Thuật ngữ Google index có lẽ không còn là khái niệm xa lạ trong quá trình vận hành và phát triển website. Quen thuộc là thế, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu Google index là gì hay chưa? Bài viết với chủ đề Google index hôm nay, hãy cùng Sapo tìm hiểu khái niệm cách kiểm tra website đã được Google index chưa cùng những cách Google index nhanh chóng.
1. Google index là gì?
Chúng ta hay nghe các SEOer nhắc về index, nói dễ hiểu hơn thì index chính là chỉ mục bao gồm tất cả những thông tin được sắp xếp theo quy luật như Alphabet, số thứ tự tăng dần… Mục đích của index là sắp xếp lại trật tự các thông tin làm sao để dễ dàng tìm kiếm nhất.
Từ khái niệm index chúng ta có thể hiểu Google index như sau:
Google index là quá trình Google thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích và đánh giá website dựa trên các dữ liệu được cung cấp. Dựa vào đó, Google sẽ trả lại kết quả đúng nhất với nhu cầu người dùng.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta lấy ví dụ như sau:
Bất cứ khi nào bạn tạo ra các bài viết mới trên website hay blog, điều đầu tiên bạn muốn đó là mọi người tìm thấy nó qua các công cụ tìm kiếm. Để làm được điều này, bạn phải chờ đợi bot của Google thu thập dữ liệu và nhận diện, đặt chỉ mục cho nó.
Nội dung của bạn được index sớm, tiếp cận được với nhiều người truy cập, bài blog của bạn sẽ càng được Google đánh giá cao. Và đây là cơ sở để Google xếp hạng trang web của bạn trên trang SERPs.
2. Google index chậm ảnh hưởng như nào đến website?
Nếu bạn chưa tưởng tượng được tầm quan trọng của Google index đối với SEO nói chung và website nói riêng, bạn hãy thử tìm hiểu những ảnh hưởng nếu Google index chậm sau đây:
2.1 Dễ bị đối thủ copy nội dung
Bài viết hiển thị trên website của bạn không đồng nghĩa với việc nó đã được xuất hiện tại hệ thống dữ liệu của Google. Nhiều đối thủ đã tranh thủ sơ hở này copy thông tin và “tranh” Google index trước. Vô tình bạn lại trở thành người xuất bản sau, và rất có thể Google nhầm tưởng bạn là “kẻ ăn cắp”.
Vậy nên Google index càng lâu, nội dung của bạn càng phải đối diện với nguy cơ bị các đối thủ “cướp mất” tác quyền. Và đó là lý do các SEOer luôn cố gắng để các thông tin được Google index càng sớm càng tốt.
2.2 Chậm tiến độ SEO
Việc Google index chậm sẽ khiến quá trình SEO của bạn bị “chững lại”. Những nội dung chất lượng mất quá nhiều thời gian mới có thể tìm được vị trí trên Google. Và thời điểm URL được index rất có thể bạn đã bị đối thủ bỏ xa.
Và đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến website bị đánh giá không tốt về mặt chất lượng. Và để cải thiện điểm SEO cho website, bạn sẽ phải tốn gấp đôi công sức so với việc Google index sớm.
2.3 Ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của các SEOer
Như đã nói ở trên, nếu Google index chậm, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để SEO website. Và không có gì ngạc nhiên khi các SEOer sẽ phải lùi lại các hạng mục trong kế hoạch để giải quyết vấn đề này.
3. Cách kiểm tra website đã được Google index chưa
Để biết được URL đã Google index hay chưa, bạn có thể tham khảo những cách sau:
3.1 Sử dụng công cụ Google Search Console
Đây là cách đơn giản nhưng đem lại hiệu quả chính xác cao. Bạn chỉ cần truy cập Google Search Console, gắn URL vào ô kiểm tra và ấn tìm kiếm.
Nếu Google Search Console trả về kết quả “URL nằm trên Google” tức là URL đó đã Google index thành công. Ngược lại, nếu trả về kết quả “URL không nằm trên Google” bạn sẽ cần phải tìm cách index lại link của mình.
3.2 Sử dụng “site:domain”
Với cách kiểm tra Google index này, bạn chỉ cần nhập lên ô tìm kiếm của Google site:domain.
Ví dụ: Site:sapo.vn (Để kiểm tra Google Index của một website)
Site:sapo.vn/abc-la-gi (Để kiểm tra Google Index của một URL cụ thể)
4. 10 cách index Google mới nhất
4.1 Gửi link báo cáo lên Google
Đây là cách submit phổ biến nhất mọi người thường hay làm. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần dán đường link bài viết vào phần URL của Search Console của Google. Sau đó tích xác nhận “Tôi không phải là người máy hoặc gõ captcha và Gửi yêu cầu là xong.
Sau khi báo cáo URL lên Google, bài viết đó sẽ ngay lập tức hiển thị trên công cụ tìm kiếm, nhanh nhất khoảng vài chục giây, chậm nhất 1-2 ngày. Đó là dấu hiệu Google index xong bài viết.
4.2 Đăng ký bài viết lên tất cả các công cụ tìm kiếm
Bạn nên đăng ký bài viết trên tất cả công cụ tìm kiếm có thể để được lập chỉ mục nhanh hơn.
Truy cập link http://www.freewebsubmission.com/. Nếu đăng ký trên đây, bạn có thể nhìn thấy sẽ đăng ký được trên 50 công cụ tìm kiếm khác nhau.
Tiếp theo, bạn điền link website hoặc bài viết, điền tên, email và tích vào “Yes” rồi nhấp Submit Your Site.
4.3 Chia sẻ link trên các trang mạng xã hội
Công việc tiếp theo của bạn đó là đăng link lên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo, Instagram… Bạn cũng có thể dùng plugin đăng bài tự động hoặc tự làm.
4.4 Gắn các liên kết nội bộ chuyên nghiệp
Việc gắn các liên kết nội bộ có thể giúp công cụ tìm kiếm thu thập trang của bạn một cách hiệu quả. Khi bạn viết một bài mới hãy quay trở lại các bài viết cũ có liên quan để thêm liên kết đến bài viết mới.
Điều này có thể không trực tiếp giúp tăng tỷ lệ Google index nhanh nhưng sẽ giúp chúng thu thập thông tin một cách hiệu quả và sâu hơn trên trang web của bạn.
Xem thêm: 10 cách tối ưu SEO on-page giúp website thăng hạng
4.5 Cập nhật nội dung trang web thường xuyên
Nội dung là tiêu chí quan trọng nhất của các công cụ tìm kiếm. Các trang web có lịch sử cập nhật nội dung thường xuyên sẽ có khả năng được bot tìm kiếm Google ghé thăm thường xuyên hơn, cơ hội Google index nhanh hơn. Bạn có thể thêm những video mới hoặc file âm thanh mới vào trang web.
Nội dung nên được cập nhật ít nhất 3 lần mỗi tuần để cải thiện tỷ lệ thu thập dữ liệu. Các trang web tĩnh có khả năng Google thu thập thông tin ít thường xuyên hơn so với những web cập nhật thường xuyên.
4.6 Lưu trữ website trên hệ thống ổn định
Lưu trữ website trên một hệ thống máy chủ đáng tin cậy với thời gian hoạt động ổn định là một trong những thế mạnh của website trong việc lập chỉ mục. Bởi Google không muốn truy cập vào một website khi nó không ổn định và bị đơ, lag, mất kết nối thường xuyên.
Vì thế, khi lựa chọn đơn vị thiết kế website bán hàng, bạn cần tìm hiểu kỹ về khả năng chạy ổn định của hệ thống.
4.7 Tạo Sitemap
Sitemap là một tài liệu XML trên máy chủ của trang web, liệt kê mỗi trang trên trang web của bạn. Nó “giao tiếp” với công cụ tìm kiếm khi trang đó có những thay đổi.
Ví dụ như khi bạn muốn công cụ tìm kiếm thường xuyên trở lại và kiểm tra trang web của bạn hàng ngày cho mục Sản phẩm mới, mục tin tức và nội dung mới khác. Cách làm:
- Đưa link bài viết mà chúng ta vừa viết xong vào Sitemap ( muốn tạo sitemap chủ động có thể vào http://sitemap.vn/
- Sau khi tạo xong upload file đó lên host và nhớ đường dẫn của file sitemap đó
- Sau đó gõ địa chỉ sau vào trình duyệt: http://google.com.vn/ping?sitemap=[URL_SITEMAP]
4.8 Tránh trùng lặp nội dung
Công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng nhận diện những nội dung bị trùng lặp. Điều này sẽ dẫn đến trang web của bạn bị đánh giá thấp, bót Google không muốn thu thập những dữ liệu cũ kỹ, đã bị lặp thông tin từ trước đó. Thậm chí, không những không có hiệu quả Google index mà nó còn phản tác dụng khi Google cho website của bạn vào án phạt, hạ thấp thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Để giảm thiểu tối đa tình trạng này, bạn nên kiểm tra về nội dung của mình về độ trùng lặp với các nội dung đã có trước đó. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn làm điều này một cách miễn phí như Grammarly, Copyscape, Plagiarism Checker…
4.9 Giảm thời gian tải trang web
Lưu ý rằng các bot tìm kiếm Google chỉ thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định, nếu nó dành quá nhiều thời gian thu thập dữ liệu hình ảnh hoặc file PDF nào đó có kích thước rất lớn, nó sẽ không có thời gian để tiếp tục thăm các trang khác của bạn. Vì thế, hãy chú ý tăng tốc độ tải trang để hiệu quả Google index website không bị gián đoạn.
4.10 Đừng quên tối ưu hóa hình ảnh
Bot tìm kiếm Google không thể đọc trực tiếp được hình ảnh vì vậy, để Google index hiệu quả hãy quan tâm tới việc tối ưu hóa hình ảnh. Nếu bạn có sử dụng hình ảnh, hãy chắc chắn là sử dụng các thẻ alt để cung cấp các mô tả cho công cụ tìm kiếm lập chỉ mục một cách dễ dàng.
Đây là những việc bạn cần làm để tăng tốc độ Google index trang web. Một lời khuyên cuối cùng đó là bạn nên thêm đường dẫn sitemap ở chân trang web để các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm sitemap của bạn nhanh chóng và hiệu quả hơn.