Đi chùa cầu may đã trở thành 1 hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ gia đình Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Mọi người đến chùa để cầu bình an, may mắn cho công việc được thuận lợi, sức khỏe dồi dào hơn. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ lại đang băn khoăn không biết muốn cầu công danh sự nghiệp ở chùa nào? Trong bài viết này Sapo sẽ gợi ý cho bạn những ngôi chùa cầu công danh sự nghiệp linh thiêng nhất nhé!
1. Những ngôi chùa cầu công danh ở Hà Nội
1.1 Chùa Cầu Đông
Nằm tại số 38B phố Hàng Đường, chùa Cầu Đông được xem là ngôi chùa cầu công danh sự nghiệp ở Hà Nội nức tiếng du khách gần xa mỗi dịp đầu năm. Tại đây có một bàn thờ tượng Trần Thủ Độ và tượng bà Trần Thị Dung là những nhân vật lịch sử nổi tiếng thời nhà Trần. Bên cạnh đó, chùa Cầu Đông còn sở hữu rất nhiều pho tượng quý hiếm có giá trị văn hóa lịch sử đang được nhà nước bảo tồn, sửa chữa. Không chỉ là người dân thủ đô, không ít các du khách bốn phương cũng lặn lội đường xá xa xôi về đây để cầu công danh, tài lộc cho bản thân và gia đình, hy vọng sẽ có một năm làm ăn suôn sẻ, công thành danh toại.
1.2 Chùa Láng
Nhắc đến những ngôi chùa cầu tiền tài, cầu công danh sự nghiệpvô cù nổi tiếng ở Hà Nội, chúng ta không thể bỏ qua chùa Láng. Chùa Láng có địa chỉ tại quận Đống Đa, có vẻ đẹp uy nghi kiến trúc hài hòa, không gian tĩnh mịch và cổ kính tạo ra cảm giác ng thoải mái, an yên cho những vị khách tới đây tham quan hay cầu nguyện. Không chỉ ngày Tết, những ngày rằm, mùng 1 người dân thủ đô cũng đến đây để giải hạn và cầu mong những điều tốt đẹp nhất.
1.3 Chùa Phúc Khánh
Mặc dù chùa Phúc Khánh không phải là ngôi chùa lớn ở Hà Nội nhưng lại có giá trị lịch sử vô cùng lớn, chùa có kiến trúc cổ kính, thanh tịnh rất phù hợp cho những du khách đến tham quan vãn cảnh để tâm hồn được an yên. Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở, hiện đang thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh là một trong những ngôi chùa cầu công danh sự nghiệp ở Hà Nội lâu đời được các bạn trẻ, dân kinh doanh đến sắp lễ thờ khấn rất nhiều vì sự linh thiêng “ước gì được nấy”. Những người đến đây chỉ cần thành tâm cầu khấn, xin thần linh phù hộ độ trì để cả năm làm ăn phát đạt, gia đình ấm êm hạnh phúc.
Xem thêm: Cầu tài lộc đi chùa nào? 5 ngôi đền chùa cầu tài lộc dân kinh doanh hay lui tới nhất
2. Những ngôi chùa cầu công danh sự nghiệp linh thiêng tại Sài Gòn
2.1 Chùa Ngọc Hoàng
Trước đây, ngôi chùa này được gọi là Điện Ngọc Hoàng, là nơi thờ thần Hoàng của người gốc Hoa. Chính vì thế mà nó mang nhiều nét kiến trúc tiêu biểu của người Hoa. Bên Trong chùa vẫn còn lưu giữ lại nhiều bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Khi bước vào trong bạn sẽ phải thích thú với khói tỏa nghi ngút khắp sân hay hồ sen,….
Không chỉ có kiến trúc đẹp mà đây còn là ngôi chùa cầu công danh sự nghiệp linh thiêng nổi tiếng ở Sài Gòn. Đến đây bạn sẽ được nghe những câu chuyện linh thiêng rằng, chỉ cần thành tâm và chạm vào ông Tơ, bà Nguyệt hay Thánh mẫu thì sẽ cầu được tình duyên, cầu được con. Chính vì thế mà vào dịp lễ Tết và cả ngày thường cũng có đông người dân kéo về chùa Ngọc Hoàng.
2.2 Chùa Giác Lâm
Trong số những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn cũng phải kể đến chùa Giác Lâm. Nơi đây có không gian rộng và yên tĩnh, thích hợp với các du khách tứ phương đến hành hương. Những ngày đầu năm, chùa Giác Lâm đón hàng ngàn các phật tử đến lễ phật và thưởng ngoạn nét kiến trúc cổ kích.
Không chỉ có vậy, chùa Giác Lâm còn sở hữu lối kiến trúc được xem là tiêu biểu cho chùa ở miền nam với kiểu chữ Tam gồm có ba dãy nhà ngang liền kề nhau. Chính điện lại là kiểu nhà truyền thống có một gian hai mái và bốn cột chính. Đến đây, du khách cũng có thể tìm hiểu thêm về những giá trị văn hóa, kiến trúc, điêu khắc và lịch sử vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay.
2.3 Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm nằm trên một khuôn viên rộng thoáng với lối kiến trúc mang những nét đặc trưng của những ngôi chùa miền Bắc. Cả cái tên và kiến trúc của nó đầu lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa gốc của Bắc Giang, là nơi trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử. Nét độc đáo của ngôi chùa là tháp đa 7 tầng cao 14m được trạm trổ những hoa văn theo phong cách thời Lý – Trần.
Ngoài ra, đây cũng là một ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng của Sài Gòn. Mỗi dịp Tết đến, người ta lại nô nức kéo nhau đến để hành hương và tham quan cầu nguyện.
3. Văn khấn xin công danh, sự nghiệp thuận lợi tại đền chùa
Khi đến đền chùa cầu công danh sự nghiệp, chuẩn bị văn khấn trang trọng, chân thành là rất quan trọng. Xuất phát từ cái tâm, bài lễ văn khấn của mỗi người cũng có thể khác nhau. Nếu chưa biết cầu công danh sự nghiệp tại đền chùa khấn như thế nào, bạn có thể tham khảo bài khấn mẫu phổ biến được nhiều người áp dụng như sau:
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Thánh Hiền, chư vị thần linh cai quản tại ngôi đền, chùa này.
Hôm nay là ngày... tháng... năm (Âm Lịch)
Tín chủ con là: (Họ và Tên)
Ngụ tại: (Nơi ở)
Con thành tâm dâng lễ hương hoa trà quả, kính lễ trước các vị thần linh.
Cầu mong chư vị phù hộ độ trì, mở rộng đường công danh sự nghiệp, giúp con thành công trong công việc.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
Có thể bạn quan tâm: Chọn tuổi xông nhà - Mách bạn tuổi xông đất mang may mắn, tài lộc và bình an
4. Một số lưu ý khi cầu công danh, sự nghiệp tại đền chùa bạn nên biết
Khi tới đền chùa cầu công danh sự nghiệp, người đi lễ cốt phải thể hiện được cái tâm, lòng thành và tin tưởng của mình. Bên cạnh đó là một vài điều nhỏ nhưng rất quan trọng:
- Chuẩn bị lễ vật đơn giản, đúng mực như hương hoa, trà, bánh, tránh lễ mặn nếu không được phép.
- Trang phục lịch sự, kín đáo thể hiện sự trang nghiêm và lòng thành.
- Không chụp ảnh, quay phim phía bên trong đền chùa để tránh làm ảnh hưởng đến những người đi lễ khác và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh, trang nghiêm.
- Tìm hiểu đền chùa trước khi tới để tránh phạm vào những quy định cấm...
Bài viết trên là tổng hợp một số ngôi chùa cầu công danh sự nghiệp linh thiêng ở cả Hà Nội và Sài Gòn mà Sapo Blog đã tổng hợp. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có gợi ý cho gia đình, công ty trong dịp du xuân đầu năm 2025 sắp tới nhé.