Mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì? Với những người chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng thì đây quả là câu hỏi khó. Đừng lo lắng, dưới đây sẽ là những kinh nghiệm cần có, khi bạn bước chân vào thị trường vật liệu xây dựng giàu tiềm năng, nhưng cũng nhiều thách thức.
Hiện nay nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, tòa nhà cao ốc, căn hộ, biệt thự, khucông nghiệp, cầu đường bộ… ngày càng nhiều. Đây là mảnh đất không tồi dành cho những bạn đang có ý tưởng kinh doanh vật liệt xây dựng. Tuy nhiên, kinh doanh vật liệu xây dựng vừa có cái khó lại có cái dễ. Nếu bạn có kinh nghiệm và những mối quan hệ trong lĩnh vực này thì không nói làm gì. Nhưng nếu bạn đang thiếu cả kinh nghiệm lẫn những mối quan hệ, thì cần làm thế nào. Bài viết này sẽ cho bạn biết kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì.
Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng ta cần những điều kiện sau:
1. Hoàn tất giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng
Các bước hoàn tất giấy phép mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng bao gồm:
- Bước 1: Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại sở KHĐT
- Bước 2: Đăng ký mẫu dấu và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia
- Bước 3: Công bố thành lập mới trên cổng thông tin quốc gia
- Bước 4: Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế
- Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư
- Bước 6: Doanh nghiệp đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng
- Bước 7: Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số
- Bước 8: Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT
2. Huy động nguồn vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng
Khi nói kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì thì yếu tố tiên quyết là vốn. Vốn là thứ không thể thiếu để bạn có thể hoạt động kinh doanh. Vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô đầu tư của bạn. Để huy động vốn kinh doanh bạn sẽ sử dụng các cách như sau:
Vốn từ người thân, họ hàng: Đây là phương án đầu tiên được nhiều người nghĩ đến. Ưu điểm của dòng vốn này là nhanh chóng, không mất thời gian cho các thủ tục giấy tờ và lãi cũng thoải mái hơn so với vay ngoài, vay ngân hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải chứng minh khả năng của bản thân và kèm theo giấy tờ giá trị để nhận được tiền vốn từ mọi người.
Kết hợp kinh doanh VLXD với người khác: Đây là cách hợp tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi, cùng thiệt hại. Hình thức này không phải là huy động vốn bởi khi hợp tác kinh doanh, đôi bên đều có trách nhiệm và nhiệm vụ cống hiến để cửa hàng vật liệu xây dựng đi vào khuôn khổ hoạt động. Vay vốn ngân hàng: Đây là phương án sau cùng nếu bạn đang quá bí. Bởi vay ngân hàng có lãi suất khá cao sẽ khiến bạn tăng thêm áp lực. Tuy nhiên, ưu điểm của phương án này là thủ tục giải quyết nhanh chóng, gọn gàng.
3. Khảo sát thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng hiệu quả thì việc khảo sát thị trường là một yếu tố bắt buộc giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất. Hãy dành ra vài tuần đầu để tới các trung tâm, các cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại địa phương lân cận với tư cách là người mua hàng để khảo sát.
Qua khảo sát, bạn sẽ nắm bắt rõ được các thông tin như khu vực bạn có nhiều cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng? Họ kinh doanh lâu chưa? Vị trí có thuận tiện không? Đông hay vắng khách? Biển hiệu, quảng cáo hút mắt không? Có thuê nhiều nhân viên không? Mặt hàng chủ đạo của họ là gì? Giá cả từng sản phẩm ra sao? Cách phục vụ của họ như thế nào?.....
Khi đã có các câu trả lời, bạn sẽ rút kinh nghiệm được cho cửa hàng của mình ở mọi khía cạnh. Từ đó, bạn dễ dàng đưa ra những chiến lược cụ thể và quyết đoán nhất cho cửa hàng vật liệu xây dựng của mình.
4. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Nguồn hàng là yếu tố quan trọng giúp bạn hoạt động bền lâu hơn. Các chủ cửa hàng có thể tham khảo những nguồn hàng sau:
- Nhập hàng trực tiếp từ các công ty
Đây là cách thức lấy hàng quen thuộc của nhiều cửa hàng, cách thức này giúp họ trở thành đại lý của các công ty. Các công ty sẽ có giá bán lẻ và chiết khấu hoa hồng cho các đại lý. Cửa hàng không cần phải tự ý định giá bán mà sẽ dựa theo mức giá của công ty. Do đó, khi kinh doanh vật liệu xây dựng, các cửa hàng phải phụ thuộc vào số lượng mua hàng nhiều hay ít, thanh toán nhanh hay chậm, bán cho tư nhân hay nhà thầu,... mỗi đối tượng sẽ có một chính sách riêng do cửa hàng đưa ra dựa theo yêu cầu của công ty chính.
- Mua hàng qua các tổng đại lý khu vực
Nhiều người chọn mua hàng qua các tổng đại lý của khu vực nên giá bán lẻ của các sản phẩm đều được niêm yết rõ ràng. Ngoài ra, các thông tin như quy cách kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, chính sách bảo dưỡng - bảo trì, hậu mãi đều được ghi chú kèm theo, cung cấp công khai rõ ràng. Như vậy, các cửa hàng sẽ cảm thấy hoàn toàn an tâm, tin tưởng và chất lượng, mẫu mã, giá cả của sản phẩm.
- Nhập hàng từ nước ngoài
Xu hướng của người Việt ngày nay đều chuộng hàng ngoại. Nếu bạn nắm bắt được những sản phẩm nhập ngoại nào được yêu thích thì có thể nhập thêm về bán kèm. Ví dụ như đèn trang trí, vòi tắm,…Tuy nhiên, tránh nhập số lượng quá nhiều tránh tình trạng bị tồn kho, hàng hóa ế ẩm không xoay được vốn.
5. Định giá vật liệu xây dựng
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng thì giá cả của các vật liệu xây dựng thường tăng giảm thất thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, muốn cân đối giá cả phù hợp thì bạn cần thường xuyên cập nhật giá cả trung bình trên thị trường. Chỉ cần giá của bạn cao hơn một chút so với những cửa hàng khác là bạn đã mất đi một lượng khách hàng lớn rồi.
6. Xác định mặt hàng chủ lực kinh doanh vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng rất đa dạng gồm nhiều nhóm sản phẩm. Đó là nhóm sản phẩm thô và sản phẩm hoàn thiện. Vậy kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì? Bạn nên chú trọng vào mặt hàng nào? Hãy cùng phân tích nhé!
Kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì?
- Vật liệu thô: bao gồm các mặt hàng chính như Gạch tuynel, gạch ống, gạch đinh, gạch thẻ, cát đúc, cát tô, cát xây, đá xây dựng ( 1x2, đá 3x4), đá hộc, xi măng, sắt, thép xây dựng...
- Vật liệu hoàn thiện bao gồm các mặt hàng như ống nước và phụ kiện ống nước, gạch ceramic, gạch men, gạch bóng kiếng, gạch trang trí ( gạch Việt Nhật, gạch Mosaic, gạch Inax), thiết bị vệ sinh, lavabo, bồn cầu, vòi tắm, gạch block, tấm lợp sinh thái onduline, đá tự nhiên, đá trang trí, sơn, chống thấm, ...
Trong đó, gạch men là sản phẩm cần vốn đầu tư nhiều nhưng lợi nhuận thu về thì thấp. Kèm theo đó là chi phí bốc xếp, vận chuyển và kho bãi cũng tốn kém hơn các sản phẩm khác. Tất nhiên không phải vì thế mà bạn bỏ qua sản phẩm này. Nếu bạn có hứng thú, hãy chọn gạch men làm quân át chủ bài cho cửa hàng để bán buôn và phân phối. Làm nhà phân phối của một loại vật liệu nào đó trong toàn khu vực, tỉnh,…kết hợp bán lẻ những sản phẩm khác cũng đủ cho bạn gây dựng một thương hiệu ổn định.
Trên đây là kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng cho những người mới bắt đầu. Bạn có thể tham khảo và tự rút ra bài học cho mình.
7. Xây dựng chương trình chiết khấu hấp dẫn
Xây dựng các chương trình chiết khấu hấp dẫn là điều mà bạn có thể cung cấp cho các khách hàng của mình. Đừng ngại ngần về yếu tố phá giá. Tuy rằng hạ giá nhưng chứng minh rõ chất lượng của hàng hóa không hề khác biệt với ban đầu thì bạn sẽ thu về cả doanh số lẫn danh sách khách hàng cho mình.
Cố gắng xây dựng những chiến lược “tình cảm” để hỗ trợ khách hàng mua vật liệu xây dựng bên bạn mà chưa cần thanh toán ngay hoặc đặt cọc tiền trước. Cách làm này giúp bạn kéo gần khoảng cách với các chủ nhà, chủ thầu và đội xây dựng. Về sau họ sẽ tạo điều kiện và giúp đỡ bạn nếu có công trình mới hoặc giới thiệu cho những người khác về đơn vị cung cấp của bạn.
8. Xây dựng thương hiệu online nổi bật
Đi kèm với chương trình chiết khấu tốt, bạn cần thực hiện SEO Google cho dịch vụ vật liệu xây dựng của mình. Để làm được điều này, bạn cần tạo một website vật liệu xây dựng riêng cho mình. Chi phí để bạn tạo lập một website hoàn thiện rơi vào khoảng 5 – 20 triệu đồng tùy vào yêu cầu của bạn cũng như mức giá của từng đơn vị thiết kế website đưa ra. Trong đó bao gồm tiền mua domain, tiền mua host, tiền code và tiền thiết kế website. Nếu website của bạn muốn độc đáo, riêng biệt thì chi phí sẽ cao hơn. Còn nếu bạn lựa chọn demo website có sẵn trong kho sưu tập của họ thì chi phí sẽ rẻ hơn.
Giao diện website vật liệu xây dựng trong kho theme Sapo
Khi đã có website, bạn cần thuê một đội ngũ làm SEO gồm có đăng sản phẩm, đăng tin tức và nhiều hoạt động khác giúp website của bạn lên TOP của trang google tìm kiếm.
Chi phí SEO lên TOP thường được tính theo từ khóa. Tùy theo từ khóa khó hay dễ mà có mức giá khác nhau. Nhìn chung, tổng chi phí tạo website và SEO ước chừng 20 – 50 triệu đồng.
9. Dẫn đầu về công nghệ và tư vấn
Thay vì tiếp cận đội thầu, bạn có thể dùng SEO để tiếp cận tới họ, dù họ là ai và ở bất cứ đâu. Đó chính là ưu điểm của thời đại công nghệ. Khi đó, bạn có thể bán các sản phẩm dẫn đầu về công nghệ cho những khách hàng có tiền. Họ có thể coi mẫu sản phẩm và bạn có thể mang đến tận nơi chào hàng với họ. Ngoài ra, bạn có thể tự vận chuyển và thanh toán tiền qua cách chuyển khoản cũng rất tiện lợi. Tuy nhiên việc này cần có sự tin tưởng giữa 2 bên, đó là hàng hóa chất lượng và người mua thật thà.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải có đội ngũ sale hay chăm sóc khách hàng để quản lý đơn hàng online.
10. Cung cấp những vật liệu xây dựng an toàn
Tùy theo khu vực và địa thế nơi bạn sinh sống mà chọn mặt hàng vật liệu xây dựng chủ đạo cho cửa hàng.
Các vật liệu phải có khả năng chống cháy và bền bỉ chịu được mọi điều kiện của thời tiết. Hãy săn lùng nguồn hàng vừa độc, chất lượng lại giá cả hợp lý để phục vụ cho khách hàng. Đối với sản phẩm này, bạn có thẻ chạy quảng cáo liên quan đến tai nạn xây dựng hay các vụ hỏa hoạn, rò rỉ đường ống nước,… – chắc chắn sẽ có khách hàng quan tâm và gọi cho bạn.
11. Cung cấp các dịch vụ tặng kèm thông minh
Cố gắng tìm ra cách tiết kiệm chi phí cao nhất cho đội xây dựng. Chi phí các loại vật liệu xây dựng mua ở đâu thì cũng như nhau, nhưng chi phí vận chuyển, bảo quản sẽ khác nhau. Bạn hãy xây dựng mạng lưới vận chuyển, bảo quản thật tốt, hơn các bên đối thủ cạnh tranh càng tốt. Việc cung cấp các dịch vụ kèm thêm thông minh này sẽ giúp bạn chiếm trọn cảm tình của khách hàng.
Trên đây là 11 kinh nghiệm bán vật liệu xây dựng, và giúp bạn giải tỏa thắc mắc mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cần những gì. Hãy nhớ lưu lại những ý tưởng phù hợp và áp dụng cho cửa hàng của bạn nhé.
Với các bạn ở thị trấn và các vùng quê thì có thể tìm đọc bài viết Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn
Ngoài ra, để quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, bạn hãy dùng phần mềm Sapo POS để kiểm soát doanh thu, lãi lỗ, tồn kho nguyên vật liệu. Thông tin nhà cung cấp, lịch sử xuất nhập kho cũng được lưu trữ trên hệ thống tự động, bạn không cần phải mất nhiều công sức tính toán sổ sách nữa. Hãy dùng thử miễn phí ngay phần mềm tại đây nhé.