Theo bạn, trong kinh doanh, điều gì là quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp? Đó là nguồn vốn, đội ngũ nhân sự, sản phẩm, hay yếu tố nào khác?
Nếu như bạn là một người đã và đang trong quá trình vận hành một mô hình kinh doanh thì chắc hẳn có thể biết đến giá trị của việc có được một thương hiệu mạnh. Với một thương hiệu mạnh, bạn có thể điều khiển mức giá bán cao hơn; tìm kiếm khách hàng dễ dàng hơn; tỷ lệ chiến thắng cao hơn; tuyển dụng nhân sự hiệu quả hơn; có lợi thế cạnh tranh hơn trong các thương vụ đấu thầu;…
Liệu có ai lại không muốn có được những lợi thế tuyệt vời đó? Nhưng, câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào để bạn có thể xây dựng cho doanh nghiệp của mình một thương hiệu dẫn đầu?
Khi đó, vai trò của các công cụ giúp xây dựng thương hiệu sẽ bộc phát được vai trò tích cực của chúng. Công cụ xây dựng thương hiệu là một kỹ thuật giúp bạn xây dựng và hoàn thiện danh tiếng của công ty hoặc gia tăng khả năng ảnh hưởng của danh tiếng đó.
Sau đây hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu xem những công cụ xây dựng thương hiệu hàng đầu cho một công ty chuyên nghiệp nhé!
1. Viết một cuốn sách
Theo nghiên cứu thì viết sách là một trong những cách tốt nhất để xây dựng uy tín, thương hiệu và gia tăng khả năng hiển thị chuyên môn của bạn. Đối với cá nhân là vậy, và các doanh nghiệp cũng không phải là ngoại lệ.
Nhưng lưu ý rằng những cuốn sách mà doanh nghiệp viết cần được hướng đến mục tiêu là khách hàng, bàn về các chủ đề phức tạp theo một cách dễ hiểu và giúp họ giải quyết vấn đề của mình.
2. Xuất video
Càng ngày, con người càng lười đọc hơn. Họ luôn cảm thấy ngại khi nhìn những văn bản dài dòng và luôn muốn nhận được thông tin theo cách thức nhanh chóng, đơn giản và thú vị nhất. Video chính là công cụ giúp bạn mang đến cho khách hàng của mình những trải nghiệm như mong muốn.
Thay vì bỏ ngân sách ra để sản xuất một tập tài liệu ấn tượng nhưng ít người đọc, bạn có thể dùng số tiền đó để làm một đoạn video đáng nhớ kể câu chuyện về công ty, chứng minh nó như một thương hiệu hàng đầu. Sự thay đổi này sẽ giúp bạn định vị thương hiệu rõ ràng và hiệu quả hơn.
3. Phát triển một trang blog chuyên về lĩnh vực kinh doanh
Blog là một nền tảng cực kỳ đơn giản, nơi mà bạn có thể cung cấp thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích cho tập khách hàng của mình, đồng thời là một công cụ hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu một cách bền vững và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
Do đó, hãy chắc chắn rằng trang blog của bạn chứa một cái gì đó mà khách hàng tiềm năng và các đối tượng liên quan khác muốn đọc mỗi ngày. Hãy bắt đầu phát triển bằng cách xác định một chiến lược viết blog rõ ràng, hướng đến trải nghiệm của tập độc giả mục tiêu.
Mặt khác, bạn nên xuất bản nội dung blog thường xuyên và cung cấp cho nó một số tính năng nổi bật, biến trang blog giống như một trang tạp chí trực tuyến với các chủ đề cuốn hút khiến người đọc muốn chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp của mình.
Một trang blog chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp củng cố “bộ mặt” trực tuyến của mình, thu hút một lượng truy cập lớn đến trang web bán hàng, nâng cao thứ hạng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm,… Do đó, đừng bao giờ ngần ngại việc phát triển một trang blog nhé!
4. Xuất bản một bản tin kinh doanh cuốn hút
Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp sở hữu một trang blog, khi đó, bạn nên tập trung vào một bản tin thay thế. Bản tin mang tính chất truyền thống hơn so với một trang blog, nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp những thông tin mà độc giả không thể tìm thấy dễ dàng ở một nơi khác.
5. Tổ chức/tham gia hội nghị chuyên về lĩnh vực kinh doanh
Tổ chức hoặc tham gia vào các hội nghị chuyên về lĩnh vực kinh doanh là một cách thức tốt để các doanh nghiệp có thể chứng minh và xây dựng thương hiệu vững mạnh, đặc biệt là khi được phát biểu và tham gia tài trợ.
Để đạt được hiệu quả tối ưu trong công cụ này, tốt nhất là doanh nghiệp của bạn nên tự tổ chức các hội thảo riêng và truyền thông nó đến đông đảo khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Khi hội thảo càng phát triển, càng có tiếng và được nhiều người biết đến thì sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp sẽ càng lớn.
6. Tiến hành một dự án nghiên cứu đột phá
Hãy thử xem xem trong ngành công nghiệp mà doanh nghiệp đang hoạt động, có vấn đề gì còn chưa được giải quyết và trở thành nỗi niềm trăn trở của nhiều người. Sau đó, thực hiện một nghiên cứu mang tính đột phá để giúp họ hiểu rõ hơn về vấn đề, đồng thời thì bạn cũng sẽ củng cố mạnh mẽ thương hiệu của doanh nghiệp mình.
7. Khởi xướng một chương trình giải thưởng
Người tiêu dùng ngày nay không bao giờ muốn “hy sinh” cho doanh nghiệp nếu như không được nhận lại bất cứ lợi ích gì. Do đó, để họ trung thành hơn với thương hiệu của bạn, hãy khởi xướng các chương trình giải thưởng và kích thích “lòng tham” của khách hàng.
8. Nuôi dưỡng các chuyên gia
Có thể nói hầu hết doanh nghiệp nào cũng đều có một số chuyên gia tài giỏi trong hàng ngũ của mình. Hãy tận dụng điều đó để gia tăng sức mạnh thương hiệu bằng cách nuôi dưỡng các chuyên gia và đầu tư phát triển thương hiệu cá nhân của họ trong cộng đồng, chẳng hạn như cho xuất bản sách, các ấn phẩm chuyên môn, tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận, hội thảo,…
Khi các cá nhân xuất sắc trong doanh nghiệp được nhiều người biết đến thì đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn cũng gia tăng được khả năng hiển thị và định vị trong tâm trí khách hàng. Đây là chiến lược phát triển thương hiệu của tất cả các doanh nghiệp lớn trên thế giới hiện nay.
Trên thực tế, mỗi một công cụ xây dựng thương hiệu có thể có những tác động khác nhau trong việc giúp bạn củng cố vị trí vững chắc của mình, nâng cao uy tín và gia tăng khả năng hiển thị trên thương trường.
Mặc dù có một số kỹ thuật đòi hỏi tốn nhiều thời gian và ngân sách đầu tư nhưng bạn sẽ thực sự bất ngờ trước hiệu quả đáng kể của chúng. Và đó là những gì mà các thương hiệu hàng đầu thế giới đều làm.