Mô hình C2B là gì? Những yếu tố cần có để phát triển mô hình kinh doanh này

Là loại mô hình tương đối đặc biệt trong hệ thống mô hình kinh doanh hiện nay, C2B mang nhiều yếu tố khác biệt thể hiện mối quan hệ giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giúp bạn làm rõ mô hình C2B là gì và cách phát triển doanh nghiệp C2B. 

1. Mô hình C2B là gì?

C2B là mô hình kinh doanh thể hiện mối quan hệ giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Là loại hình thương mại mà trong đó, người tiêu dùng hay người dùng cuối cùng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.

Một trong những ví dụ thực tế của mô hình kinh doanh này có thể kể đến như Shutterstock, iStock, Google AdSense,...với việc tập trung tạo ra giá trị từ cơ sở khách hàng bằng nguồn lực cộng đồng như phản hồi, đóng góp.  

c2b là gì

C2B bao gồm các mô hình đấu giá ngược hoặc thu thập nhu cầu để người tiêu dùng đặt tên cũng như định giá cho sản phẩm, dịch vụ của họ. Hình thức khác của C2B cũng xảy ra khi người tiêu dùng cho phép doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm trên các kênh cá nhân của người tiêu dùng.

Đặc biệt, C2B cũng được hiểu là một doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm và từ đó lấy họ làm phương diện đánh giá chi tiết, chính xác một sản phẩm, dịch vụ. Tóm lại, mô hình C2B là mô hình kinh doanh mà trong đó, người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán lại giá trị đó cho doanh nghiệp. 

  • Ưu điểm của mô hình C2B

Mô hình C2B giúp doanh nghiệp có thể mở rộng cơ hội tiếp cận và thuê nhiều tài năng, sản phẩm từ khắp nơi. Cùng với đó, mô hình này cũng giúp tạo cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau, từ đó tối ưu chi phí một cách hiệu quả.

Đặc biệt, những cá nhân làm việc theo mô hình C2B cũng đảm bảo được sự tự do và linh hoạt về thời gian, không gian làm việc để tạo nên hiệu quả tốt nhất. 

  • Hạn chế của mô hình C2B

Làm việc với Influencer là kiểu hợp tác mà hiệu quả truyền thông hay bán hàng không phụ thuộc quá nhiều vào độ nổi tiếng của Influencer đó. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp C2B cũng gặp bất lợi nếu chất lượng của các chiến dịch không thực sự tốt. Điều này đồng nghĩa với việc, khoản lợi nhuận thu về sẽ khó bù đắp được chi phí đã bỏ ra.

2. Ví dụ về mô hình C2B

Về cơ bản, mô hình C2B bao gồm các mô hình:

  • Influencer Marketing
  • Affiliate

2.1 Influencer Marketing

Influencer là khái niệm được biết đến nhiều trong những năm gần đây, khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Influencer chỉ những người có sức ảnh hưởng trên các kênh thông tin, truyền thông như người nổi tiếng, ca sĩ, diễn viên, những người có lượng theo dõi lớn,...

c2b là gì

Khi các Influencer nói, quảng cáo về sản phẩm của một thương hiệu thì doanh số bán hàng của thương hiệu sẽ có kết quả tốt hơn. Thông thường, thương hiệu sẽ tự liên hệ với Influencer, cung cấp cho họ các sản phẩm, dịch vụ miễn phí và sau đó thực hiện các hành động:

  • Đề nghị hợp tác để thực hiện các nội dung liên quan đến sản phẩm trên trang cá nhân của họ
  • Thực hiện các chiến dịch giới thiệu công ty dưới dạng podcast hoặc video

Đối với Influencer Marketing, thương hiệu thường sẽ mất phí hoặc không tùy vào giao kết trước đó của thương hiệu và Influencer. 

Xem thêm: Bí quyết chọn Influencer hiệu quả

2.2 Affiliate Marketing

Affiliate hay tiếp thị liên kết được biết đến như một trong những mô hình C2B tương đối phổ biến. Người tiếp thị liên kết sẽ chọn thương hiệu hoặc sản phẩm để quảng bá và nhận hoa hồng khi có người click mua hàng từ các đường dẫn mua sản phẩm đó. 

c2b là gì

Khi này, người thực hiện tiếp thị liên kết sẽ lựa chọn sản phẩm và quảng bá sản phẩm đó theo cách riêng qua blog, Facebook, Instagram hay Tiktok,.. để tiếp cận các khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, từ đó tăng click và nhận hoa hồng đối với mỗi lượt mua hàng. 

Xem thêm: Những sai lầm tai hại khi sử dụng Affiliate và cách khắc phục

3. Trong kinh doanh mô hình C2B, đâu là những điều nên làm để phát triển tốt nhất?

  • Hiểu rõ người dùng của mình: Trên thực tế, hiểu khách hàng là yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng và bán hàng một cách hiệu quả. Hãy cố gắng hiểu rõ khách hàng của bạn là ai và điều họ cần ở bạn là gì? Từ đó tối ưu các chiến dịch phù hợp hơn. 
  • Có kế hoạch rõ ràng: Kế hoạch ở đây có thể hiểu là một chiến lược rõ ràng, vạch rõ xem bạn cần làm gì, làm vào thời điểm nào và triển khai như thế nào. Từ đó đánh giá và đưa ra kết luận hiệu quả cho từng chiến dịch cụ thể. 
  • Luôn chăm sóc khách hàng cũ: Đối với mô hình C2B, ý kiến và phản hồi khách hàng là vô cùng quan trọng. Do đó, nếu bạn muốn phát triển một kênh truyền thông vô cùng hiệu quả và tối ưu chi phí, hãy luôn quan tâm đến khách hàng cũ của mình. 
  • Nâng cao sự hiện diện: Điều này có thể hiểu là hãy cố gắng để phủ rộng thương hiệu của bạn trên các kênh như mạng xã hội, google để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng và ghi dấu ấn trong tâm trí của họ. 

Trên đây là những yếu tố quan trọng về mô hình C2B mà Sapo muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ và chuẩn bị hành trang vững chắc nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Xem thêm:

Tweet
3/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM