Quản trị website là công việc vô cùng quan trọng, quyết định rất nhiều đến hiệu quả bán hàng và độ nhận diện thương hiệu. Nếu bạn chuẩn bị thiết kế web, tìm hiểu về quản trị website là điều bắt buộc nếu như không muốn lãng phí kênh bán hàng tiềm năng này.
1. Quản trị website là gì?
1.1 Khái niệm quản trị website
Quản trị website là tổng hợp rất nhiều hạng mục công việc nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống, thúc đẩy sự phát triển của kênh website online. Ví dụ: Cải thiện tốc độ tải trang, điều chỉnh các thông điệp bán hàng…. Các công việc nằm trong mục quản trị website phải được thực hiện thường xuyên, đòi hỏi các webmaster phải liên tục theo dõi trang web của mình.
1.2 Những việc trong quản trị website
Khi bạn quản trị website, bạn sẽ thực hiện những công việc sau đây:
- Kiểm tra và tối ưu tốc độ tải trang
- Quản lý giao diện trang web
- Quản lý và gia hạn tên miền
- Cài đặt các add on cần thiết cho trang web
- Duy trì server
- Quản lý và điều chỉnh nội dung khi cần thiết
- Đảm bảo tính bảo mật cho website
- Quản lý và sửa code khi cần thiết
- Thường xuyên theo dõi traffic
- Lên kế hoạch nội dung thường xuyên
- Bảo trì website
- Hỗ trợ SEO
- Điều chỉnh các yếu tố cần thiết để gia tăng trải nghiệm
Việc nắm chắc kỹ thuật quản trị website tác động 1 phần không nhỏ đến hiệu quả trang web, từ mặt doanh số, trải nghiệm, cho đến các chỉ số quan trọng của website. Trong 1 vài bộ máy, những người phụ trách quản trị website có mạng lưới làm việc rất rộng, từ phòng kinh doanh, cho đến các bên chính sách, phát triển sản phẩm, để xác nhận mọi thông tin đã hoặc sắp được update trên website. Và đó là lý do, quản trị website là việc làm quan trọng, không thể thiếu sau khi sở hữu thiết kế website.
2. Lợi ích của việc quản trị website
Dưới đây là một trong những lợi ích mà quản trị website đem đến cho cửa hàng/ doanh nghiệp của bạn.
2.1 Không bị mất thông tin
Trong hạng mục quản trị website, bảo trì và bảo mật website là một trong những công việc hàng đầu. Vì bạn cần hiểu rằng, chỉ cần xuất hiện 1 lỗ hổng bảo mật trên website, có thể đe dọa đến việc thông tin khách hàng bị lộ, trang web có thể bị kiểm soát bởi những kẻ xấu.
Vậy nên, nếu bạn quản trị website thường xuyên, bạn sẽ kịp thời khắc phục lỗ hổng bảo mật, hạn chế tối đa việc bị tấn công bởi các hacker, các thông tin quan trọng không bị rò rỉ ra ngoài. Tất cả các thông tin cần thiết sẽ được liên tục sao lưu và có thể khôi phục khi cần thiết.
2.2 Tăng thứ hạng trên Google
Những nhà quản trị website là người hiểu rõ nhất kênh của mình đang có gì, và Google cần gì. Vậy nên, không có gì khó hiểu khi bạn quản lý website một cách hệ thống, bài bản, trang web sẽ dễ dàng có được thứ hạng tốt tại trang SERPs.
Đặc biệt, bạn chỉ cần chú trọng quản lý nội dung, update liên tục và cung cấp đúng - đủ những thông tin mà khách hàng cần tức là bạn đã có thêm cơ hội để ghi điểm trong mắt các công cụ tìm kiếm.
2.3 Nâng cao nhận diện thương hiệu
Điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn là thương hiệu của mình càng được biết đến rộng rãi càng tốt. Vậy nên, cách nhanh chóng và tin cậy nhất chính là tận dụng website.
Khi một khách hàng cảm thấy những nội dung bạn chia sẻ đủ uy tín và tin cậy, họ sẽ trở thành 1 trong những nhà quảng bá thương hiệu tốt nhất cho bạn. Và để làm được điều này, bạn sẽ cần phải lên các kế hoạch quản trị website nghiêm túc và tối ưu nhất. Như vậy, bạn vừa giữ chân được khách hàng cũ, vừa gia tăng được lượng khách hàng mới, độ nhận diện thương hiệu ngày càng được cải thiện.
3. Công cụ hỗ trợ quản trị website
Để quản trị website hiệu quả, bên cạnh các kỹ năng cần phải trang bị như kỹ năng tối ưu, kỹ năng viết, khả năng ứng biến nhanh, thì kết hợp sử dụng các công cụ là yêu cần phải có khi quản trị web. Vậy, những công cụ đó là gì?
3.1 Google Analytics
Là một trong những công cụ không thể thiếu khi quản trị website. Sử dụng Google Analytics, bạn có thể theo dõi được tất cả những chỉ số, tình hình website cũng như luồng hành vi của khách hàng… Từ đó có thể lên những kế hoạch tối ưu trang web phù hợp.
Hiện nay, tại trang quản trị mà các đơn vị thiết kế web bán hàng phát triển, đã tích hợp báo cáo Google Analytics ngay tại hệ thống để quản trị viên dễ dàng nắm bắt những chỉ số phát triển. Điều này giúp việc quản lý và tối ưu trang web diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn.
3.2 Google Search Console
Ngoài Google Analytics, thì Google Search Console cũng là công cụ mà các quản trị cần tìm hiểu. Công cụ này cho phép bạn kiểm tra tình trạng index, các từ khóa nào đang lên, lỗi Google bot….
Cũng nhờ vào Google Search Console, bạn có thể nhìn được tổng thể bức tranh SEO, khắc phục những lỗi mà trang web đang mắc phải, cải thiện tốc độ tải trang và điều chỉnh các bài viết tiềm năng.
Quản trị website là hạng mục công việc quan trọng mà bạn nhất định không được bỏ qua sau khi sở hữu thiết kế website. Việc quản trị website diễn ra càng logic, thường xuyên, trang web của bạn sẽ ngày càng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi các bài viết trên blog Sapo.vn nhé.