Đồ decor luôn được biết đến như những mặt hàng kinh doanh mang lại nguồn lợi tương đối ổn bởi số lượng khách hàng là vô cùng lớn cũng như tiềm năng của ngành này. Trong bài viết này Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về những yếu tố liên quan đến kinh doanh đồ decor cho những người mới bắt đầu.
1. Tìm hiểu thị trường bán đồ decor
Trên thực tế, kinh doanh đồ decor là loại hình kinh doanh tương đối mới trên thị trường. Bởi hiện nay, đồ decor sẽ được tích hợp trong kinh doanh nội thất, đồ gia dụng thay vì tách riêng ra bán chuyên đồ decor.
Do đó, nếu bắt đầu kinh doanh đồ decor lần đầu, hãy cố gắng tìm hiểu về nhu cầu thị trường cũng như đánh giá khả năng tìm nguồn hàng của mình để lựa chọn các sản phẩm đồ decor phù hợp để kinh doanh.
Đồ decor nên được mở rộng và đa dạng hơn để phù hợp với thị hiếu cửa hàng như vật dụng nhà bếp, trang trí nhà cửa, trang trí văn phòng, kệ sách, đồ phong thủy,...Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ là yếu tố quan trọng giúp chủ kinh doanh có thể mở rộng thị trường, mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu hiệu quả.
Việc tìm hiểu thị trường trước khi bắt đầu kinh doanh đồ decor sẽ giúp chủ kinh doanh xác định được thị trường mà mình hướng đến, khả năng cạnh tranh cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu.
Điều này cũng sẽ giúp chủ kinh doanh xây dựng được chính sách giá cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp để đảm bảo việc thu hút khách hàng và hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
Xem thêm: 6 phương pháp nghiên cứu thị trường cho người mới kinh doanh
2. Định hướng kinh doanh
Đối với kinh doanh đồ decor, chủ kinh doanh nên định hướng mô hình kinh doanh rõ ràng là kinh doanh theo hướng bán lẻ hay kết hợp sản xuất và kinh doanh tùy theo khả năng và định hướng.
Đối với mô hình kinh doanh kết hợp sản xuất, bạn sẽ cần chuẩn bị và quản lý nhiều hơn, tuy nhiên bạn sẽ có thể chủ động hơn từ việc xây dựng ý tưởng đến thiết lập chính sách giá bán và tính cạnh tranh trên thị trường.
Chủ động trong tất cả các khâu đồng nghĩa với việc nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh và quản lý để đảm bảo hiệu quả vận hành cũng “nặng” hơn. Do đó, hãy đánh giá khả năng của mình và định hướng rõ ràng để có thể lên kế hoạch cũng như đảm bảo khả năng vận hành của cửa hàng.
3. Chuẩn bị nguồn vốn
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Tương tự như các mô hình kinh doanh khác, nguồn vốn mở cửa hàng cần phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như quy mô cửa hàng, định hướng kinh doanh.
Một cửa hàng bán đồ decor thông thường sẽ cần nguồn vốn để triển khai các hoạt động như: Thuê mặt bằng, nhập hàng, bày trí cửa hàng, Marketing, thuê nhân viên, vốn dự phòng,...Do đó, tùy vào điều kiện hiện có và định hướng mà số vốn cửa hàng cần có sẽ rơi vào khoảng 30 - 100 triệu đồng.
4. Tìm nguồn hàng
Đối với những cửa hàng bán lẻ, việc tìm nguồn hàng là yếu tố vô cùng quan trọng sau khi đã xác định được định hướng kinh doanh. Tùy vào nguồn vốn cũng như thị trường hướng đến mà bạn có thể lựa chọn những loại sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh.
Đối với kinh doanh đồ decor, chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng lựa chọn nguồn hàng thật kỹ lưỡng để vừa đảm bảo được sự đa dạng vừa đảm bảo được tính chất lượng.
Ở thời gian đầu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn cách nhập hàng với số lượng nhỏ bởi trên thực tế, khi này khách hàng của bạn chưa có quá nhiều cũng như chưa thể đánh giá được chất lượng của nhà cung cấp.
Đây là cách để bạn có thể đánh giá một cách khách quan từng nguồn hàng và hạn chế tối đa vấn đề tồn kho khó bán, đánh giá khả năng tiêu thụ của từng loại sản phẩm cũng như thị trường mà bạn hướng đến.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người trong nghề để tìm kiếm nguồn hàng phù hợp và uy tín để nhập hàng cũng như có chính sách giá tốt nhất. Việc lựa chọn nhà cung cấp cần phụ thuộc vào phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.
Ví dụ, nếu bạn hướng đến thị trường giá rẻ, những khách hàng có thu nhập tầm thấp, trung thì có thể nhập hàng tại các cơ sở sản xuất đồ decor trong nước hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên nguồn hàng nhập khẩu cần được đánh giá một cách kỹ càng và tham khảo những người có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Đối với cửa hàng kinh doanh đồ decor hướng tới phân khúc cao cấp thì bạn nên tìm các nguồn hàng từ những thương hiệu có tiếng để đảm bảo chất lượng và hiểu hơn về xu hướng tiêu dùng của phân khúc đặc biệt này.
Xem thêm: Quy trình đánh giá nhà cung cấp chuẩn dành cho nhà bán lẻ
5. Lựa chọn kênh phân phối
Trên thực tế, kinh doanh đồ decor không phải là một sản phẩm khó để lựa chọn kênh phân phối. Tùy vào định hướng, nguồn vốn cũng như kế hoạch kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp.
Không nhất thiết phải mở cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể đưa sản phẩm của mình đến khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng thông qua các kênh online. Bởi trên thực tế, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các kênh bán hàng trực tuyến thay vì đến cửa hàng.
Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với các sản phẩm đồ decor có kích thước nhỏ, dễ di chuyển. Còn đối với những mặt hàng đặc biệt, dễ vỡ, khối lượng lớn bạn nên cân nhắc đến việc thuê mặt bằng kinh doanh để khách hàng có thể dễ dàng ghé thăm và mua hàng.
Điều này không có nghĩa là bạn chỉ có thể dừng lại ở cửa hàng, showroom, bạn hoàn toàn có thể mở rộng lên các kênh online, bước đầu như một cách Marketing để mở rộng thương hiệu của bạn trên thị trường.
Các kênh bán hàng bạn có thể cân nhắc lựa chọn dựa trên sự phù hợp như cửa hàng, showroom, mạng xã hội, sàn TMĐT,...Ngoài ra, với các mô hình kinh doanh đồ decor kết hợp sản xuất, bạn có thể cân nhắc đến các kênh phân phối khác như các đại lý, nhà bán lẻ khác để tăng nhanh thêm doanh thu cho cửa hàng.
6. Lên kế hoạch Marketing
Marketing là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh đồ decor. Bởi trên thực tế, người tiêu dùng mua đồ decor dựa rất nhiều vào yếu tố hình ảnh hay thương hiệu. Do đó, khả năng tiếp cận khách hàng càng lớn thì hiệu quả tiêu thụ càng cao.
Kinh doanh đồ decor không phải là mặt hàng quá khó bán, do đó hãy xác định chính xác thị trường mà bạn muốn hướng đến, chi phí có thể bỏ ra và triển khai các kế hoạch Marketing như truyền thông trên các kênh online, mạng xã hội hay tại cửa hàng. Điều này không chỉ giúp bạn có thể phủ rộng thương hiệu mà còn giúp bạn dễ dàng tăng doanh thu hiệu quả cho cửa hàng.
7. Quản lý bán hàng
Đối với bất kỳ ngành nghề hay quy mô kinh doanh nào thì chủ kinh doanh đều cần phải quản lý hoạt động bán hàng của cửa hàng. Đây là cơ sở để chủ kinh doanh có thể hạn chế tối đa sai sót cũng như kiểm soát được toàn bộ tình hình của cửa hàng.
Đối với kinh doanh đồ decor, quản lý sản phẩm là vô cùng quan trọng, đặc biệt là những sản phẩm có kích thước bé với mẫu mã đa dạng. Việc quản lý chi tiết sản phẩm sẽ giúp chủ kinh doanh có thể hạn chế tối đa vấn đề thất thoát cũng như đảm bảo được việc bán hàng tại cửa hàng. Từ đó lên kế hoạch nhập hàng phù hợp để đảm bảo khả năng vận hành của cửa hàng.
Cùng với đó, hãy cố gắng theo dõi hoạt động kinh doanh và đánh giá một cách chi tiết, cụ thể tình hình kinh doanh của cửa hàng. Đặc biệt là trong thời gian đầu, bởi đây là thời điểm mà bạn cần kiểm soát kỹ càng để đảm bảo cửa hàng của bạn có thể tiếp tục duy trì cũng như thay đổi kế hoạch kinh doanh một cách phù hợp.
Một phần mềm quản lý được xem là một trong những yếu tố mà cửa hàng đồ decor cần cân nhắc để vừa có thể bán hàng không cần nhớ giá, vừa quản lý toàn bộ hệ thống sản phẩm, tồn kho cũng như giúp chủ kinh doanh đánh giá được hoạt động kinh doanh của cửa hàng dựa trên hệ thống báo cáo bán hàng, báo cáo lãi lỗ chi tiết.
Trên đây là những yếu tố liên quan đến kinh doanh đồ decor mà chủ kinh doanh cần lưu ý để bắt đầu bán hàng một cách hiệu quả nhất. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh bước đầu vạch ra được hướng đi phù hợp nhất cho cửa hàng của mình.