Trong SEO, meta description là một đoạn mô tả ngắn khoảng 150 - 160 ký tự. Meta description sẽ tóm tắt nội dung chính của bài viết để hiển thị lên Google, thu hút khách hàng click vào bài viết. Vậy thẻ meta description là gì? Đâu là cách viết meta description chuẩn SEO? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
1. Meta description là gì?
Chúng ta thường nghe SEOer nhắc đến thẻ meta và meta description. Đã có rất nhiều nhầm tưởng rằng thẻ meta và meta description là một. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy.
Tất nhiên bạn sẽ khó thể tránh khỏi sự nhẫm lẫn này nếu bạn không phải người trong nghề và không “đào sâu” vào từng khái niệm. Vậy nên trước khi trả lời câu hỏi meta description là gì hãy cùng xem thử thẻ meta và meta description có gì khác nhau nhé.
1.1 Thẻ meta là gì?
Thông thường thẻ meta sẽ không hiển thị tại trang mà sẽ xuất hiện khi bạn tiến hành kiểm tra mã nguồn html. Nhìn chung, nhiệm vụ của thẻ meta là mô tả những nội dung nhỏ của website để những công cụ tìm kiếm xác định được nội dung trang web của bạn.
Trong SEO, có 4 loại thẻ meta cơ bản như sau:
- Meta keywords: Là bộ từ khoá được thêm trong trang web của bạn
- Meta Title: Tên hiển thị website của bạn
- Meta description: Đoạn mô tả ngắn giới thiệu về trang
- Meta Robots: Thẻ này là kim chỉ nam giúp con bot của Google tìm được hướng thu thập thông tin tại website của bạn thông qua những chỉ mục đã được đánh dấu.
Ngoài ra còn có thẻ meta social, meta content language, meta viewport, meta GEO...
Nhìn chung, meta description là một phần nhỏ của thẻ meta. Vậy nên nếu trước giờ bạn nhầm tưởng thẻ meta và meta description là một thì bạn hãy lưu ý một chút nhé.
1.2 Thẻ meta description là gì?
Như đã nói ở trên, meta description là một trong 4 thẻ meta cơ bản. Meta description được trình bày thành 1 đoạn ngắn chứa từ 150- 160 ký tự. Cách viết meta description thông thường là mô tả ngắn gọn trang web (điểm nổi bật, khuyến mãi, các dịch vụ…).
Với thẻ meta description thường được bổ sung những từ khóa liên quan đến nội dung của trang. Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm, công cụ sẽ nhận diện từ khoá từ thẻ meta description này từ đó hiện đề xuất cho người dùng.
Mặc dù, xét về tổng quan, meta description không phải là yếu tố quyết định thứ hạng của trang web. Tuy nhiên, đây lại được coi là cơ sở để thu hút khách hàng ghé thăm trang của bạn. Meta description càng thu hút, tỷ lệ click tăng sẽ giúp ích rất nhiều cho kế hoạch SEO web của bạn.
Để bạn dễ hình dung meta description là gì, thử lấy một ví dụ đơn giản thế này:
Bạn lên công cụ tìm kiếm Google và gõ “Thiết kế web bán hàng”. Tại danh sách kết quả tìm kiếm, bạn sẽ nhìn thấy website của Sapo. Dòng đầu tiên chính là thẻ meta title, và đoạn dưới khoảng 160 ký tự đó chính là thẻ meta description của Sapo.
2. Cách viết meta description chuẩn SEO
Tối ưu meta description trong SEO là một trong những cách đơn giản nhưng có thể mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Nhưng để việc tối ưu trở nên dễ dàng hơn, bạn cần trang bị “bí kíp” cách viết meta description chuẩn SEO dưới đây.
2.1 Nên viết trong khoảng 150 - 160 ký tự
Cách viết meta description được Google đánh giá cao là trong khoảng 150 - 160 ký tự. Đây là độ dài lý tưởng để những thông tin bạn truyền đạt có thể hiển thị tất cả trên Google.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể viết hơn 160 ký tự, độ dài lớn nhất mà Google cho phép meta description là 300 ký tự. Nhưng dù cho là thế thì bạn vẫn nên tóm tắt nội dung website trong khoảng 150 - 160 ký tự nhé.
2.2 Nội dung tích cực, khớp với nội dung của website
Điều mà Google quan tâm đến meta description là gì? Đó chính là nội dung mà bạn truyền tải tại meta description và nội dung của web có giống nhau không, có tích cực không...Và với lượng ký tự không nhiều, bạn cần lưu ý phải chọn lọc nội dung kỹ càng, mang tính chuyên môn cao, lời văn phải tích cực và tự nhiên.
2.3 Cài đặt thêm đánh giá sao
Bạn có thể cân nhắc thêm đánh giá sao ngay tại thẻ meta description. Việc đánh dấu lược đồ bằng cách thêm xếp hạng sản phẩm, vị trí, đánh giá khách hàng... sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Và đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp kế hoạch SEO web của bạn thành công.
2.4 Chứa một hoặc nhiều từ khóa liên quan
Quay lại ví dụ phía trên, sau khi bạn tìm kiếm từ khoá “Thiết kế website bán hàng” trang web của Sapo sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google.
khi này, tại thẻ meta description bạn sẽ thấy cụm từ khoá mà bạn tìm kiếm “Thiết kế web bán hàng” được bôi đậm. Đây chính là một trong những cách Google nhận diện nội dung và đề xuất website của bạn.
2.5 Nổi bật và thu hút
Hãy nhớ rằng, có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng một sản phẩm với bạn. Những gì bạn nghĩ cũng là những điều đối thủ đang nghĩ. Bởi vậy, hãy tạo ra một cách viết meta description độc đáo, không bị "đụng hàng" với đối thủ để thu hút khách hàng ghé thăm trang của mình. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo những yêu cầu về ký tự, ngôn ngữ và từ khoá nhé.
2.6 Tuyệt đối không trùng lặp nội dung
Một cách viết meta description chuẩn SEO mà bạn cần phải chú ý đó là không trùng lặp nội dung. Meta description mỗi website, mỗi sản phẩm cần phải khác nhau nếu không Google sẽ phạt rất nặng nếu bạn mắc phải sai lầm này đấy.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi thẻ meta description là gì. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về meta description - một trong những yêu cầu cơ bản của website và đã biết cách viết meta description trong SEO hiệu quả. Chúc các bạn thành công trong kế hoạch SEO của mình.
Tạo website đơn giản, nhanh chóng trong 10s - Website chuẩn SEO - Giao diện đẹp, tốc độ tải trang nhanh - Dùng thử miễn phí trọn tính năng...
👉 XEM NGAY