Jetpack là gì? Tính năng và cách cài đặt Jetpack cho website

Nếu bạn đang dùng Wordpress và muốn tìm kiếm 1 plugins hỗ trợ phát triển website toàn diện thì jetpack có lẽ là ứng cử viên “nặng ký” nhất. Jetpack là gì? Vì sao jetpack lại được đánh giá và nhận định như vậy? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Jetpack là gì?

Jetpack là một Plugins của Wordpress tích hợp rất nhiều tính năng cùng lúc. Nổi bật nhất có thể kể đến là quản lý nội dung, chia sẻ social, bảo mật và cả lưu lượng truy cập. Điều này có nghĩa là, thay vì phải cài đặt từng plugins cho từng hạng mục, quản trị viên sẽ chỉ cần cài đặt Jetpack. 

Trải nghiệm đặc biệt mà Jetpack đem đến cho người dùng đó là sự linh hoạt về tính năng. Tức là sau khi tải về, người dùng không nhất thiết phải sử dụng tất cả những tính năng được cài đặt sẵn trong Jetpack. Thay vào đó, có thể tắt những tính năng chưa cần thiết để không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

Jetpack là gì?
Jetpack là gì?

2. Những chức năng của Jetpack

Vì là 1 plugins tổng hợp nhiều tính năng hữu ích, những tính năng có thể kể đến đó là:

2.1 Tính năng Writing

Đây là chức năng cơ bản để quản lý hầu hết những vấn đề liên quan đến trải nghiệm người dùng, đó là: những nội dung đăng tải (hình ảnh, chính tả, video,...) tốc độ tải trang, tính logic của các thư mục, tối ưu giao diện web,....

2.2 năng Sharing

Chức năng này sẽ tích hợp các nút chia sẻ nhanh và nút like trên các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter,...

2.3 Tính năng Discussion

Chức năng Discussion của Jetpack cho phép người dùng sử dụng các tài khoản xã hội để bình luận trên web. Với chức năng này, tên tài khoản + avatar tài khoản social cũng sẽ được đồng bộ.

Ngoài ra, chức năng Discussion cũng cung cấp tính năng nhận thông báo qua Gmail và bình luận bằng cách đăng nhập bằng tài khoản Gmail. Nhờ chức năng này, website sẽ có thêm nhiều cơ hội “ghi điểm” trong mắt các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.

2.4 Tính năng traffic

Với chức năng được tích hợp sẵn trong Jetpack, quản trị viên có thể nắm bắt được các vấn đề mà website đang gặp phải. Từ đó, lựa chọn và tối ưu lại hiển thị, điều chỉnh lại điều hướng nhằm gia tăng traffic và nâng cao các chỉ số cần thiết cho phát triển website.

2.5 Tính năng bảo mật

Với plugins Jetpack, website sẽ củng cố bảo mật bằng cách liên tục rà soát hệ thống để đảm bảo không có xâm nhập đáng ngờ. Điều này sẽ hạn chế được việc bị các phần tử xấu bên ngoài đột nhập, đánh cắp dữ liệu.

Tất cả các tính năng này của Jetpack đều được phân chia cho từng module nhỏ để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, không cần lo lắng các tính năng bị chồng chéo nhau, rất thuận tiện trong quá trình vận hành.

Một số Module nổi tiếng của Jetpack: Publicize, Comments, Google Analytics, Ads, SEO Tools, Sitemap, Post by email, Spelling and Grammar, Shortcode Embeds, Custom content types, Markdown, Mobile Theme, Notifications, Subscriptions, Progressive Web Apps

Xem thêm5 plugin thịnh hành nhất hiện nay | Sapo Web

3. Ưu điểm và hạn chế của Jetpack là gì?

3.1 Ưu điểm của plugin Jetpack

  • Tối ưu cho người dùng

Chỉ với plugins Jetpack, quản trị website sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức so với việc phải tải từng plugin riêng lẻ.

  • Rất phù hợp với nền tảng Wordpress

Jetpack được phát triển bởi chính đội ngũ lập trình viên của Wordpress, vậy nên Jetpack sẽ phát huy được hết hiệu quả tính năng trên nền tảng này. Và tất nhiên, việc fix bug hay nâng cấp plugin cũng sẽ được Wordpress trực tiếp thực hiện chứ không phải chờ đợi qua bên thứ 3 nào.

  • Đa nhiệm

Hiện tại Jetpack tập hợp 40 module phục vụ các tính năng khác nhau. Mà hầu hết những tính năng này đều là tính năng cơ bản và cần phải có của một website, giúp việc nâng cao chất lượng web trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ưu điểm của Jetpack là gì?
Ưu điểm của Jetpack là gì?

3.2 Hạn chế của Jetpack

  • Ảnh hưởng tới tốc độ tải trang

Đây chính là hệ quả của việc 1 plugin tích hợp quá nhiều module nhỏ, nhưng không phải website nào cũng cần sử dụng hết 100% các tính năng này. Dẫn đến tình trạng, website bị ì ạch, tốc độ load trang chậm. Để tránh vấn đề này, bạn hãy tắt những tính năng chưa thực sự cần thiết để cải thiện trải nghiệm người dùng.

  • Khó sử dụng

Plugin Jetpack này thực sự là 1 bài toán khó dành cho những ai mới sử dụng website hoặc mới chuyển đổi nền tảng web. Bạn bắt buộc phải tìm hiểu rất nhiều hoặc có người hướng dẫn mới có thể sử dụng 1 cách thuần thục được.

  • Không hoàn toàn mất phí

Jetpack có rất nhiều tính năng yêu cầu người dùng phải trả phí mới có thể sử dụng được. Đây thực sự là trở ngại khiến nhiều người cảm thấy e dè đầu tư. Đặc biệt là những người mới, họ thực sự không biết dược tính năng mìn sắp mua có thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi hay không, có xứng đáng hay không…

  • Hạn chế chức năng Email

Để có thể gửi email đến những người dùng đã đăng ký, bạn bắt buộc phải tạo 1 bài blog. Nhược điểm này của Jetpack đôi lúc khiến bạn cảm thấy khá phiền phức, đặc biệt trong trường hợp bạn muốn thông báo nhanh chóng đến những khách hàng của mình.

4. Cách cài đặt Jetpack cho website nền tảng Wordpress

Nếu bạn đang dùng website nền tảng Wordpress và muốn tải Jetpack cho trang web của mình, hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang quản trị → Chọn mục Plugin

Bước 2: Chọn mục “New add” (cài đặt mới) → Tìm Jetpack

Cài đặt Jetpack

Bước 3: Lựa chọn cài đặt Jetpack

Bước 4: Bạn hãy lựa chọn các gói Jetpack bao gồm: Miễn phí, Premium và Professional. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục, việc cài đặt Jetpack đã hoàn tất.

Cài đặt Jetpack

Trên đây là những thông tin về Jetpack, giải đáp Jetpack làm gì, ưu điểm và hạn chế của Plugin này và cách cài đặt Jetpack trên Wordpress. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ tiếp theo.

Xem thêm+100 ứng dụng, tiện ích công nghệ mạnh mẽ dành cho website

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM