[Infographic] Toàn cảnh ngành Bán lẻ năm 2024 & nhận định xu hướng Bán lẻ 2025

Hà Nội, tháng 1/2025 -  Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo công bố kết quả khảo sát từ 15.000 nhà bán hàng trên toàn quốc, phản ánh bức tranh kinh doanh bán lẻ trong năm 2024 với nhiều điểm sáng và thách thức. Báo cáo chỉ ra sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến.

Phần 1 - Tình hình kinh doanh 2024: Khởi sắc nhưng còn nhiều lo toan

Năm 2024, ngành bán lẻ tại Việt Nam chứng kiến sự phục hồi kinh tế với tăng trưởng GDP đạt 7%, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn. Sự phân hóa giữa các kênh bán hàng truyền thống và số hóa ngày càng rõ rệt. Người tiêu dùng ưu tiên trải nghiệm mua sắm linh hoạt, trong khi các nhà bán lẻ đối mặt với áp lực cạnh tranh và tối ưu hóa vận hành.

tình hình kinh doanh
Kết quả khảo sát doanh thu của nhà bán lẻ 6 năm trở lại đây

Khảo sát 15.000 nhà bán hàng có mức doanh thu khoảng 100-200 triệu/tháng (36% thuộc ngành Bán lẻ và 61% với ngành FnB), cho thấy tỷ lệ nhà bán hàng ghi nhận doanh thu tăng trưởng lớn hơn so với năm 2023:

  • Với ngành Bán lẻ: Tỷ lệ nhà bán hàng ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu có xu hướng tăng lên (từ 25% của 2023 tăng lên 33% của 2024), chủ yếu là ở nhóm có doanh thu tăng nhẹ dưới 10%. Tỷ lệ nhà bán hàng ghi nhận doanh thu giảm sút chiếm 52%, thấp hơn nhiều so với 2023 (61%) nhưng chưa đạt được mức 42% của năm 2022.
  • Với Ngành FnB: Số lượng nhà bán hàng bắt đầu khởi sự kinh doanh trong năm 2024 chiếm tới 26%, tỷ lệ này cao hơn so với ngành Bán lẻ chỉ ở mức 6% (do đặc thù ngành FnB đóng/mở quán trong thời gian ngắn). Tỷ lệ nhà bán hàng có hiệu quả doanh thu tốt của FnB thấp hơn so với ngành Retail (30% cho biết có sự tăng trưởng doanh thu so với 33% của Retail, 56% bị sụt giảm doanh thu so với 52% của Retail)

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực, phần lớn nhà bán lẻ vẫn phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số phân khúc, đặc biệt là tại các kênh bán hàng truyền thống. Điều này xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

  • Sức ép từ chi phí vận hành và marketing.
  • Cạnh tranh ngày càng gay gắt từ cả đối thủ trong nước lẫn quốc tế.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy giá trị trung bình của mỗi đơn hàng có sự sụt giảm so với năm 2023, trong đó số lượng đơn hàng có giá trị trung bình trên 1 triệu đang có sự giảm mạnh. Cụ thể hơn, 45,6% đáp viên có giá trị trung bình đơn hàng là dưới 300.000 đồng, tăng 3% so với năm 2023, tập trung ở nhóm cửa hàng tạp hoá, thời trang, phụ kiện, quần áo. Nhưng chỉ có 13,6% đáp viên có giá trị trung bình đơn hàng trên 1 triệu, giảm 7% so với năm 2023, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực đồ gia dụng, vật tư thiết bị xây dựng.  

giá trị đơn hàng trung bình
Giá trị trung bình một đơn hàng có xu hướng giảm so với 2023

Sự sụt giảm giá trị đơn hàng chủ yếu đến từ: Sự thắt chặt hầu bao của người tiêu dùng và các chiến thuật khuyến mãi, chia nhỏ giá trị đơn hàng để đạt được doanh số qua số lượt mua. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức mua bán trực tuyến và các hình thức khuyến mại phí vận chuyển khiến người mua không tập trung vào một đơn hàng mà tách nhiều đơn giá trị nhỏ.

Phần 2 - Bán lẻ đa kênh tiếp tục mang lại hiệu quả, livestream trở thành xu hướng, AI trở nên phổ biến

Bán lẻ đa kênh mang lại hiệu quả tốt, nhưng chiến lược hợp kênh toàn diện là chìa khoá để tăng doanh thu tối đa

Theo khảo sát, 55,7% nhóm nhà bán hàng tăng trưởng doanh thu đang áp dụng mô hình đa kênh, với doanh thu phần lớn nằm trong khoảng 200 triệu - 1 tỷ đồng/tháng. Điều này cho thấy chiến lược đa kênh là yếu tố quan trọng giúp bán lẻ đạt mức tăng trưởng cao, tiếp cận nhiều tệp khách hàng và tối ưu doanh thu.

tăng trưởng doanh thu theo kênh bán
Bán hàng đa kênh mang lại hiệu quả tốt, nhưng chiến lược hợp kênh mới là toàn diện

Khi nói về kỳ vọng công nghệ hỗ trợ kinh doanh, phần lớn nhà bán hàng muốn ứng dụng các tính năng và kết nối các phần mềm hiệu quả hơn nhằm tối giản công tác vận hành, tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho người mua hàng và tăng doanh thu bền vững. Điều này cũng cho thấy mong muốn của họ là hợp nhất các kênh bán hàng trên một hệ thống quản trị duy nhất, hướng tới hợp kênh toàn diện và chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ để tối ưu hóa trải nghiệm. 

Bà Lê Thị Dung, Giám đốc Tăng trưởng, Sapo, chia sẻ: "Nhà bán hàng cần không chỉ hiện diện đa kênh mà còn tích hợp sâu giữa các kênh, lấy người mua làm trung tâm để tạo trải nghiệm liền mạch, nâng cao cạnh tranh và doanh thu. Hợp kênh giúp tập trung dữ liệu khách hàng để xây dựng chương trình loyalty, tăng tỷ lệ mua lại và tối đa hóa doanh thu. Quản lý bán hàng hợp kênh là xu thế tất yếu của ngành bán lẻ."

Bán hàng trực tuyến chiếm ưu thế

2024 cũng là năm bán hàng trực tuyến chiếm ưu thế. Các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội tiếp tục dẫn đầu về hiệu quả, với 60% nhà bán hàng đánh giá các kênh này đóng góp lớn nhất vào doanh thu.

Đối sánh với số liệu từ hệ thống Sapo:

  • So với năm 2023, năm 2024 số lượng gian hàng TMĐT kết nối qua Sapo tăng 137%. Trong đó có hơn 14K gian hàng kết nối mới. Tuy nhiên, số lượng tài khoản quản lý gian hàng chỉ tăng 127%, cho thấy xu hướng của nhà bán hàng trên sàn TMĐT là mở nhiều gian hàng nhưng đồng bộ quản lý trên một hệ thống duy nhất.
  • Trong cơ cấu gian hàng sàn TMĐT kết nối trên hệ thống Sapo, phần lớn là gian hàng Shopee (tăng 10%), TikTok Shop (tăng khoảng 150% so với 2023). Số lượng gian hàng Tiki và Sendo chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm. 

Trong số các nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu trong năm 2024, chỉ có 22,86% là nhà bán hàng đang kinh doanh chủ yếu tại cửa hàng, không mở thêm các kênh bán online. Áp lực cạnh tranh gia tăng, buộc họ phải tích hợp các công nghệ số để duy trì lượng khách hàng.

Quảng cáo mang lại hiệu quả, livestream và tiếp thị liên kết ngày càng phổ biến

Có 77,2% nhà bán hàng cho rằng quảng cáo trên Facebook, Instagram mang lại hiệu quả tốt nhất, sau đó là đến các kênh quảng cáo trên Sàn TMĐT, quảng cáo trên Google và Zalo. Trong khi email marketing và các phương thức truyền thống bị xem là kém hiệu quả hơn, không được nhà bán hàng tin tưởng lựa chọn làm kênh tiếp cận khách hàng. 

ngân sách cho marketing
Nhà bán hàng chi tiêu ngân sách cho Marketing như thế nào?

Đáng chú ý, hình thức tiếp cận khách hàng thông qua tiếp thị liên kết đang ngày càng phổ biến trong năm 2024, đặc biệt với các sản phẩm tiêu dùng nhanh hoặc có vòng đời sử dụng ngắn.

Livestream là hình thức tiếp thị và bán hàng phổ biến hàng đầu trong thời gian vừa qua. Theo đáp viên tham gia khảo sát, 23% đang tận dụng hình thức livestream trên kênh Facebook, 18% đang livestream trên TikTok và 10% đang livestream trên Shopee. 65% nhà bán hàng còn lại đã biết đến hình thức livestream nhưng chưa triển khai do còn thiếu nguồn lực, hoặc chưa nắm được những nguyên tắc cơ bản để thiết lập một phiên live hiệu quả.

livestream trở nên phổ biến
Livestream ngày càng trở nên phổ biến, nó giúp nhà bán hàng tiếp cận khách hàng hiệu quả và tăng tỷ lệ chuyển đổi

Thanh toán không tiền mặt tiếp tục chiếm ưu thế

Có 99,94% nhà bán hàng tham gia khảo sát sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán không tiền mặt. Trong đó, có đến 91% chấp nhận hình thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng (bao gồm chuyển khoản qua số tài khoản và chuyển khoản qua quét mã VietQR), 32,16 %  chấp nhận thanh toán ví điện tử, 19,94% chấp nhận thanh toán thẻ. Điều này cho thấy hình thức thanh toán không tiền mặt đã phổ biến trên hầu hết các cửa hàng của ngành Bán lẻ. 

thanh toán số trở nên phổ biến
Tỷ trọng các hình thức thanh toán tại kênh bán tại cửa hàng và trên mạng xã hội

Ngoài ra, xu hướng hiển thị mã QR động và sử dụng loa đọc giao dịch thanh toán cũng tăng: 27,6% cửa hàng sử dụng QR động tích hợp trên phần mềm bán hàng.

Nhà bán lẻ ưu tiên dịch vụ vận chuyển linh hoạt và tối ưu chi phí

phương thức vận chuyển
Các phương thức vận chuyển phổ biến trong ngành bán lẻ
  • Với các shop kinh doanh chính trên các kênh online, lựa chọn đã hợp lý  với mô hình kinh doanh của mình là thường lựa chọn giao hàng qua các đơn vị vận chuyển, shipper công nghệ,...
  • Ngoài ra, vẫn có 15-20% các chủ shop lựa chọn các hình thức giao hàng "truyền thống" như gửi xe khách, hoặc gọi ship quen, xe ôm,.... thường do đơn hàng lẻ cần giao trong thời gian ngắn, hoặc đơn hàng sỉ, kích thước lớn nên lựa chọn hình thức này để tối ưu nhất"
  • 80% nhà bán hàng đánh giá cao các đơn vị vận chuyển tích hợp API với hệ thống quản lý của họ. (Tích hợp đơn vị vận chuyển với các phần mềm quản lý bán hàng) vì chúng giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí.

Nguồn vốn & Hóa đơn điện tử

Tuy năm 2024 các nhà bán hàng thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn và tối ưu mọi chi phí kinh doanh nhưng vẫn có tới 35,15% nhà bán hàng có nhu cầu bổ sung vốn. Trong đó, chỉ có 44,383% nhà bán hàng cho rằng họ đang đang vay vốn thuận lợi, 7,73% khách hàng đang vay ngân hàng có hợp tác với bên thứ 3 (Sapo, sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển..vv) hỗ trợ chứng thực doanh thu. 21,11%% nhà bán hàng vay được ngân hàng nhưng rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu và 18,81%% không tiếp cận được vay vốn dù muốn, lí do chủ yếu là: không tiếp cận được vốn vay hoặc có khoản vay nhưng còn nhiều hạn chế.

Về hóa đơn điện tử,  theo quy định của cơ quan Thuế, tất cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử. Chi phí phù hợp & tính năng nghiệp vụ dễ sử dụng được các nhà bán hàng đặc biệt quan tâm với tỷ lệ lần lượt là 69,52% và 53,01%. Đồng hành cùng các nhà bán hàng, Sapo chính thức cho ra mắt phần mềm hóa đơn điện tử Sapo Invoice vào tháng 1/2025 đáp ứng mọi nhu cầu cầu chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử đặc biệt là hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

Công nghệ AI giúp giảm chi phí vận hành, nâng cao lợi nhuận

công nghệ AI trở nên phổ biến
Công nghệ AI được tận dụng trong kinh doanh

Từ việc phân tích dữ liệu khách hàng, tư vấn sản phẩm tự động, đến tối ưu quảng cáo và chiến dịch tiếp thị, AI giúp các nhà bán lẻ tăng hiệu quả và nâng cao lợi nhuận. Nhà bán hàng là khách hàng Sapo cho biết “AI trợ giúp trong công việc hàng ngày” và họ cần “bổ sung nguồn nhân lực thành thạo AI để tiết giảm chi phí vận hành”.

Báo cáo "Tech Trends 2024" của Statista đề cập đến việc áp dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo (AI) trong các ngành công nghiệp, bao gồm cả bán lẻ, đòi hỏi các nhà bán lẻ phải nâng cao trải nghiệm mua sắm thông qua công nghệ.

Phần 3 - Nhận định xu hướng bán lẻ 2025: Tươi sáng, lạc quan

dự định của nhà bán lẻ 2025
Dự định của nhà bán lẻ trong năm 2025

Phần lớn nhà bán hàng lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025 (42,5% kỳ vọng 2025 sẽ phục hồi và tăng trưởng nhẹ, trong khi 17% kỳ vọng thị trường sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ). Chính vì vậy, đông đảo nhà bán hàng muốn mở rộng kinh doanh, thay vì tiết kiệm và tối ưu chi phí. 46,4% mong muốn mở rộng kênh bán hàng, 45,8% dự định sẽ đa dạng mặt hàng kinh doanh và 30.8% muốn mở rộng quy mô kinh doanh, thêm chi nhánh, thêm nhân viên. 28% nhà bán hàng dự định duy trì như năm 2024. 

Kênh bán hàng được kỳ vọng sẽ mang lại doanh thu lớn hơn và được nhà bán hàng đầu tư mở rộng trong năm 2025 bao gồm: Mạng xã hội (28%), sàn TMĐT (23%) và TikTokShop (21%). 11% nhà bán có dự định quay lại mở cửa hàng bán trực tiếp, phần lớn tập trung ở nhóm đang bán đa kênh và kinh doanh lĩnh vực đồ gia dụng, quần áo, sách - văn phòng phẩm,...

Ghi nhận ý kiến từ các nhà bán hàng, Sapo đưa ra dự đoán 5 xu hướng sẽ dẫn đầu ngành Bán lẻ trong năm 2025, bao gồm:

(1) Sự thay đổi hành vi người tiêu dùng trong kỷ nguyên số hướng tới hành trình mua hàng liền mạch, giàu trải nghiệm

Vào năm 2025, giao hàng trong ngày đang trở thành xu hướng chính, được thúc đẩy bởi kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng về tốc độ và sự tiện lợi. Một số sự thay đổi hành vi người tiêu dùng trong năm 2025:

  • Ưu tiên đối với hàng thiết yếu và sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
  • Tăng đầu tư vào các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường.
  • Đặc biệt chú ý tới các thương hiệu uy tín.
  • Tận dụng AI để tự động hóa và đẩy nhanh các quyết định mua sắm.

Với nhiều nền tảng thương mại điện tử đa dạng, khách hàng hiện đại mong muốn các nhà bán lẻ có một quy trình mua hàng liền mạch, có thể được thực hiện từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Để thành công trong kinh doanh hiện đại, các nhà bán lẻ cần kết hợp hài hòa giữa kênh bán hàng truyền thống và trực tuyến để đáp ứng được những sự thay đổi hành vi người tiêu dùng.

(2) Omnichannel (bán hàng hợp kênh) được ưu tiên tận dụng

Theo nghiên cứu của Aberdeen Group, các doanh nghiệp có chiến lược Omnichannel hiệu quả đạt mức giữ chân khách hàng cao hơn 91% so với những doanh nghiệp không triển khai mô hình này.

Theo kết quả nghiên cứu người tiêu dùng từ Accenture, có tới 83% khách hàng quan tâm tới trải nghiệm được cá nhân hóa, và phần lớn rất sẵn lòng trao đổi dữ liệu để được tích điểm thẻ thành viên (56%), nhận coupon giảm giá (60%) hoặc các chương trình ưu đãi khác (53%). Việc thu thập và phân tích dữ liệu từ đa kênh bán hàng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và tạo được trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng. Từ đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi và đẩy mạnh doanh số.

 (3) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giảm bớt gánh nặng nhân lực và chi phí

AI đang thu hẹp khoảng cách giữa khách hàng và nhà bán hàng bằng cách nâng cao hiểu biết về sở thích người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu của Gartner, đến năm 2025, trên toàn cầu, 95% các tương tác khách hàng sẽ được xử lý thông qua AI và chatbot mà không cần sự can thiệp của con người, từ đó nâng cao khả năng tự động hóa dịch vụ khách hàng.

Bài toán tối ưu quản lý vận hành trong bán hàng hợp kênh thông qua AI cần được chú trọng để giảm thiểu chi phí vận hành, đáp ứng nhanh và đúng nhu cầu của người tiêu dùng.

(4) Thương mại điện tử phát triển mạnh

Theo Bộ Công thương dự báo, giai đoạn từ năm 2022-2025, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm, đạt 35 tỷ USD vào năm 2025.

Báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á năm 2024” do Google và Temasek công bố ngày 5/11, ước tính quy mô nền kinh tế internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm nay, tăng 16% so với năm ngoái. Shopee đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng Tiktok đang nổi bật như một đối thủ mạnh trong thị trường số, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại xã hội.

(5) Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục bùng nổ

Theo dự báo “Triển vọng ngành hàng tiêu dùng 2025”, thanh toán số đã trở nên phổ biến, với gần 40% người tiêu dùng sử dụng ứng dụng ngân hàng cho những lần mua sắm gần đây nhất. Sự chuyển biến này góp phần mở rộng khả năng tiếp cận tài chính, đặc biệt là ở các khu vực đô thị, nơi thương mại hiện đại đã có những bước tiến đáng kể. 

Theo báo cáo từ Juniper Research, giá trị giao dịch thanh toán di động dự kiến sẽ đạt 10 nghìn tỷ USD vào năm 2025, khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các phương thức thanh toán không chạm và ví điện tử.

Từ đó, Sapo đưa ra Khuyến nghị cho nhà bán lẻ

  • Đầu tư vào công nghệ: Triển khai các giải pháp công nghệ hiện đại như nền tảng quản lý bán hàng, thanh toán không tiếp xúc,...
  • Tập trung vào khách hàng:  Phân tích dữ liệu khách hàng để cải thiện trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
  • Linh hoạt trong chiến lược: Luôn sẵn sàng thích nghi với thay đổi của thị trường và nhu cầu tiêu dùng, từ cách vận hành đến mô hình kinh doanh.
  • Hợp tác với các doanh nghiệp lớn, nhận hỗ trợ từ các nền tảng: Tận dụng các chương trình hỗ trợ từ các nền tảng quản lý bán hàng, nền tảng thương mại điện tử, đối tác vận chuyển, và các tổ chức cung cấp giải pháp thanh toán.
lời khuyên cho nhà bán lẻ trong 2025
Lời khuyên cho các nhà bán lẻ từ ban giám đốc Sapo trong năm 2025

Sapo.vn - Nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam, tiên phong công nghệ Headless Commerce & AI, Sapo mang đến trải nghiệm Omnichannel vượt trội cho 230,000 nhà bán hàng. Từ khi thành lập vào ngày 20/08/2008, Sapo đã nhanh chóng khẳng định vị thế hàng đầu trong việc xây dựng nền tảng công nghệ hỗ trợ lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử, cung cấp những giải pháp đột phá, dễ dàng ứng dụng và tiết kiệm chi phí. 

Trong hơn 16 năm phát triển, Sapo không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm và dịch vụ để mang lại sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời tiên phong nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới nhằm tối ưu hóa quy trình bán hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tháng 10/2024, Sapo ra mắt nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập tiêu chuẩn mới của ngành bán lẻ.

Tải báo cáo tình hình ngành bán lẻ năm 2024 do Sapo thực hiện tại đây

------------------------------

Thông tin chi tiết về Báo cáo tình hình kinh doanh ngành Bán lẻ 2024, vui lòng liên hệ:

Cao Mỹ Hạnh (Mrs.)

Quản lý Thương hiệu và Quan hệ công chúng, Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo

  • Địa chỉ: Tầng 6, Toà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0982523877
  • Email: [email protected]
Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM