Chuỗi cung ứng là gì? Cách quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Chuỗi cung ứng được biết đến như một hệ thống đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy trên thực tế chuỗi cung ứng là gì và làm thế nào để quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng hay supply chain là gì? Khái niệm này được hiểu như một hệ thống tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến người tiêu dùng. Ngoài ra chuỗi cung ứng còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ cũng như khách hàng. 

chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng của một công ty sẽ bao gồm các phòng ban trong công ty như phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng hậu cần, phòng dịch vụ khách hàng,... Các phòng ban này thường sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau để cùng đi đến một mục đích là đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. 

Các thành phần của chuỗi cung ứng:

  • Nhà cung cấp nguyên liệu thô
  • Nhà sản xuất
  • Nhà phân phối
  • Đại lý bán lẻ
  • Khách hàng

2. Vai trò của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, một sản phẩm để đến được tay người tiêu dùng cần trải qua rất nhiều quá trình: mua nguyên liệu thô, làm ra sản phẩm từ nguyên liệu thô, đóng gói sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến công ty, nhà phân phối, nhà bán lẻ,...sau đó mới đến được tay người tiêu dùng. 

Những quá trình này đều nằm trong chuỗi cung ứng. Do đó, chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Một công ty bán được nhiều sản phẩm, doanh thu luôn đảm bảo tăng cũng đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng của công ty đó đạt hiệu quả cao. 

3. Sơ đồ mô hình chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp

Mỗi loại hình, ngành kinh doanh sẽ có chuỗi cung ứng riêng, không nhất thiết tất cả ngành hàng phải giống nhau. Ví dụ, đối với ngành sữa, mô hình chuỗi cung ứng sẽ như sau:

mô hình chuỗi cung ứng

Có thể hình dung 1 cách bao quát rằng việc đầu tiên mà họ cần làm để mỗi sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng chính là tìm nguyên liệu từ các nông trại chuyên nuôi bò sữa hoặc từ nguồn nhập khẩu ở quốc gia khác. 

Nguyên liệu sau khi được thu mua sẽ được đưa vào nhà máy sản xuất với mức kinh phí phù hợp dự toán ban đầu. Nhà máy sẽ hoàn thành sản phẩm sửa qua các khâu sản xuất. 

Để sản phẩm được nhiều người biết đến, bộ phận Marketing cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất cũng như vận chuyển để đảm bảo khi thấy được nhu cầu khách hàng thì cung sẽ đủ cầu và các sản phẩm sữa sẽ đến đúng tay người tiêu dùng đúng cách, đúng thời điểm để tạo uy tín và thương hiệu. 

4. Các loại chuỗi cung ứng

Mô hình dòng chảy liên tục:

Mô hình truyền thống này hoạt động khá hiệu quả đối với các công ty sản xuất một sản phẩm và có ít sự thay đổi. Các loại sản phẩm này cần có nhu cầu cao cũng như ít phải thiết kế lại.

Sự thiếu biến động cũng đồng nghĩa với việc nhà quản lý có thể hợp lý hóa thời gian sản xuất và kiểm soát chặt hàng tồn kho. Đối với mô hình dòng chảy liên tục, nhà quản lý cần liên tục bổ sung các nguyên liệu thô để có thể ngăn chặn được tình trạng tắc nghẽn sản xuất. 

chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh:

Mô hình này hoạt động tốt nhất ở các công ty bán sản phẩm dựa trên xu hướng có thể bị giới hạn về thời gian. Doanh nghiệp sử dụng mô hình này cần nhanh chóng đưa các sản phẩm của mình ra thị trường và tận dụng xu hướng đang thịnh hành.

Họ cần nhanh chóng chuyển các ý tưởng sang nguyên mẫu để sản xuất cho người tiêu dùng. Thời trang nhanh được xem là một ví dụ điển hình về ngành sử dụng mô hình chuỗi cung ứng này.

Mô hình linh hoạt:

Các công ty sản xuất hàng hóa theo mua hay ngày lễ thường sử dụng mô hình linh hoạt. Những công ty này sẽ trải qua sự gia tăng nhu cầu cao đối với các sản phẩm của họ. Sau đó, thời gian dài nhu cầu ít hoặc không có.

Mô hình linh hoạt sẽ đảm bảo họ có thể chuẩn bị nhanh để bắt đầu sản xuất và ngừng hoạt động hiệu quả ngay cả khi nhu cầu giảm dần. Để thêm lợi nhuận, bản thân họ cần phải dự báo chính xác nguyên vật liệu, hàng tồn kho cũng như chi phí lao động. 

5. Các bước hoạt động trong chuỗi cung ứng

  • Lập kế hoạch kiểm kê và quy trình sản xuất để đảm bảo cung và cầu được cân bằng đầy đủ
  • Sản xuất hoặc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng
  • Lắp ráp các bộ phận và kiểm tra sản phẩm
  • Đóng gói sản phẩm để vận chuyển
  • Vận chuyển và giao thành phẩm cho nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng
  • Cung cấp hỗ trợ dịch vụ khách hàng cho các mặt hàng bị trả lại

6. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng

Phân tích hiệu suất của nhà cung cấp: Hiệu suất của mỗi nhà cung cấp có thể được phân tích dựạ trên một số yếu tố như chi phí thanh toán, thời gian giao hàng, chất lượng của các sản phẩm họ bán, thời gian thanh toán tiền,…

Kiểm soát hàng tồn kho: Bạn cần quan tâm đến cả chỉ số hiện tại và chỉ số trong lịch sử: mức hàng tồn kho, thời gian lưu kho, thời gian xuất kho,.. kiểm soát được các chỉ số trên giúp bạn đưa ra các quyết định chính xác trong việc quản lý kho hàng.

Dự báo nhu cầu: Một số sản phẩm cần phải di chuyển nhanh, thậm chí sản phẩm chưa kịp đưa vào kho thì đã phải làm thủ tục xuất kho. Sử dụng một số yếu tố như các số liệu bán hàng, các chỉ số kinh tế cơ bản, điều kiện môi trường,…Nếu bạn có những số liệu này, nó góp phần đáng kể trong việc cải thiện mối quan hệ giữa những nhà bán lẻ với các nhà cung cấp.

7. Cách quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý, quản trị chuỗi cung ứng đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng để vừa đảm bảo được hiệu quả vận hành, vừa đảm bảo được khả năng tiêu thụ sản phẩm một cách tốt nhất. 

Có 7 nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng mà mọi nhà kinh doanh đều cần nên biết đó là:

1. Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu

Việc phân khúc khách hàng theo nhu cầu là yếu tố vô cùng quan trọng do không phải mọi khách hàng đều có khả năng hay nhu cầu chi trả như nhau. Tuy nhiên, việc phân khúc khách hàng theo nhu cầu đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng và phân tích khả năng sinh lời của từng phân khúc, tính toán chi phí, lợi ích hay thậm chí là các dịch vụ chuyên biệt để phụ vụ hiệu quả cho từng phân khác khách hàng. 

chuỗi cung ứng

2. Cá biệt hóa mạng lưới Logistics

Theo nguyên tắc này, việc tùy chỉnh mạng lưới Logistics hiệu quả sẽ giúp bạn có thể đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ cũng như những mục tiêu lợi nhuận. Khi này doanh nghiệp cần phải hoàn thiện quy trình xử lý hoàn chỉnh đơn hàng từ lúc tiếp nhận yêu cầu khách hàng cho tới khi thu tiền. 

Xem thêm: Logistics là gì? Tất tần tật thông tin từ A đến Z về ngành logistics

3. Hãy lắng nghe các dấu hiệu của thị trường

Nguyên tắc này sẽ giúp chủ kinh doanh có thể lên kế hoạch hoạt động một cách phù hợp hơn. Để việc quản lý đạt được hiệu quả thì các bên tham gia cần phải quan sát cũng như cập nhật các thông tin, phân tích và đưa ra các dự báo về nhu cầu của thị trường nhằm điều chỉnh và giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm tàng.

Đây cũng là cơ sở để hạn chế tối đa nguy cơ hết hàng, cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời. Việc chia sẻ thông tin giữa các nhà sản xuất, phân phối và nhà cung cấp là yếu tố rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều chỉnh. 

4. Khác biệt hóa sản phẩm để đến gần hơn với khách hàng

Các nhà sản xuất cần phải cải thiện hơn khả năng phản ứng của mình với các dấu hiệu của thị trường bằng việc không ngừng cải tiến và đổi mới sản phẩm của mình. Tuy nhiên, điều này cần chú trọng tới các nhu cầu của khách hàng. 

Nếu doanh nghiệp càng chậm trễ trong việc phân bố, tùy chỉnh hay khác biệt thì chuỗi cung ứng sẽ càng lưu trữ lại nhiều hàng hóa tồn kho. 

Ngoài ra, cần chú ý tới thời gian kích hoạt sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu phát sinh của khách hàng hay thay đổi tương ứng cần thiết trong nguyên liệu hay quá trình sản xuất. 

Xem thêm: Kênh phân phối là gì? Xây dựng chiến lược phát triển kênh phân phối hiệu quả

5. Tìm kiếm và quản lý nguồn cung hiệu quả

Việc tìm kiếm nhà cung cấp và quản lý nguồn cung đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa các loại chi phí như chi phí nguyên vật liêu, thành phẩm hay dịch vụ để từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm giá bán ra của thành phẩm và tăng lợi nhuận. Khi này, doanh nghiệp cần cân nhắc cách tiếp cận của mình với nhà cung cấp. 

quản lý chuỗi cung ứng

6. Phát triển việc ứng dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi cung ứng

Ứng dụng công nghệ trong mô hình chuỗi cung ứng là yếu tố rất cần thiết giúp doanh nghiệp có thể quản lý cùng lúc chuỗi cung ứng, dòng lưu chuyển hàng hóa, thông tin sản phẩm,...để từ đó đưa ra các điều chỉnh hay quyết định phù hợp hơn. 

Đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa sản xuất vừa trực tiếp bán hàng cho khách hàng. Một hệ thống công nghệ như các phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn có thể quản lý một cách toàn diện hoạt động kinh doanh của cửa hàng hay toàn bộ chuỗi từ nhập kho, bán hàng đến hiệu quả kinh doanh. 

7. Xây dựng và áp dụng các hệ thống thước đo hiệu quả trên nhiều kênh

Việc xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong việc đánh giá và cải thiện hiệu quả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Điều này sẽ được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố.

Trên đây là những yếu tố quan trọng mà bạn Sapo muốn chia sẻ với bạn về khái niệm chuỗi cũng ứng là gì cũng như làm thế nào để quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM