Thương mại điện tử Việt Nam và những vấn đề trở ngại

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn thì đây được coi là lối thoát của nhiều doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, cũng vì “chân ướt chân ráo” mới bước vào lĩnh vực này nên không thể tránh khỏi những vướng mắc vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề trở ngại của thương mại điện tử Việt Nam để cùng tìm cách khắc phục.

thuong mai dien tu viet 1

1. An ninh mạng – trở ngại lớn nhất

An ninh mạng không đơn thuần chỉ là vấn đề của Việt Nam mà nó cũng là lo lắng chung của thương mại điện tử trên thế giới. Người Châu Á là những người mua sắm trực tuyến tích cực nhất trên toàn cầu, tuy nhiên, cũng tại khu vực này, sự lo ngại về an toàn thông tin tín dụng điện tử vẫn còn ở mức cao.

Nguyên nhân xuất phát từ việc các trang web điện tử lớn liên tục bị tấn công khiến tài khoản của khách hàng bị đánh cắp, câu chuyện eBay là một ví dụ - Website mua bán trực tuyến này bị lỗ hổng dữ liệu lớn và cơ sở dữ liệu bị tấn công làm ảnh hưởng đến 145 triệu thành viên đăng ký trên thế giới.

Cũng tương tự như vậy, ClamCase – nhà sản xuất bàn phím và vỏ bảo vệ cho iPad cũng vừa thông báo khách hàng rằng những kẻ xâm nhập chưa rõ danh tính đã lấy được quyền truy cập cá nhân của họ, cũng như chi tiết các quá trình thanh toán.

Không những thế, một lỗ hổng nguy hiểm khác liên quan đến WordPress đang là vấn đề lớn đối với người tiêu dùng, đặc biệt là ở Việt Nam vì có gần 1.000 người sử dụng ứng dụng này và đang đối mặt với vấn đề bảo mật dữ liệu. Đáng lo ngại hơn nữa bởi việc an ninh mạng vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt thực sự quan tâm đúng mức.

2. Chưa đáp ứng được tốc độ phát triển

Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, dịch vụ internet, kết nối 3G và các thiết bị di động thì hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng trong thương mại điện tử Việt Nam vẫn chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển.

Thị trường hiện nay đang phát triển rất sôi động với nhiều hình thái như B2B, B2C, C2C, thương mại di động… tuy nhiên, để đảm bảo mua hàng trên mạng và đảm bảo lòng tin của người tiêu dùng, chúng ta còn rất nhiều vấn đề phải bàn.

Thương mại điện tử là lĩnh vực mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đặc biệt là internet nhưng vì hệ thống cơ sở thông tin chưa đồng bộ nên đôi khi người tiêu dùng lại bị thiệt hại và mất niềm tin vào lĩnh vực này.

Muốn nâng cao được hiệu quả của thương mại điện tử, Việt Nam cần phải hoàn thiện hệ thống thanh toán online, hoàn thiện dịch vụ logicstic đồng thời phát triển những giải pháp ứng dụng phù hợp với các doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo dựng niềm tin khách hàng.

thuong mai dien tu viet nam

3. Còn tắc ở khâu thanh toán trực tuyến

Thanh toán trực tuyến rất quan trọng trong thương mại điện tử, quyết định sự lớn mạnh của loại hình thương mại này. Thế nhưng hiện nay, hoạt động mua bán trực tuyến nói chung và thanh toán online nói riêng ở Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại khó khăn do tâm lý thiếu tin tưởng của người tiêu dùng.

Theo thống kê, năm 2013 tại Việt Nam có hơn 72 triệu thẻ ATM được phát hành nhưng trên thực tế. tỷ lệ thanh toán trực tuyến bằng thẻ lại chỉ chiếm 19% trong tổng số thẻ nói trên.

Thương mại điện tử Việt Nam thực sự tắc ở khâu thanh toán online. Cũng bởi vì cơ sở hạ tầngdùng để thanh toán thẻ còn nhiều hạn chế và rủi ro. Người dân ngại dùng thẻ vì an tâm về chất lượng hàng hóa online do đã quen với cách nhìn tận mắt, sờ tận tay trước khi mua về. Cảm giác sợ bị lừa, thông tin không đầy đủ hoặc có nhiều rủi ro khi thanh toán online.

4. Người tiêu dùng Việt “lạc mất” niềm tin với thương mại điện tử

Có thể nhận định rằng người tiêu dùng Việt đang “lạc mất” niềm tin với thương mại điện tử là hoàn toàn phù hợp trong thời điểm hiện nay.

Kể từ khi hình thức thương mại trực tuyến phát triển, đi kèm những tiện lợi mà nó mang lại thì không kém những bất cập. Không chỉ khó khăn cho người mua hàng khi xem xét, lựa chọn sản phẩm trước khi mua, điều khiến nhiều người e sợ hình thức này là vì khả năng bị lợi dụng lừa đảo rất cao.

Chiêu lừa đảo phổ biến nhất là việc yêu cầu người mua hàng chuyển tiền trước rồi mới nhận hàng sau để lấy tiền của khách hàng. Tinh vi hơn nữa là kiểu lừa đảo “hai mang”, lợi dụng các shop bán hàng thật để chiếm đoạt tài sản, mạo danh khách đặt hàng đến cửa hàng nhận đồ và biến mất… và còn muôn kiểu lừa đảo khác nữa đang diễn ra khiến người mua ngày càng cảnh giác và giảm niềm tin với hình thức bán hàng online nói riêng, từ đó lan rộng ra với thương mại điện tử.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM