Outsource là gì? Những lợi ích khi lựa chọn Outsource

Hiện nay, marketing là hoạt động không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên với những doanh nghiệp SME (doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ) thì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực, kinh nghiệm, chiến lược để thực hiện các chiến dịch Marketing. Khi đó các doanh nghiệp sẽ tìm đến một giải pháp để giúp SME giải quyết các vướng mắc trên là Outsource. Vậy Outsource là gì? Những lợi ích mà Outsource mang lại cho các doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Sapo tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Outsource là gì?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc làm Outsource là gì? Về bản chất, Outsource là hình thức mà các công ty thuê dịch vụ nguồn nhân lực ở bên ngoài để thực hiện các công việc cần thiết của công ty. Khi các công ty này đã có cho mình được những dự định, chiến lược kinh doanh nhưng nguồn nhân lực lại có hạn, nhân viên không thể làm được quá nhiều công việc cùng một lúc. Lúc này, các nhà quản lý sẽ tìm đến và thuê những người có chuyên môn ở bên ngoài làm cho họ.

Hiểu một cách đơn giản thì các doanh nghiệp này sẽ thuê những người ngoài công ty để họ làm các công việc như chạy quảng cáo, thiết kế ấn phẩm, thiết kế website bán hàng, viết nội dung,....

Ví dụ: Khi không đủ nhân lực và kinh nghiệm chuyên môn để thiết kế website bán hàng cho công ty thì công ty đó sẽ tìm đến sử dụng sản phẩm Sapo Web của Sapo để có được cho mình một website bán hàng chuẩn SEO, bắt mắt, tăng doanh thu bán hàng.

Outsource là gì ​
Outsource là gì?

2. Những lợi ích khi lựa chọn thuê công ty Outsource

Dễ dàng thấy được dịch vụ outsource đang dần trở thành xu hướng tại nhiều doanh nghiệp bởi những lợi ích mà dịch vụ thuê Outsource mang lại. Dưới đây là những lợi ích mà dịch vụ thuê Outsource mang lại cho doanh nghiệp.

2.1 Tiết kiệm chi phí

Dịch vụ thuê Outsource gần đây đã trở nên rất phổ biến trong các công ty SME. Xét trong ngắn hạn thì chi phí dịch vụ Outsourcing thường thấp hơn so với chi phí xây dựng và duy trì một bộ phận làm việc trong doanh nghiệp. Cách hoạt động này giúp công ty vừa tiết kiệm được một khoản chi phí vừa không tốn thời gian và chi phí đào tạo nhân lực. Hơn nữa với mức giá này, công ty còn được hỗ trợ làm việc bởi một đội ngũ giàu kinh nghiệm.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không cần trả chi phí quảng cáo hay phần mềm của công ty Outsource. Đây thực sự là một món hời đáng cân nhắc.

Xem thêm: TOP 5 công ty thiết kế website uy tín tại Hà Nội

2.2 Chuyên môn hóa cao

Các nhân viên của dịch vụ Outsource thường là những người có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp vững chắc đồng thời có hiểu biết rộng về ngành nghề. Khi làm việc với những người này thì đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp sẽ được mở rộng và nâng cao rất nhiều về kỹ năng.

Đội ngũ nhân viên outsource sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc quảng bá thương hiệu, truyền tải thông điệp, lên kế hoạch truyền thông cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp của bạn. Từ đó giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. Đặc biệt, với những agency lớn họ còn có những chuyên gia có thể đưa ra những tư vấn chuyên môn nhất dành cho doanh nghiệp. Đó cũng là cơ sở để doanh nghiệp bạn định hướng phát triển.

Chuyên môn hóa cao
Chuyên gia các lĩnh vực được thuê từ công ty Outsource

2.3 Tiết kiệm thời gian

Để xây dựng được đội ngũ chất lượng, doanh nghiệp ngoài việc tốn kém các khoản chi phí tuyển dụng, trả lương, các chế độ phúc lợi xã hội khác thì thời gian đào tạo cũng là một thách thức.

Từ quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân viên cho đến khi họ trở thành một người có kinh nghiệm sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Chưa kể việc dành quá nhiều thời gian cho đào tạo nhân viên mới sẽ xâm chiếm thời gian thực hiện các công việc khác của công ty. Trong khi đó, các chuyên gia của công ty Outsource thường có nhiều kinh nghiệm với các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được thời gian để đưa ra các giải pháp cho từng vấn đề đang vướng mắc.

2.4 Hạn chế những rủi ro

Đáp ứng nguồn nhân lực, kinh nghiệm Outsource sẽ giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp bởi họ làm việc với bạn dựa trên cam kết. Nếu đạt kết quả tốt sẽ nhận được chi phí theo 2 bên thỏa thuận và ngược lại. Đặc biệt, bạn có nhiều sự lựa chọn, tùy vào tình hình và định hướng doanh nghiệp có thể lựa chọn các dịch vụ và đơn vị phù hợp.

Xem thêm:  6 Bí quyết lựa chọn đơn vị thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp

3. Một số bất lợi khi thuê Outsource

Bên cạnh những lợi ích mà dịch vụ Outsource mang lại thì thuê Outsource cũng tiềm ẩn một số rủi ro cho doanh nghiệp như sau:

3.1 Vấn đề bảo mật

Đây chính là vấn đề đáng lo ngại nhất của các doanh nghiệp khi đi thuê Outsource. Các nhân viên Outsource có thể sẽ đi tiết lộ những thông tin cơ mật của công ty ra ngoài bởi vốn dĩ họ không phải là người của công ty. Thậm chí, họ còn có thể là nhân viên đến từ các đối thủ cạnh tranh.

Để đảm bảo an toàn bảo mật cho mình, các công ty nên ký cam kết bảo mật với các nhân viên Outsource để khi có tranh chấp xảy ra có thể giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

3.2 Vấn đề chi phí

Nhìn chung, việc sử dụng Outsource có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong ngắn hạn nhưng điều này không có nghĩa việc sử dụng Outsource sẽ giúp tiết kiệm chi phí nếu doanh nghiệp không thỏa thuận chặt chẽ và phân chia công việc hợp lý.

3.3 Vấn đề chất lượng

Vấn đề chất lượng cũng gặp nhiều vấn đề nan giải khi thuê các công ty Outsource. Thời gian đầu, nhân viên Outsource chưa thể hiểu rõ về doanh nghiệp nên sẽ gặp khó khăn trong việc đề xuất định hướng chiến lược cũng như dễ mắc phải sai sót không đáng có.

Một số bất lợi khi thuê Outsource
Một số bất lợi gặp phải khi thuê Outsource

4. Các loại hình Outsource

Sau khi hiểu được Outsource là gì thì hãy cùng Sapo tìm hiểu về các loại hình Outsource đang phổ biến hiện nay nhé. Hiện nay, Outsources được phân chia thành 12 loại hình đa dạng như sau: 

- Professional Outsourcing (thuê ngoài chuyên nghiệp): Đây là loại hình thuê ngoài bao gồm tất cả các dịch vụ chuyên môn như kế toán, quản trị, pháp lý,… 

- Labour Outsourcing (thuê ngoài nhân công): Đây là hình thức cho thuê dịch vụ gia công phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Đó là quá trình công ty thuê ngoài tuyển dụng, cung cấp nhân lực cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.

- IT Outsourcing hay Outsource IT là gì? Đây có thể hiểu là thuê ngoài công nghệ thông tin. Loại hình này hỗ trợ công ty về lĩnh vực IT như duy trì bảo mật, cập nhật giấy phép, quản lý mạng,…

Các loại hình Outsource
Công ty Outsource hỗ trợ công việc IT

- Multi – Sourcing (thuê ngoài đa nguồn): Đây là hình thức gia công kết hợp giữa lĩnh vực công nghệ thông tin và các chức năng kinh doanh, phù hợp cho các công ty lớn.

- Process – Specific Outsourcing hay còn được biết đến là thuê ngoài theo quy trình cụ thể. Doanh nghiệp sử dụng loại hình thuê ngoài thông qua việc ký kết với chuyên gia nhằm giải quyết những khó khăn về kiến thức, quy trình pháp lý hay quy trình tuyển dụng.

- Business Process Outsourcing có thể hiểu là thuê ngoài theo quy trình kinh doanh. Đây là loại hình thuê ngoài phổ biến nhất, đáp ứng nhu cầu xử lý các hoạt động kinh doanh đơn giản, như quản trị, tạo khách hàng tiềm năng, lập lịch trình,…

- Manufacturing Outsourcing (thuê ngoài theo sản xuất: Đây là quá trình sử dụng  dịch vụ của công ty thuê ngoài để lắp ráp bộ phận hay chế tạo một sản phẩm hoàn thiện.

- Project Outsourcing (thuê ngoài theo dự án): Loại hình này được sử dụng phổ biến trong trường hợp công ty thiếu thời gian, chuyên môn, ngân sách để thực hiện một dự án. Doanh nghiệp có thể thuê ngoài toàn bộ hay một phần khía cạnh của dự án.

- Operational Outsourcing (thuê ngoài theo hoạt động): Đây là loại hình đặc biệt phổ biến trong sản xuất nhờ các dịch vụ bao gồm như sửa chữa thiết bị.

- Local Outsourcing (thuê ngoài tại địa phương): Doanh nghiệp sẽ lựa chọn công ty thuê ngoài đặt tại đất nước của trụ sở doanh nghiệp.

- Offshore Outsourcing (thuê ngoài nước ngoài): Để giải thích cho bạn đọc về Offshoring Outsourcing là gì thì đây là quá trình sử dụng dịch vụ gia công phần mềm tại đất nước cung cấp ở khoảng cách rất xa, tuy nhiên đạt được ưu thế về giá nhân công và nguyên vật liệu. Ví dụ như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.

- Nearshore Outsourcing (thuê ngoài “láng giềng”): Công ty gia công phần mềm được đặt tại đất nước “láng giềng”, không gây chênh lệch múi giờ. Ví dụ như Mỹ và Mỹ Latinh.

Xem thêm: Outsourcing là gì? Lợi ích của thuê ngoài Outsourcing mang lại cho doanh nghiệp?

Kết Luận

Toàn bộ bài viết này đã giải đáp được phần nào thắc mắc xoay quanh Outsource là gì? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp công ty của bạn có được những định hướng và cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn Outsource để đạt hiệu quả cao nhất và tối ưu nhất. Chúc các bạn thành công.

 

Tweet
4.7/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM