Kênh MT và kênh GT là gì? Tạp hóa, siêu thị nên nhập hàng từ kênh nào cho hiệu quả?

Trong kinh doanh bán lẻ, 2 kênh phân phối hàng hóa được mọi người biết đến nhiều nhất là hai kênh MT và GT. Nhằm giúp nhiều chủ cửa hàng chưa hiểu rõ và phân biệt được hình thức MT và GT, bài viết dưới đây Sapo sẽ cung cấp các thông tin cơ bản nhất giúp bạn tìm ra kênh phân phối phù hợp cho cửa hàng của mình.  

Kênh MT là gì?

Kênh MT là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Modern Trade. Đây là kênh phân phối hàng hóa hiện đại. Xét theo quy mô, kênh MT tập trung bán hàng phân phối hàng hóa lớn giúp tiết kiệm chi phí với chủng loại, danh mục hàng hóa đa dạng, cách quản lý chuyên nghiệp và đến trực tiếp tay người tiêu dùng như các loại siêu thị, cửa hàng tiện lợi….

Ưu điểm: Nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp. Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.Có hệ thống bán lẻ có thương hiệu và chuyên nghiệp.

Nhược điểm: Số lượng thành viên không rộng khắp các tỉnh thành, chỉ tập trung ở các thành phố. Cho nên giá thành kênh MT thường ở mức cao. 

Kênh GT là gì?

Khác với kênh MT, Kênh GT là hệ thống phân phối qua nhiều cấp bậc từ nhà bán sỉ đến các đại lý lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Hệ thống các chợ đầu mối, chợ, tạp hóa.. Từ đây, hàng hóa của Đây cũng là kênh bán hàng phổ biến nhất tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Với hệ thống theo cấp bậc từ nhà phân phối đến đại lý bán sỉ, bán lẻ đến các chợ đầu mối truyền thống, cửa hàng tạp hóa nhỏ và cuối cùng sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng. 

kênh GT là gì
Kênh GT là gì

Ưu điểm: Số lượng thành viên trong hệ thống phân phối nhiều và nhà sản xuất chỉ cần quản lý wholesalers. Bên cạnh đó, giá thành thường rẻ hơn showroom và MT

Nhược điểm: Khó kiểm soát về chiết khấu và giá cả trên thị trường, dễ xảy ra tình trạng xung đột giá và khu vực bán hàng. 

Xem thêm: Top 9 phiên chợ cuối tuần bán hàng độc, giá rẻ nhất tại Sài Gòn

Sự khác nhau giữa kênh bán hàng MT và GT

Sự khác biệt mà ai cũng dễ dàng nhận thấy chính là chính sách cung cấp hàng hóa. Nếu như kênh MT có hợp đồng mua bán rõ ràng, dịch vụ hỗ trợ và chính sách đổi trả thì kênh GT hoàn toàn khác. GT tập trung giao thương chủ yếu qua các nhân viên sale, ít khuyến mại, hạn chế hỗ trợ công nợ nhưng đổi lại chi phí thường rẻ hơn kênh MT từ 10 - 20%. 

Nên lựa chọn kênh MT hay GT cho kinh doanh 

Việc lựa chọn mô hình nhập hàng phù hợp, hiệu quả là yếu tố được chủ đầu tư quan tâm hàng đầu nếu muốn bức phá doanh thu và giúp hệ thống siêu thị của mình hoạt động tốt. Dưới đây là 3 kênh mô hình được sử dụng rộng rãi nhất, bước đầu đem lại những tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

  • Nhập 100% kênh GT dành cho cửa hàng tạp hóa nhỏ, lẻ
  • Nhập 100% kênh MT áp dụng với các siêu thị lớn, đại siêu thị
  • Kết hợp giữa MT và GT được sử dụng tại các siêu thị mini, siêu thị có quy mô vừa và nhỏ.
Nên chọn kênh Mt hay kênh GT
Nên lựa chọn kênh MT hay GT cho kinh doanh 

Tuy nhiên, việc lựa chọn kênh phân phối hàng hóa còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đặc điểm, nhu cầu và tiềm lực của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ cần nghiên cứu và vạch rõ định hướng của mình để lựa chọn kênh nhập hàng MT hoặc GT cho chính xác. 

Một số kênh cung cấp hàng hóa khác

Có thể coi MT và GT là 2 kênh phân phối hàng hóa phổ biến nhất. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, thị trường cũng xuất hiện nhiều kênh cung cấp hàng hóa khác:

Kênh buôn hàng tiêu dùng

Cũng giống với GT, đây cũng được xem là kênh buôn bán khá phổ biến trên thị trường, tập trung cung cấp các mặt hàng phổ thông, hàng hóa thiết yếu, thuộc nhóm hàng tạp hóa bán chạy nhất tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. 

Xem thêm: 5 mô hình siêu thị mini đáng để đầu tư nhất hiện nay

Nhiều cửa hàng tạp hóa và siêu thị tiện lợi đang triển khai mô hình này 1 cách hiệu quả, bởi không cần phải nhập hay thu mua khối lượng hàng hóa quá lớn mà cửa hàng vẫn được hưởng những chính sách giá siêu tốt so với nhập hàng từ kênh MT và GT. 

Đương nhiên bên cạnh đó chính sách liên quan tới hỗ trợ từ sales thị trường, từ nhà sản xuất sẽ không còn, bởi cửa hàng đang không nhập hàng từ kênh phân phối chính hãng của công ty mặc dù cùng là hàng hóa từ một nguồn đưa ra ngoài thị trường. 

Kênh buôn hàng nhập khẩu

Kênh buôn hàng nhập khẩu là kênh cung cấp hàng hóa mới nổi cách vài năm trở lại đây nhưng chắc chắn sẽ ngày càng phát triển trong tương lai thị trường 

Kênh buôn bán nhập khẩu
Kênh buôn hàng nhập khẩu

Trước đây, hàng nhập khẩu hay hàng xách tay vẫn là thứ gì quá mới đối với người tiêu dùng tại Việt Nam. Do chưa có nhiều đơn vị khai thác nguồn hàng từ nước ngoài nên nhìn chung giá các sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng thường bị đội lên rất cao. 

Tuy nhiên, sự mở cửa và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế là cứ hích giúp cho kênh nhập hàng này càng trở nên phố biến. Chính bởi đó, nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu tham gia sân chơi nhiều tiềm năng này làm cho giá thành sản phẩm hàng nhập khẩu tới tay các đại lý, cửa hàng cũng như người tiêu dùng giảm đi một cách đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc giúp cho thị trường hàng nhập khẩu ngày càng phát triển tại Việt Nam.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các chủ shop có dự định kinh doanh hiểu hơn về 2 kênh nhập hàng phổ biến là kênh MT và GT. Hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Sapo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé. 

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM