Quán cơm bình dân là điểm đến quen thuộc của học sinh, sinh viên, người lao động bởi thường có giá rẻ, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Chính vì thế mà các quán cơm như vậy mọc nên như nấm xung quanh khu văn phòng, trường học, khu công trường, khai thác…
Mặc dù các món ăn chế biến đơn giản, mô hình tương đối nhỏ nhưng bạn vẫn cần nắm chắc các kinh nghiệm mở quán cơm bình dân sau đây để tiết kiệm chi phí, thu lời cao nhé.
1. Nghiên cứu thị trường
1.1 Nghiên cứu thị trường chung
Thị trường chung ở khu vực bạn định mở quán cơm bình dân sẽ tác động ít nhiều tới hoạt động kinh doanh sau nay. Ví dụ như địa điểm là nơi gần khu văn phòng, trường học sẽ có cơ hội thu hút khách hàng dễ hơn, phù hợp với nhiều đối tượng, tốn ít chi phí quảng cáo.
Việc nghiên cứu thị trường chung cũng sẽ giúp bạn nhận biết đặc điểm cạnh tranh khi mở quán. Nếu xung quanh đã xuất hiện nhiều quán tương tự, họ có khách hàng trung thành tới ăn mỗi ngày thì cần suy nghĩ phương án làm khác biệt đi để có thể cạnh tranh tốt hơn.
Mô hình quán cơm bình dân với ngân sách nhỏ
1.2 Nghiên cứu khách hàng
Khách hàng là người quyết định sống còn với mỗi hoạt động kinh doanh nên bạn cần nghiên cứu kỹ nhu cầu, thói quen, khẩu vị của họ.
Ví dụ bạn đặt quán cơm gần một khu công nghiệp tại Hưng Yên nhưng lao động ở đây chủ yếu đến từ Thanh Hóa, Nghệ An thì chắc chắn khẩu vị của họ sẽ khác, cần thực sự biết họ là ai, độ tuổi, giới tính, quê quán thế nào để chọn các món ăn, giá cả phù hợp nhé.
1.3 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Quán cơm bình dân tương đối dễ mở, vốn ít nên việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Đừng vội nản lòng khi thấy “một mét vuông có 5,6 quán”, hãy đến từng quán ăn thử món ăn họ nấu, quan sát cách phục vụ, chắt lọc ra những ưu điểm để ứng dụng và rút kinh nghiệm dựa trên nhược điểm họ đang gặp phải nhé.
2. Lên kế hoạch mở quán cơm bình dân
2.1 Kế hoạch về chi phí
- Chuẩn bị vốn: Vốn kinh doanh cần tính toán dựa trên những hoạch định chi phí cần đầu tư khi mở quán, bao gồm cả ngân sách phòng tránh rủi ro. Chính vì thế hãy lên một bản kế hoạch chi tiêu chi tiết để chuẩn bị vốn cho hiệu quả nhé.
- Dự tính chi phí: Chi phí mở quán cơm bình dân thường bao gồm chi phí thuê mặt bằng, cải tạo mặt bằng, trang trí quán, thuê nhân sự, mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu và các công cụ quản lý khác.
Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân với chi phí hợp lý
2.2 Lựa chọn hình thức bán
Có khá nhiều cách bán cơm bình dân cho bạn tham khảo như bán tại quán, bán online trên facebook, trên website, trên ứng dụng ship đồ ăn...hoặc kết hợp tất cả để tăng doanh thu. Tuy nhiên không phải cứ nhảy chân vào kênh nào là thành công, cần phải dựa trên đặc điểm mô hình của bạn để lựa chọn đó nhé.
Ví dụ nếu bạn không có nhiều ngân sách đầu tư mặt bằng rộng rãi, gần khu vực đông khách hàng mục tiêu thì lựa chọn bán online sẽ hợp lý hơn cả.
Ngoài ra bán online lại yêu cầu phần đóng gói thực phẩm sạch sẽ, an toàn vệ sinh, ship nhanh, làm đồ nhanh, chỉ như vậy mới có thể giữ chân khách hàng. Hãy dựa trên nguồn vốn, nguồn lực của mình để lựa chọn hình thức bán phù hợp bạn nhé.
3. Lên thực đơn quán cơm bình dân
3.1 Dự tính các món sẽ bán
Việc lên thực đơn quán cơm bình dân là điều không khó, bạn hãy ưu tiên các món thân thuộc với nhiều người, dễ làm, không quá nặng yếu tố địa phương để có thể phù hợp với khẩu vị nhiều đối tượng nhé.
Thông thường trong thực đơn quán cơm bình dân thường chia thành 3 loại món ăn là món thịt, món rau và cạnh. Nếu còn chưa hình dung ra thì hãy dành nhiều thời gian dạo quanh các quán cơm đông khách để tham khảo nhé. Bạn cũng có thể dựa vào các gợi ý dưới đây để chọn cho mình menu phù hợp nha:
Lập kế hoạch kinh doanh quán cơm bình dân bao gồm cả thực đơn
3.2 Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu
Nguồn nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng quan trọng, không những cần đáp ứng yếu tố tươi, sạch mà còn cần có giá thành thấp, đảm bảo kinh doanh lãi cao bạn nhé.
Để tìm được nguồn nguyên liệu như vậy như đãi cát tìm vàng nhưng không phải không có, nhiều quán cơm bình dân hiện nay đã làm được, hãy đến đó và thăm dò tìm cho mình nguồn nhập nguyên vật liệu tin cậy nhé.
3.3 Định giá cho thực đơn
Thông thường các suất cơm bình dân trên thị trường thường có giá từ 25.000đ đến 35.000đ dựa trên yêu cầu gọi món của khách hàng. Tuy nhiên để tính nhẩm nhanh suất cơm của khách hàng có giá bao nhiêu bạn cần tự hoạch định rõ ràng giá cho từng món ăn.
Tính toán xem với lượng thức ăn như vậy thì lấy giá nào thì có lãi, mức lãi cố định cho từng món là bao nhiêu, khi nào thì có thể tăng giá nhé.
4. Các thủ tục pháp lý mở quán cơm bình dân
Theo kinh nghiệm của nhiều chủ quán cơm bình dân thì các giấy từ chủ quán phải nộp khi mở quán là giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh, chứng minh nhân dân công chứng và các loại giấy tờ khác tùy theo mô hình cũng như yêu cầu của địa phương.
Để đảm bảo ngày khai trương thành công bạn nên chuẩn bị và cung cấp đầy đủ trước, tránh trường hợp nộp muộn làm gián đoạn quá trình kinh doanh hoặc phải chịu phạt.
Thủ tục pháp lý khi mở quán cơm bình dân
5. Cách thu hút khách hàng
5.1 Quảng cáo/ Marketing quán cơm bình dân
Đừng nghĩ rằng quán cơm bình dân thì không cần tới các phương thức marketing, quảng cáo nhé. Có rất nhiều cách để bạn đưa thông tin quán đến gần hơn với khách hàng như lập fanpage trên facebook, chụp hình đồ ăn chia sẻ lên các group văn phòng, ăn vặt. Quay livestream quảng cáo các món ăn tại quán.
Chắc chắn qua những kênh này sẽ có rất nhiều người đặt ship đồ về ăn hoặc tới quán ăn thử. Đây là các phương thức marketing đã được nhiều quán cơm bình dân áp dụng hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm bí quyết mở quán ăn đông khách dưới đây để học hỏi các kinh nghiệm quảng cáo hữu ích nhé
Đọc thêm: 9 bí quyết mở quán ăn đông khách cho người mới bắt đầu
5.2 Trang trí quán cơm bình dân
Khách hàng đến ăn tại quán cơm bình dân thường có thu nhập trung bình, là học sinh sinh viên, không ngồi lại lâu tại quán nên không gian không cần trang trí quá cầu kỳ.
Tuy nhiên bạn cần trang bị đủ điều hòa, quạt trần, quạt treo tường hoặc quạt cây phục vụ vào mùa hè nhé. Bên cạnh đó quán cũng cần được bày biện gọn gàng, sạch sẽ, có điểm phục vụ canh và nước uống miễn phí cho khách lấy đồ.
Thiết kế quán cơm bình dân đơn giản và sạch sẽ
5.3 Tạo các chương trình khuyến mại
Các chương trình khuyến mãi sẽ giúp quán của bạn thu hút nhiều khách hàng mới, vô cùng phù hợp để áp dụng vào ngày khai trương hoặc các ngày lễ, tết. Tuy nhiên mức độ khuyến mãi thế nào, áp dụng cho đối tượng nào, đo lường hiệu quả ra sao cần được tính toán kỹ lưỡng.
Bước này giúp bạn biết được chương trình có hiệu quả không, lãi lỗ ra sao để rút kinh nghiệm cho lần sau nhé.
Ngoài ra, nếu bạn nhắm tới đối tượng là dân văn phòng thì có thể tham khảo thêm bài viết sau đây để có kinh nghiệm nhé:
Đọc thêm: Kinh doanh cơm văn phòng, trào lưu hốt bạc nhưng không dễ nuốt
5.4 Liên kết với các app giao đồ ăn
Việc liên kết với các app giao đồ ăn không những giúp quán có thêm nhiều đơn hàng mà còn giúp quảng bá hình ảnh và tiết kiệm chi phí marketing. Nếu có thể bạn hãy đăng ký mở gian hàng trên nhiều app để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng hơn nhé.
Tuy nhiên bạn cần ứng dụng thêm phần mềm quản lý đối tác giao hàng để có thể quản lý tập trung kết quả doanh thu trên tất cả các app, tiết kiệm thời gian cũng như có được báo cáo rõ ràng, chính xác nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây để hiểu hơn về các app giao đồ ăn cũng như khai thác hiệu quả bán hàng tốt hơn, tăng trưởng doanh thu nhé.
Đọc thêm: [Ebook] Top 5 app ship đồ ăn giúp nhân đôi doanh thu tức thì
6. Cách quản lý quán cơm bình dân
6.1 Quản lý nhân sự
Các quán cơm bình dân thường không có quá nhiều nhân viên phục vụ, đa số khách hàng vào quán sẽ gọi đồ ngay tại quầy nên chỉ cần người đứng quầy, 1 vài nhân viên dọn bàn là đủ. Tuy nhiên để đảm bảo họ phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp vẫn cần những buổi đào tạo cơ bản.
Chi phí mở quán cơm bình dân bao gồm cả chi phí quản lý nhân sự
6.2 Quản lý dòng tiền
Để quản lý tốt dòng tiền, bạn cần ghi chép đầy đủ các tác dụ thu chi tại quán, tuy nhiên với lượng khách hàng lớn bạn nên ứng dụng thêm phần mềm quản lý để kiểm soát tài chính hiệu quả. Phần mềm sẽ tự động lưu giữ thông tin thu chi tại quán, thống kê báo cáo dòng tiền đầy đủ và chi tiết cho bạn dễ dàng theo dõi mỗi ngày.
6.3 Sử dụng phần mềm quản lý quán cơm bình dân
Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn sẽ giúp quán của bạn quản lý nhân sự, dòng tiền, tài chính, nguyên vật liệu tốt hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ thanh toán nhanh, đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi lâu, giảm ùn tắc vào giờ cao điểm.
Ngoài ra, việc quản lý món ăn theo định lượng còn giúp bạn kiểm soát kho nguyên vật liệu hiệu quả, tránh thất thoát và sai sót do các tác vụ thủ công.
Hãy dành ra 15 phút dùng thử để hiểu hơn về phần mềm này nhé, chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm tương đối thời gian, chi phí quản lý và mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở quán cơm bình dân cho bạn tham khảo và ứng dụng vào mô hình của mình. Dù bán online hay bán tại quán hãy nhớ kết hợp cùng phần mềm quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường nhé. Chúc bạn có khởi đầu thuận lợi.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách chỉ với 200 triệu