Việc lựa chọn kênh kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với thành bại trong kinh doanh. Đầu tư tràn lan đủ các kênh hay đánh vào 1 kênh bạn ưa thích chưa chắc đã mang lại hiệu quả, thậm chí còn tốn kém công sức và chi phí. Điều quan trọng hơn hết là lựa chọn kênh kinh doanh phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và đặc biệt, ở đó có những khách hàng mục tiêu của bạn.
Tiện lợi nhất để giảm thiểu chi phí và công sức đấy là sử dụng 1 nền tảng bán hàng online mà ở đó cho phép bạn tích hợp được nhiều kênh bán hàng khác nhau. Bạn nghĩ sao về một website vừa bán được hàng trên wesite lại có thể tích hợp được với các kênh bán hàng khác như mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử hay bán trên 1 website khác… Tất cả sẽ được thống nhất về 1 mối cả về việc đăng sản phẩm, bán hàng và quản lý giúp tiết kiệm thời gian tối đa cho bạn.
1. Sàn thương mại điện tử
Sàn TMĐT là 1 lựa chọn khá tối ưu dành cho tất cả các shop bán hàng, đặc biệt là những shop chưa tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng cũng như là hạn hẹp về kinh phí vận hành, quảng cáo. Hầu hết các shop đã bắt đầu chú trọng hơn vào bán hàng online nhưng có thể là do thiếu kinh nghiệm hay hạn chế về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nên sản phẩm đăng trên website nhưng vẫn không bán được hàng. Website cần đóng vai trò là nền tảng còn sàn TMĐT nên được coi như một kênh tiếp thị để giới thiệu các mặt hàng, sản phẩm đến người mua giúp các shop tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu.
Ở Việt Nam, có không ít sàn giao dịch, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng cho các chủ shop ví dụ như Lazada, Sendo, Adayroi, Tiki... Hầu hết để tạo gian hàng trên các sàn giao dịch, bạn không mất tiền chi trả ban đầu. Quan trọng bạn cần phải cam kết về chất lượng sản phẩm và một số điều khoản trong quy trình bán hàng. Về hiệu quả của sàn giao dịch thương mại và cách để tận dụng những hiệu quả đó, bạn xem thêm chi tiết trong bài viết Nên bán hàng trên Lazada, Sendo, Adayroi hay Tiki? Đây sẽ là câu trả lời cho bạn.
Đặc biệt, với 1 website trên nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo, việc tích hợp các kênh bán hàng sàn TMĐT vào website giúp bạn quản lý hiệu quả hơn gấp nhiều lần, ví dụ tất cả sản phẩm lên website có thể đồng bộ lên sàn TMĐT nhanh chóng, không phải đăng đi đăng lại, mọi đơn hàng từ sàn tự động chuyển về quản trị đơn hàng trên website. Bạn chỉ cần ở 1 nơi mà có thể quản lý đơn hàng, thông tin khách hàng ở nhiều nơi một lúc. Dù bán hàng trên 1 sàn hay 10 sàn cũng chỉ cần quản lý tập trung 1 chỗ duy nhất.
2. Mạng xã hội
Kinh doanh trên mạng xã hội nay đã trở nên quá quen thuộc với người kinh doanh cũng như người tiêu dùng. Từ sự kết nối không giới hạn, cập nhật nhanh chóng, các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Zalo… đang là kênh bán hàng mang lại nhiều doanh thu.
Xem thêm: 20+ cách tăng follower Instagram miễn phí và đơn giản nhất
Tuy nhiên, vì miễn phí và tiếp cận với khách hàng dễ dàng nên cạnh tranh trên các trang mạng xã hội là rất lớn. Cũng tương tự như sàn TMĐT, với những kênh khác nhau, các chủ shop phải mất quá nhiều thời gian, công sức để quản trị, bán hàng. Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn khi chúng được tích hợp trực tiếp vào website, chỉ vài click, bạn có thể đồng bộ hóa, khiến tất cả các kênh đều được quản lý hợp nhất.
Trên nền tảng website Sapo, tất cả sản phẩm, đơn hàng có thể dễ dàng kết nối và đồng bộ lên Facebook, Zalo bằng cách tích hợp các kênh bán hàng trên mạng xã hội. Nếu không có website, với phần mềm quản lý fanpage F-page của Sapo, bạn vẫn có thể kết nối đến 10 fanpage cùng 1 lúc, bạn sẽ nhận được tất cả các thông báo và phân loại rõ ràng từng bình luận, tin nhắn đã đọc, chưa đọc. Chỉ cần click và dễ dàng trả lời mà ko bị sót đơn hàng hay bất cứ cơ hội bán hàng nào. Không những thế, các chủ shop còn hoàn toàn có thể tạo đơn hàng trực tiếp, quản lý giao hàng từ những bình luận, tin nhắn và quản lý thông tin, nhóm khách hàng khoa học giúp tiết kiệm tối đa thời gian đồng thời cài đặt ẩn những đơn đặt hàng trên bình luận.
3. Bán hàng tại cửa hàng (POS)
O2O (Online to Offline) đang là xu hướng bán hàng hiệu quả hiện nay, vì vậy bán hàng online và bán hàng tại cửa hàng nên được tích hợp và thống nhất với nhau. Bạn có thể bán nhiều nơi nhưng chỉ cần quản lý 1 nơi để dễ dàng theo dõi và tiết kiệm thời gian, công sức hơn. Một phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn làm được điều đó, quản lý hàng đã bán, hàng tồn kho, dữ liệu khách hàng sẽ được tự động đồng bộ hóa từ online đến offline.
Hiện nay, phần mềm quản lý bán hàng Sapo là lựa chọn của nhiều chủ shop bởi uy tín và các tính năng phần mềm mang lại đáp ứng hơn cả những kỳ vọng của người bán hàng.
Bán hàng đa kênh omnichannel đang là xu hướng và đây là 3 kênh bán hàng bạn không thể bỏ qua nếu muốn phát triển kinh doanh, ở đâu có khách hàng là ở đó có chúng ta. Tuy nhiên, dù bán hàng ở đâu đi chăng nữa thì vẫn cần có một website làm đầu mối để quản lý và đưa sản phẩm đi tiếp thị ở mọi nơi. Bạn chưa có website hay website của bạn không thể quản lý bán hàng đa kênh? Bắt đầu ngay từ hôm nay vẫn chưa muộn để đón đầu xu hướng bán hàng đa kênh omnichannel nhé!