Những yếu tố buộc phải biết khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng

Làm nhà phân phối hàng tiêu dùng được xem là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn lợi nhuận khá ổn. Tuy nhiên, với một nhà khởi nghiệp bắt đầu kinh doanh thì việc tìm được nguồn cung và đầu ra lại không phải là điều mà ai cũng làm được. Đó là lý do mà không ít chủ kinh doanh tồn đọng rất nhiều hàng hóa không có đầu ra và thua lỗ chỉ 1 thời gian ngắn sau khi bắt đầu.

Vậy thực tế hàng tiêu dùng là mô hình kinh doanh như thế nào? Và để trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng, đâu là những điều mà bạn cần lưu ý? Hãy cùng Sapo tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Nhà phân phối hàng tiêu dùng là gì và khác biệt với đại lý như thế nào?

Nhà phân phối hàng tiêu dùng là các đơn vị lấy nguồn hàng đầu vào trực tiếp từ các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Sau đó lưu trữ và phân phối cho các đại lý, siêu thị và cửa hàng nhỏ lẻ. Có thể hiểu rằng, nhà phân phối chính là một đơn vị trung gian giữa nhà sản xuất và đại lý, người kinh doanh nhỏ lẻ để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. 

Không chỉ là nơi chịu trách nhiệm phân phối, các nhà phân phối còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm cũng như đưa ra các tư vấn mang tính thực tế nhất cho doanh nghiệp. 

nhà phân phối hàng tiêu dùng

Nhà phân phối hàng tiêu dùng được xem là nguồn hàng đầu tiên của đại lý và cửa hàng nhỏ lẻ

Doanh nghiệp sản xuất sẽ là nơi sản xuất và đưa hàng hóa đến đại lý cấp 1 hàng tiêu dùng chính là các nhà phân phối. Cùng với đó, hỗ trợ nhà phân phối hàng tiêu dùng trong việc truyền thông, tiêu thụ sản phẩm cũng như tìm nơi tiêu thụ trên địa bàn của nhà phân phối đó. 

Tùy chính sách của từng thương hiệu mà nhà phân phối sẽ được hỗ trợ về các mảng cũng như chính sách đặc biệt riêng. Vì vậy, khi bắt đầu trở thành nhà phân phối, bạn có thể đánh giá chi tiết các chính sách của nhà sản xuất để đảm bảo quyền lợi cũng như việc kinh doanh diễn ra thuận lợi nhất. 

Không ít người lầm tưởng rằng, đại lý kinh doanh và nhà phân phối là 1 và có vai trò giống nhau. Thực tế, đại lý hàng tiêu dùng là một trong những kênh bán của nhà phân phối. Điều này có nghĩa là các đại lý sẽ lấy hàng từ nhà phân phối và bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc tạp hóa nhỏ lẻ.

Đại lý hàng tiêu dùng sau khi ký hợp đồng với nhà phân phối sẽ phải tuân thủ các quy định và chính sách bán hàng của hãng. Tuy nhiên khác với nhà phân phối, đại lý không chỉ bán hàng của một thương hiệu mà có thể bán của nhiều thương hiệu khác nhau, miễn là vẫn đảm bảo được chính sách giá, chính sách bán hàng cũng như cam kết không hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến thương hiệu.

2. Những mặt hàng cần nhập khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng

Tùy theo quy mô kinh doanh và nguồn vốn mà bạn có thể lên kế hoạch nhập hàng phù hợp. Tuy nhiên, là một nhà phân phối, bạn cần đảm bảo được các mặt hàng cần thiết cũng như nhu cầu sử dụng cao để đảm bảo khả năng tiêu thụ. Các danh mục mặt hàng tiêu dùng thiết yếu bao gồm:

Việc lựa chọn các mặt hàng phân phối là yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng của bạn

  • Nhóm hàng thực phẩm: Nhóm ngành này tương đối rộng, tuy nhiên là một nhà phân phối hàng tiêu dùng thì bạn chỉ cần tập trung vào các mặt hàng thực phẩm khô, gia vị, đồ đóng hộp, đồ ăn vặt, đồ uống,...
  • Làm sạch và chăm sóc cơ thể: Thuộc nhóm nhu yếu phẩm với khả năng tiêu thụ cao, các mặt hàng này bao gồm các sản phẩm làm sạch như bột giặt, chất tẩy, nước rửa bát, nước lau nhà,...cùng với đó là các sản phẩm chăm sóc cơ thể như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem đánh răng,...
  • Sản phẩm mẹ và bé: Các sản phẩm tã, giấy vệ sinh, giấy ướt, sữa,...thường mang lại nguồn thu ổn với khả năng tiêu thụ tương đối tốt. Nhóm ngành này thường khá đa dạng về mẫu mã và giá thành, vì vậy bạn có thể nhập các sản phẩm nổi tiếng cũng như khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường.
  • Văn phòng phẩm: Nhiều nhà phân phối hàng tiêu dùng quy mô tương đối lớn sẽ phân phối cả những mặt hàng này. Đặc biệt là bạn có nhiều đối tác là chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ kết hợp văn phòng phẩm gần các khu vực trường học, cơ quan.

3. Điều kiện để trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng

Mỗi thương hiệu sẽ có những tiêu chuẩn nhất định khi tìm nhà phân phối hàng tiêu dùng cho mình để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm cũng như đảm bảo không xảy ra các trường hợp đội giá, sai chính sách bán hàng ảnh hưởng đến uy tín đến thương hiệu. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sẽ cần tìm nhà phân phối hàng tiêu dùng có thể đáp ứng được những yếu tố tiên quyết sau:

3.1 Vốn

Không sai khi nói trở thành nhà phân phối là một hình thức “ôm hàng” số lượng lớn. Không chỉ là phí nhập hàng, nhà cung cấp cần có nguồn tài chính ổn định để duy trì mặt bằng, chi phí nhân công, chi phí lưu kho, tiếp thị đến đại lý và người tiêu dùng,...

Nguồn vốn được xem là một trong những tiêu chí bắt buộc và tiên quyết để một thương hiệu quyết định cho bạn làm đại lý. Vì vậy, nếu nguồn vốn của bạn còn tương đối hạn hẹp, hãy suy nghĩ đến các mô hình kinh doanh khác như đại lý cấp thấp hay kinh doanh bán lẻ.

3.2 Thị trường

Có kinh nghiệm phân phối hàng hóa được xem là “điểm cộng” tương đối lớn khi trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng. Bởi việc bạn có kinh nghiệm cũng như hiểu rõ thị trường sẽ đem lại nhiều lợi thế cho việc phân phối hàng hóa, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm cũng như đưa thương hiệu đi xa hơn. 

nhà phân phối hàng tiêu dùng

Thị trường và thị hiếu là một trong những yếu tố cần đánh giá khi trở thành nhà tiêu dùng

Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm nhà phân phối thì cũng cần có kinh nghiệm trong kinh doanh hàng tiêu dùng. Bạn không thể bán hàng hay truyền thông sản phẩm hiệu quả nếu bạn không hiểu về hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng, đại lý cũng như chính sách bán hàng phù hợp nhằm đảm bảo nguồn lợi thu về và khả năng tiêu thụ cho các sản phẩm mà mình phân phối. 

Xác định rõ phân khúc thị trường cho các sản phẩm mà bạn sắp phân phối. Ví dụ như sản phẩm của bạn có thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường? Hay đâu là thị trường tiềm năng mà bạn cần hướng đến và hướng truyền thông phù hợp để tăng hiệu quả phân phối là gì?

3.3 Không đang phân phối các sản phẩm của thương hiệu cạnh tranh

Nhiều thương hiệu sẽ không yêu cầu về sự độc quyền, nghĩa là bạn có thể là nhà phân phối của nhiều thương hiệu, nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, bạn không thể cùng lúc là nhà phân phối của 2 thương hiệu cạnh tranh nhau (coca cola - pepsi)

3.4 Tư cách pháp lý nhà phân phối hàng tiêu dùng

Dù bạn là chủ kinh doanh bán lẻ, đại lý hay chuẩn bị để trở thành nhà phân phối của một thương hiệu thì việc chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để bắt đầu kinh doanh là điều kiện bắt buộc. 

Chỉ khi đầy đủ giấy tờ và được chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh bạn mới có thể bắt đầu việc kinh doanh cũng như đáp ứng được một trong những điều kiện bắt buộc để trở thành nhà phân phối của doanh nghiệp sản xuất.

Để trở thành nhà phân phối của một thương hiệu, bạn cần đáp ứng được tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn nhà sản xuất phù hợp dựa trên những tiêu chí mà bạn đặt ra để đảm bảo lợi ích cũng như khả năng tiêu thụ cho các kênh phân phối của mình.

4. Những tiêu chí lựa chọn thương hiệu uy tín để trở thành nhà phân phối

4.1 Chọn một thương hiệu, sản phẩm đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng, lượng hàng hóa và thương hiệu là rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo khả năng tiêu thụ, lựa chọn thương hiệu để trở thành nhà phân phối là vô cùng cần thiết. 

Nhiều nghiên cứu khoa học về hành vi tiêu dùng cho thấy, người tiêu dùng thường chỉ chỉ nhớ tới không quá 3 thương hiệu thuộc cùng một lĩnh vực, ngành hàng. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng những sản phẩm tiên phong trong ngành hàng hoặc có ưu điểm nổi bật, được yêu thích so với hàng ngàn sản phẩm trên thị trường. 

đại lý cấp 1

Lựa chọn thương hiệu có tiếng là cách giúp nhà phân phối đảm bảo khả năng tiêu thụ

Để đánh giá được điều này, thị hiếu và nhu cầu của thị trường là một trong những yếu tố mà bạn có thể xem xét, quan sát và đánh giá một cách dễ dàng, hiệu quả nhất.

Nếu đó là một sản phẩm mới nhưng bạn có thể nhìn được tiềm năng mà nó mang lại hay lợi nhuận và chính sách tương đối ổn thì đây sẽ là một thử thách mà bạn có thể cân nhắc. Đối với những thương hiệu này, rõ ràng là bạn sẽ cần một chiến lược truyền thông cũng như quảng cáo mạnh mẽ từ nhãn hàng. 

4.2 Luôn cân nhắc về các mức chiết khấu và hỗ trợ từ nhãn hàng

Chiết khấu cao luôn được xem là “thẻ xanh” để nhiều nhà phân phối đồng ý trở thành đầu mối của nhiều thương hiệu. Tuy nhiên trên thực tế, các sản phẩm, thương hiệu có chiết khấu cao thường sẽ là các sản phẩm mới hoặc chưa có nhiều tên tuổi trên thị trường. Điều này cũng có thể đồng nghĩa với việc ngân sách của việc hỗ trợ về thương hiệu, tiến hành quảng cáo, truyền thông sẽ bị giảm đi. 

Chính vì vậy, là một nhà phân phối hàng tiêu dùng, hãy quan tâm đến tính thiết thực về khả năng hỗ trợ để cân bằng hiệu quả truyền thông, kinh doanh và lợi nhuận thu về.

Một nhà cung cấp tốt sẽ có thể cung cấp cho bạn các hoạt động tại điểm bán như các biển quảng cáo, chương trình ưu đãi, sự kiện truyền thông,...cũng như đội ngũ tiếp thị trong việc tìm kiếm các đại lý, cửa hàng bán lẻ khác. 

4.3 Luôn đánh giá sản phẩm thực tế và đóng vai là người tiêu dùng

Để đảm bảo khả năng tiêu thụ, việc lựa chọn sản phẩm dựa theo nhu cầu của người tiêu dùng là điều quan trọng nhất. Bởi rõ ràng, bạn không thể nhập một sản phẩm mà không biết đối tượng nào sẽ là người sử dụng nó.

nhà phân phối hàng tiêu dùngCách nhanh nhất để hiểu nhu cầu và khả năng làm hài lòng khách hàng chính là sử dụng cái nhìn của chính người tiêu dùng

Bám sát theo nhu cầu người tiêu dùng là cách duy nhất để bán được hàng và đặc biệt hơn là đưa ra các đánh giá để để xuất cải thiện sản phẩm cho nhà cung cấp. 

Là nhà phân phối, bạn sẽ có quyền được trải nghiệm sản phẩm cũng như quy trình tạo nên sản phẩm đó. Khi bạn là một người có kinh nghiệm, hiểu rõ nhu cầu khách hàng, bạn sẽ có những đánh giá khách quan và thực tế nhất cho khả năng đón nhận sản phẩm của thị trường. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có nhập sản phẩm này hay không để đảm bảo cho việc kinh doanh của mình. 

5. Giải pháp quản lý tổng quát hiệu quả nhất cho nhà phân phối hàng tiêu dùng

Là một nhà phân phối nghĩa là bạn sẽ có nguồn khách hàng là các đại lý, nhà bán lẻ tương đối lớn. Không chỉ là kiểm soát lượng đơn hàng mà công nợ cũng là vấn đề mà nhà phân phối hàng tiêu dùng cần quan tâm để hạn chế rủi ro và đảm bảo quy trình phân phối diễn ra suôn sẻ. 

Để quản lý hiệu quả, nhà phân phối hàng tiêu dùng sẽ cần đảm bảo được khả năng kiểm soát tất cả các vấn đề:

  • Quản lý nhà cung cấp
  • Quản lý kho hàng
  • Quản lý các đại lý
  • Quản lý các hoạt động ưu đãi, giảm giá
  • Đánh giá chi phí, doanh thu và lợi nhuận

Ứng dụng công nghệ trong quản lý được xem là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn đảm bảo được hiệu quả quản lý, hạn chế rủi ro cũng như tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất. Một phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng tốt sẽ bao gồm tất cả các giải pháp giúp bạn có thể quản lý được tổng quát kho phân phối của mình. 

5.1 Quản lý nhà cung cấp

Để quản lý nhà cung cấp hiệu quả, nhà phân phối cần theo dõi được tình hình công nợ nhà cung cấp để đánh giá chi phí, doanh thu trong kỳ. Điều này sẽ giúp nhà cung cấp có thể đưa ra các giải pháp cân đối chi phí và kế hoạch nhập hàng trong thời điểm tiếp theo.

Cùng với đó, theo dõi tình hình nhập hàng từ nhà cung cấp cũng có thể giúp nhà phân phối đánh giá khả năng hỗ trợ, đảm bảo thời gian và tiêu chí nhập hàng. Đây là điều kiện để xem xét việc hợp tác trong tương lai để đảm bảo lợi ích cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm.

nhà phân phối hàng tiêu dùng

Quản lý kho hiệu quả là cách tốt nhất để giảm thiểu tối đa tổn thất

5.2 Quản lý kho hàng nhà phân phối hàng tiêu dùng

Nhiều ý kiến cho rằng, làm nhà phân phối hàng tiêu dùng giống như việc bạn là một tổng kho. Điều này có nghĩa là lượng hàng hóa mà bạn cần dự trữ là rất lớn, với đầu sản phẩm có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn. Việc quản lý khi này cũng trở nên khó khăn hơn khi quy mô của bạn mở rộng hơn. 

Sử dụng một phần mềm quản lý kho hàng là cách tốt nhất giúp bạn quản lý từng đầu sản phẩm một cách chính xác và giảm sai sót một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể kiểm soát hàng hóa toàn kho dựa trên mã sản phẩm, SKU và đồng bộ kho theo từng giao dịch nhập, xuất kho phát sinh theo thời gian thực. 

Cùng với đó, một phần mềm tốt còn giúp bạn cảnh báo hàng sắp hết hoặc hàng tồn kho lâu ngày để có thể lên kế hoạch nhập kho cũng như giải phóng tồn kho hiệu quả. 

5.3 Quản lý đơn hàng

Đối với hệ thống nhà phân phối, quản lý đơn hàng đồng nghĩa với việc theo dõi quá trình xuất hàng, vận chuyển đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ như tạp hóa, siêu thị mini,...Hệ thống sẽ giúp bạn có thể theo dõi chi tiết quá trình bán hàng cũng như nhận hàng của khách hàng. Điều này sẽ giúp nhà phân phối loại bỏ các nguy cơ thất lạc đơn hàng hay sai sót trong số lượng hàng hóa. 

Đặc biệt hơn, tương tự như với nhà cung cấp, các tính năng đặc biệt của phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng còn giúp bạn theo dõi được công nợ của từng đại lý. Đây là cách tốt nhất giúp bạn có thể kiểm soát được vấn đề tài chính của cửa hàng và đưa ra kế hoạch thu - chi hợp lý hơn. 

5.4 Quản lý hoạt động ưu đãi, giảm giá

Là một nhà phân phối, bạn sẽ được hỗ trợ khá nhiều từ nhà cung cấp về các vấn đề truyền thông, tìm khách hàng. Tuy nhiên, việc đưa ra các chính sách riêng như chương trình ưu đãi, chiết khấu để tăng doanh thu cho cửa hàng của mình là yếu tố mà bạn cần kiểm soát.

Tùy từng thời điểm, từng tình hình kinh doanh mà bạn có thể đưa ra cho mình các chiến dịch ưu đãi phù hợp. Đây là thời điểm mà việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả của các chương trình ưu đãi sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả kinh doanh của mình. 

Với một phần mềm hỗ trợ tốt, bạn hoàn toàn có thể tạo nên các chương trình ưu đãi dành riêng cho từng đối tượng khách hàng hay từng thời điểm. Khi này, hệ thống sẽ giúp bạn xem xét các yếu tố và đánh giá mức độ phù hợp để có thể áp dụng ưu đãi cho từng nhóm khách hàng.

Xem thêm: 5 chương trình khuyến mãi hút khách hiệu quả trong bán lẻ

5.5 Đánh giá doanh thu, lợi nhuận

Đối với một nhà kinh doanh, bạn không thể không quan tâm đến doanh thu hay lợi nhuận của cửa hàng. Bởi đó là cách duy nhất để bạn có thể đánh giá việc kinh doanh của mình có thực sự hiệu quả hay không. 

nhà cung cấp

Ứng dụng công nghệ trong thống kê doanh thu, lợi nhuận giúp đảm bảo tính chính xác và khả năng đánh giá tổng quát

Bạn có thể theo dõi trực tiếp trên các loại báo cáo chi phí, báo cáo doanh thu hay báo cáo bán hàng để xác định rõ các tiêu chí quan trọng nhất. Có nhiều cách để bạn có thể theo dõi các loại báo cáo này, tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công, một phần mềm quản lý sẽ là giải pháp phù hợp nhất mà bạn có thể ứng dụng. 

Khả năng đồng bộ nhiều kênh cũng như quản lý mọi nghiệp vụ bán hàng, quản lý trên một hệ thống sẽ đảm bảo được tính chính xác nhất cho các báo cáo của bạn. 

Với Sapo POS – phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho cửa hàng, bạn có thể dễ dàng quản lý hàng hóa, tồn kho chi tiết đến từng màu sắc, kích thước, loại hàng,…giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và kiểm hàng mỗi ngày nhanh chóng hơn.

Đáp ứng mọi nghiệp vụ bán hàng tại quầy và trên Facebook, Sapo POS là phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho cửa hàng của bạn. Không chỉ đáp ứng những nghiệp vụ bán hàng, Sapo POS còn giúp bạn quản lý hàng hóa, tồn kho, nhân viên và theo dõi báo cáo chi tiết dễ dàng nhất.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý bán hàng đặc biệt này ngay tại đây và nhận ngay 07 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM