài viết về mở quán trà sữa, nếu đang kinh doanh quán trà sữa, bạn hãy tham khảo ngay nhé: