Bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng lại gặp hạn chế về ngân sách? Bạn đang tìm kiếm 1 mô hình, 1 ý tưởng kinh doanh phù hợp với bản thân và thu được giá trị cao? Kinh doanh đồ handmade rất phù hợp với những bạn có ít vốn muốn kinh doanh nhỏ, tùy vào khả năng bạn có thể chọn kinh doanh online hay truyền thống. Dưới đây, Sapo Blog sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế giúp bạn chuẩn bị thật tốt trước khi bắt đầu.
1. Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng kinh doanh đồ handmade?
Tùy vào hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn, nguồn vốn cần thiết để mở cửa hàng đồ handmade sẽ khác nhau. Nếu có dưới 10 triệu đồng thì giải pháp tối ưu nhất là kinh doanh online. Trong đó bạn mất khoảng 3 đến 5 triệu cho việc thiết kế website bán hàng, đây sẽ là shop ảo để bạn trưng bày và quảng cáo sản phẩm của mình. Số tiền còn lại dành để nhập nguyên liệu, tiếp thị và vận chuyển hàng.
Thực tế bạn vẫn có thể kinh doanh trực tuyến mà không cần website, ví dụ lập fanpage trên Facebook để bán hàng chẳng hạn, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, vì sau này rất khó xây dựng thương hiệu nếu bạn không có mảnh đất của riêng mình. Có website bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian trong việc tiếp cận khách hàng, lọc đơn hàng, thiết lập chính sách trước và sau khi bán.
Nếu có nhiều vốn hơn, khoảng trên dưới 40 triệu đồng thì bạn có thể mở hẳn một cửa hàng kinh doanh đồ handmade. Trong đó nặng nhất là phần thuê mặt bằng, mặc dù shop handmade không cần rộng nhưng cũng mất khoảng gần 20 triệu cho khoản này, vì chủ nhà thường bắt đặt cọc từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra còn tiền sắm sửa trang thiết bị trong cửa hàng cũng tốn không ít.
2. Nguồn hàng đồ handmade
Chúng tôi sẽ có bài viết riêng để chia sẻ với các bạn về các địa điểm mua nguyên liệu làm đồ handmade ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Còn bài viết này chỉ muốn chia sẻ 2 lưu ý khi bạn đi mua sỉ:
- Mua theo túi: Giá mua nguyên liệu theo túi hoặc bao lớn sẽ rẻ hơn rất nhiều khi bạn mua lẻ, ví dụ móc càng cua bán lẻ giá 1.000đ/cái còn mua túi 50 cái chỉ mất 25.000đ thôi.
- Làm mẫu nào mua nguyên liệu của mẫu đó: Nhiều bạn đi chợ mua sỉ cứ thấy rẻ là mua về dùng dần cho tiện dù chưa chắc các mẫu sản phẩm của bạn đã dùng đến. Vì vậy trước khi đi nhập hàng bạn cần liệt kê danh sách nguyên liệu của từng mẫu rồi mua đúng theo số lượng định trước, tránh phí phạm.
3. Xác định khách hàng của bạn là ai?
Không phải ai cũng thích đồ handmade và không phải mẫu đồ handmade nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Ví dụ cùng là vòng tay handmade, khách hàng nam sẽ thích đồ làm từ da, kim loại, màu tối, còn khách hàng nữ lại thích phụ kiện hoa lá, dễ thương, nhiều màu sắc. Mặc dù nói đồ handmade thường rất rẻ nhưng không ít đồ thủ công được làm tinh xảo từ nguyên liệu cao cấp, giá bán sẽ rất cao. Vì vậy trước khi bắt tay vào làm sản phẩm bạn phải biết mình sẽ bán cho ai để điều tra sở thích, khả năng chi tiêu của họ để liệu trước cách trang trí, chi phí và cả phương pháp tiếp cận.
4. Mở cửa hàng đồ handmade ở đâu?
Cửa hàng kinh doanh đồ handmade không cần có diện tích quá lớn vì đa phần sản phẩm đều khá nhỏ, bạn cũng không nhất thiết phải thuê mặt bằng ở đường lớn mà chỉ nên chọn khu vực đông học sinh, sinh viên hoặc những điểm nhiều khách du lịch qua lại. Với đặc điểm này tiền thuê cửa hàng chỉ khoảng 4 đến 5 triệu mỗi tháng, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí mà vẫn tiếp cận được nhiều khách hàng.
5. Trang trí cửa hàng thế nào?
Đồ handmade đề cao sự sáng tạo và hướng đến giới trẻ là chủ yếu, vì vậy phong cách trang trí của cửa hàng cũng phải tươi mới, độc đáo thì sẽ dễ thu hút được khách hàng hơn. Chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết Bí quyết trang trí và quản lý cửa hàng kinh doanh đồ handmade để các bạn tham khảo. Tuy nhiên bạn cần phải nhớ một số điều lưu ý sau khi bắt tay vào thực hiện:
- Chia khu vực rõ ràng, không để lẫn lộn các loại sản phẩm với nhau
- Đồ vật trang trí trong cửa hàng phải sắp xếp hợp lý, không quá dày đặc
- Không dùng ánh sáng mạnh
- Không gian thoáng để khách hàng dễ tìm kiếm sản phẩm
6. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng đồ handmade Sapo POS
Phần mềm quản lý cửa hàng đồ handmade của Sapo POS là một giải pháp quản lý bán hàng cửa hàng online và offline được phát triển bởi Sapo - một công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam về thương mại điện tử. Sapo cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, trong đó có phần mềm quản lý cửa hàng đồ handmade.
Kiểm tra hàng hóa và tồn kho nhanh chóng
Knh doanh đồ handmade có số lượng hàng hóa, mẫu mã rất đa dạng, nhiều kích cỡ, kiểu dáng nên khó kiểm soát, khi khách yêu cầu sẽ phải mất thời gian kiểm tra, tìm kiếm.
Nếu chỉ quản lý theo sổ sách và các phương thức truyền thống khác sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa tồn đọng, lẫn lộn, khó kiểm soát tình trạng hàng, thất thoát đơn hàng, thời gian xử lý đơn hàng chậm.
Với 1 phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể quản lý sản phẩm theo mã SKU, và thêm các biến thể sản phẩm như size số, màu sắc, kèm các thông tin mô tả sản phẩm, giá, số lượng tồn kho…
Bạn có thể in và dán mã SKU lên từng sản phẩm, khi khách đến mua hoặc thuê đồ, chỉ cần nhập mã SKU là có thể biết đó là sản phẩm nào, giá bao nhiêu, còn bao nhiêu chiếc trong kho.
Đọc thêm: Cách đặt mã SKU sản phẩm giúp quản lý kho hiệu quả gấp 3 lần
Phân loại và tạo chính sách ưu đãi khách hàng
Khi kinh doanh cửa hàng đồ handmade, bạn sẽ gặp rất nhiều khách hàng như khách đặt thiết kế, sản xuất theo mẫu riêng hoặc khách mua sản phẩm có sẵn,...
Nếu như chỉ quản lý cửa hàng bằng sổ sách hoặc excel thì bạn khó có thể phân loại và có các chính sách ưu đãi dành cho các nhóm khách hàng khác nhau, biến khách hàng thông thường thành khách hàng thân thiết của cửa hàng hoặc có các chương trình ưu đãi thích hợp…
Phần mềm quản lý cửa hàng đồ handmade sẽ giúp bạn dễ dàng phân loại khách hàng khác nhau, thiết lập các chính sách giá riêng cho từng nhóm khách hàng. Ngoài ra, phần mềm còn tự động lưu trữ thông tin và lịch sử các giao dịch của khách, hỗ trợ bạn trong khâu chăm sóc và tư vấn khách hàng.
Theo dõi doanh thu chính xác
Doanh thu cửa hàng đồ handmade sẽ được thống kê ngay tại trang tổng quan phần mềm quản lý bán hàng Sapo POS, giúp bạn nhanh chóng bao quát được tình hình kinh doanh của cửa hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ khi bạn mở cửa hàng kinh doanh đồ handmade. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trên Sapo Blog