Kinh nghiệm mở studio cho người mới 2024

Đám cưới là sự kiện trọng đại của bản thân. Vì vậy, tránh để làm qua loa, không ít người chịu chi khi bỏ ra một số tiền lớn để sử dụng dịch vụ từ A - Z của các bên studio chụp ảnh cưới uy tín. Điều này khiến cho mở studio chụp ảnh cưới trở thành 1 mô hình kinh doanh xu hướng, khả năng kiếm lời cao. Tuy nhiên, chụp ảnh đẹp thôi là chưa đủ, bạn cần phải chuẩn bị nhiều hơn thế nếu như muốn bắt đầu. Hãy theo dõi bài viết này trên Sapo Blog để đúc rút được 1 số kinh nghiệm mở studio chụp ảnh cưới nhé.

1. Studio ảnh cưới là gì? 

Studio ảnh cưới là một địa điểm chuyên cung cấp dịch vụ chụp ảnh cho cặp đôi trong ngày cưới. Studio sẽ được thiết kế theo nhiều concept chụp ảnh đẹp mắt để cô dâu chú rể lựa chọn hoặc có thể setup theo ý tưởng của khách hàng mong muốn

Studio ảnh cưới cung cấp các gói dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp bao gồm:

  • Chụp ảnh trước cưới (pre-wedding): Chụp lại những bộ ảnh đẹp và lãng mạn của cặp đôi trước ngày cưới. Thường diễn ra trước ngày cưới và tại các địa điểm đẹp, nổi tiếng hoặc ngay tại chính studio
  • Chụp ảnh trong ngày cưới (wedding day): Ghi lại những khoảnh khắc quan trọng trong ngày cưới, bao gồm lễ cưới, chụp ảnh gia đình, chụp ảnh tại nhà thờ hoặc nơi tổ chức tiệc cưới. 
  • Chụp ảnh sau cưới (post-wedding): Ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc sau ngày cưới, thường là chụp ảnh tại các địa điểm đẹp, nổi tiếng hoặc đi du lịch trăng mật.

Studio ảnh cưới thường có các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và đội ngũ trợ lý để tạo ra những bức ảnh cưới đẹp, ấn tượng và đáp ứng yêu cầu của cặp đôi. Các studio còn cung cấp dịch vụ làm album ảnh, chỉnh sửa ảnh, tạo slideshow và các sản phẩm khác liên quan đến ảnh cưới.

mở studio cho người mới

2. Có nên mở studio ảnh cưới không?

Để có thể mở studio ảnh cưới thành công, tạo ra dòng tiền ổn định, khách hàng hài lòng về dịch vụ thì cần phải xem xét dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nhìn từ thị trường thì Sapo nhận thấy rằng, từ trước đến nay, dám cưới là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi người và việc chụp ảnh cưới là một phần không thể thiếu. Tuỳ vào tài chính của mỗi gia đình mà họ sẽ lựa chọn những dịch vụ khác nhau, có khách chỉ có nhu cầu chụp ảnh, có khách lại thuê dịch vụ từ A - Z như trang điểm, setup không gian chụp và hậu kỳ. Do đó, nhu cầu về dịch vụ chụp ảnh cưới thường ổn định và có xu hướng tăng trưởng. 

Bên cạnh đó, dịch vụ chụp ảnh cưới thường có giá trị cao và có thể tạo ra lợi nhuận lớn. Các cặp đôi thường sẵn lòng chi trả để có những bức ảnh cưới đẹp và độc đáo.

Kinh nghiệm mở studio

3. Kinh nghiệm mở studio cho người mới

Hiện nay có nhiều bạn trẻ có vài năm kinh nghiệm chụp mẫu ảnh cũng bắt đầu tay ngang, lấn sân sang mở studio riêng. Với chi phí thấp, lợi nhuận cao, điều này làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Tuy nhiên, để vận hành 1 studio chuyên nghiệp nhất, ngoài yếu tố kỹ thuật, ta cũng cần quan tâm đúng mực đến vấn đề chất lượng dịch vụ, giá cả và chăm sóc khách hàng trước và sau bán. Đám cưới là ngày trọng đại nếu chỉ vì giá rẻ thì khách hàng sẽ không bao giờ lựa chọn dịch vụ của bạn để nhận về thành phẩm đáng thất vọng cả. Có được cái nhìn tốt từ khách hàng khiến bạn chẳng tốn một đồng chi phí quảng cáo nào, khách này giới thiệu khách khác, studio của bạn sẽ nhanh chóng tạo được chỗ đứng nhất định. Các kinh nghiệm mở Studio chụp ảnh cưới mà bạn cần biết: 

3.1 Nghiên cứu thị trường và kế hoạch kinh doanh

Tìm hiểu về thị trường áo cưới địa phương, bao gồm nhu cầu, xu hướng thiết kế, đối tượng khách hàng, và các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tiềm năng và cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Xem thêm: 6 bí quyết để kinh doanh váy cưới thành công

Xác định mục tiêu kinh doanh, phân tích thị trường, đặt ra chiến lược tiếp thị, và xây dựng kế hoạch tài chính. Điều này giúp bạn có một khung phương pháp và hướng đi cho việc kinh doanh.

3.2 Chuẩn bị nguồn vốn đầu tư

Xác định nguồn vốn cần thiết để mở tiệm áo cưới, bao gồm thuê/ mua mặt bằng, mua hàng tồn kho, thiết bị, trang trí và quảng cáo ban đầu. Đảm bảo rằng bạn có nguồn vốn đủ để khởi đầu và duy trì hoạt động trong giai đoạn ban đầu.

3.3 Đầu tư thật nhiều vào lựa chọn vị trí và trang trí cửa hàng

Tìm một vị trí thuận lợi cho tiệm áo cưới của bạn, thường là ở khu vực gần các trung tâm thành phố hoặc gần các khu vực tập trung đám cưới. Đảm bảo rằng không gian của bạn đủ rộng để chứa các mẫu áo cưới và các phòng thay đồ thoải mái cho khách hàng.

Về mục mua sắm trang thiết bị và thuê mặt bằng chiếm nhiều nguồn vốn nhất, nhưng không thể cắt giảm bởi các yếu tố từ thiết bị này sẽ giúp hình ảnh của bạn chất lượng đẹp hơn. Vì vậy, bạn cần bỏ nhiều thời gian nghiên cứu thiết bị nào cần thiết, rẻ bền, mẹo cho bạn là tham gia các trang cộng đồng bán máy ảnh, các loại đèn flash… thanh lý lại (vì hàng thanh lý nên bạn cần xem xét thật kỹ xem hàng còn chất lượng không), với người có chuyên môn về máy móc các thiết bị chuyên cho studio sẽ giúp bạn tiết kiệm một số khoản tiền kha khá.

3.4 Lựa chọn nhà cung cấp

Tìm hiểu và tìm nhà cung cấp uy tín và chất lượng để cung cấp các mẫu áo cưới. Đảm bảo rằng các nhà cung cấp này có sẵn các loại áo cưới phù hợp với nhu cầu và phong cách của khách hàng của bạn.

3.5 Xây dựng mạng lưới

Xây dựng mối quan hệ với các nhà thiết kế váy cưới, nhà trang điểm, nhà tổ chức đám cưới và các nhà cung cấp dịch vụ cưới khác. Hợp tác và liên kết với họ có thể giúp bạn mở rộng mạng lưới khách hàng và tạo ra cơ hội kinh doanh.

4. Mở studio chụp ảnh cưới cần những chi phí gì?

Chi phí để mở một studio áo cưới có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí địa lý, kích thước và trạng thái của tiệm, mức độ trang bị và quảng cáo. Dưới đây là một số chi phí chính mà bạn cần xem xét:

4.1 Thuê hoặc mua mặt bằng

Đây là một trong những chi phí lớn nhất. Tùy thuộc vào vị trí và khu vực, giá thuê mặt bằng có thể khác nhau. Bạn cũng có thể phải thanh toán tiền cọc và thuê dài hạn. Nếu bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh thì hãy sử dụng nó để mở studio cho riêng mình. Đi thuê nhà sẽ có rất nhiều bất cấp khác như tiền cọc cao, tranh chấp với chủ nhà hay chủ nhà tự ý đơn phương huỷ bỏ hợp đồng trong lúc kinh doanh. Đối với 1 vị trí kinh doanh ổn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chi phí cho thuê mặt bằng có thể dao động từ 10 - 30 triệu/ tháng

4.2 Trang thiết bị và nội thất

Bao gồm các trang thiết bị như gương, bàn trang điểm, ánh sáng, kệ để trưng bày áo cưới, v.v. Ngoài ra, bạn cần có các phòng thay đồ và phòng chụp ảnh chuyên nghiệp. Nội thất cửa hàng có bắt mắt thì khách hàng mới dễ dàng bị thu hút và mong muốn hợp tác với bạn. Chi phí cho trang trí có thể dao động từ 50 - 100 triệu

4.3 Mẫu áo cưới

Để có sự đa dạng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bạn cần đầu tư vào việc mua mẫu áo cưới. Giá cả mẫu áo cưới phụ thuộc vào nhà cung cấp và chất lượng của từng mẫu.

4.4 Quảng cáo và marketing

Để thu hút khách hàng, bạn cần có ngân sách quảng cáo và marketing. Bạn có thể phải chi tiền cho việc tạo website, in ấn tờ rơi, quảng cáo trực tuyến, xây dựng mạng xã hội, v.v.

Đặc biệt là trên Facebook. Kinh doanh studio thường khiến cho bạn không thường xuyên ngồi trước máy tính đã trả lới tin nhắn cũng như bình luận của khách hàng. Đối với 1 ngành cạnh tranh như này thì rất dễ để khách hàng có thể tham khảo thêm 1 studio khác mà bỏ qua bạn. Sử dụng ngay PHẦN MỀM CHATBOT TRÊN SAPO POS ngay hôm nay để:

  • Khi có khách hàng nhắn tin hỏi về sản phẩm/dịch vụ của shop, chatbot sẽ tự động trả lời các tin nhắn đã được lên kịch bản trước, thông qua những từ khóa được thiết lập
  • Không cần chủ shop phải online 24/7 để trả lời khách hàng mà vẫn đảm bảo làm hài lòng khách hàng cũng như giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê nhân viên trực chat với khách.
  • Bên cạnh đó, chủ shop có nhiều fanpage bán hàng thì phần mềm chatbot vẫn hỗ trợ hiệu quả.

Trải nghiệm miễn phí phần mềm quản lý bán hàng Sapo
arrow Dùng thử miễn phí

4.5 Nhân viên và phí vận hành

Nếu bạn không thể làm tất cả công việc một mình, bạn có thể cần thuê nhân viên như nhân viên bán hàng, nhân viên trang điểm, nhiếp ảnh gia, và các trợ lý khác. Hãy tính toán chi phí lương và phúc lợi cho nhân viên. Bên cạnh đó, phí vận hành, bao gồm các chi phí hàng tháng như tiền thuê, điện, nước, internet, bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.

Xem thêm: Quản lý cửa hàng áo cưới với phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS

Tổng chi phí để mở một studio áo cưới có thể dao động từ một số chục triệu đến hàng trăm triệu đồng (tùy thuộc vào quy mô và vị trí của tiệm). Để biết chính xác, nên làm một bản dự toán chi tiết và tư vấn với các chuyên gia kinh doanh trước khi quyết định mở

5. TOP 3 studio nổi tiếng tại Hà Nội

5.1 Studio Thiên Phúc

Được biết đến là một trong những studio ảnh cưới hàng đầu tại Hà Nội, Studio Thiên Phúc nổi tiếng với chất lượng ảnh đẹp, phong cách sáng tạo và sự chuyên nghiệp trong việc tạo nên những bức ảnh độc đáo và tinh tế cho cặp đôi. Studio cung cấp các gói dịch vụ phong phú và có đội ngũ nhiếp ảnh gia tài năng và giàu kinh nghiệm.

5.2 Studio Ảnh Kim

Studio Ảnh Kim là một địa chỉ đáng tin cậy cho các cặp đôi muốn có những bức ảnh cưới đẹp và ấn tượng. Với không gian studio chuyên nghiệp và đội ngũ nhiếp ảnh gia tận tâm, Studio Ảnh Kim tạo ra những khung hình tươi sáng, lãng mạn và thể hiện cái nhìn độc đáo về tình yêu và hạnh phúc.

5.3 Studio Hạnh Nguyên

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chụp ảnh cưới, Studio Hạnh Nguyên được biết đến với phong cách tinh tế, sáng tạo và chất lượng ảnh cao. Đội ngũ nhiếp ảnh gia của studio luôn sẵn lòng lắng nghe ý kiến và mong muốn của khách hàng để tạo ra những bức ảnh cưới tốt nhất, thể hiện được cá nhân và câu chuyện riêng của từng cặp đôi.

Như vậy, để mở studio áo cưới không khó như bạn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một thương hiệu áo cưới mà bạn mong muốn cũng như lưu lại những bí quyết mở tiệm áo cưới thành công mà Sapo Blog bật mí trong bài viết này nhé

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM