Đã bao giờ bạn đưa ra quyết định mua 1 món đồ khi thấy xung quanh mình ai ai cũng sử dụng chưa. Rất có thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông đó. Vậy hiệu ứng đám đông là gì? Nguồn gốc hiệu ứng đám đông từ đâu? Hãy cùng Sapo Blog tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Khái niệm hiệu ứng đám đông
Khi tìm hiểu tường tận 1 vấn đề nào đó, trước tiên, chúng ta cần nắm được khái niệm về nó. “Hiệu ứng đám đông là gì” chắc chắn là câu hỏi mà nhiều bạn suy nghĩ ngay lúc này. Hiệu ứng đám đông có tên tiếng Anh là Informational Social Influence.
Hiện tượng này mô tả khi một cá nhân hoặc một nhóm người bị ảnh hưởng, chi phối bởi hành vi của đám đông. Hiểu 1 cách đơn giản là chúng ta vẫn thường nói với nhau rằng “chạy theo số đông” vì tin rằng những quyết định được đưa ra bởi đám đông thường có tỷ lệ chính xác rất cao, độ rủi ro cũng thấp.
Xem thêm: Social media là gì? Tổng hợp các kiến thức cần thiết về social media
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tâm lý đám đông
Cá nhân trong đám đông dễ dàng để mình làm theo bản năng và hành động vô thức như mọi người. Điều này trái ngược hoàn toàn khi chúng ta ở một mình thì chúng ta sẽ có những suy nghĩ và quyết định khác.
Đám đông rất dễ bị kích thích, gợi ý : Đám đông được hình thành khi làm chung hoặc suy nghĩ chung mà người nào cũng làm một hành động như thế. Và khi đó suy nghĩ của chúng ta luôn cho hành động đó là đúng là tự làm theo.
Tác động của hiệu ứng đám đông trong kinh doanh
Đứng về phương diện khách hàng, thì hiệu ứng đám đông mang lại ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn là tích cực khi mà nó khiến những quyết định mua hàng được đưa ra thiếu tính cá nhân và người mua có thể mất đi năng lực tự chủ về hành vi. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng sẽ có 2 mặt tiêu cực và tích cực, hiệu ứng đám đông tồn tại trong kinh doanh cũng như vậy.
Tác động tích cực
Dù xét theo chiều tốt hay xấu thì đám đông luôn tỏ ra “lợi hại" trong kinh doanh:
- Hiệu ứng đám đông có thể là giải pháp hiệu quả để những thương hiệu mới tiếp cận gần hơn đến với người dùng. Họ sẽ lợi dụng các “chim mồi" nói cười huyên náo bằng cách mặc cả để có thể thu hút được sự chú ý của các đối tượng khách hàng xung quanh.
- Các thương hiệu có thể dễ dàng thu hút cho mình một lượng khách hàng lớn bằng cách tận dụng những comment, lượt like, share và tâm lý tin tưởng của họ vào lượng người tham gia bài viết.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi những tác động tiêu cực của đám đông. Khi tâm lý bị ảnh hưởng nhiều bởi đám đông, các thương hiệu rất khó để triển khai cũng như kiểm soát mức độ tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm. Bằng chứng là, nhiều thương hiệu phải đứng trên bờ vực phá sản, bị người dân tẩy chay đồng loạt do những kết luận thiếu căn cứ tạo ra tâm lý nặng nề cho người tiêu dùng trên thị trường.
Hiệu ứng đám đông trong marketing
Hiệu ứng đám đông là 1 chiến lược mới nhưng không cũ được đa số các thương hiệu lựa chọn để lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thường có tâm lý đọc review cũng như số lượng người mua sản phẩm để đưa ra quyết định, đó chính là 1 biểu hiện mà bạn đang tác động của hiệu ứng đám đông. Nhiều người có tâm lý này thường cho rằng họ cảm thấy an tâm khi thấy nhiều người cùng lựa chọn sản phẩm. Với 1 sản phẩm cùng giá tiền, cùng tính năng nhưng số lượng đơn hàng bán ra có sự chênh lệch như 200 và 5.000 thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ không ngần ngại xuống tiền để mua sản phẩm có lượt mua là 5.000.
Xem thêm: Những bí kíp xây dựng thương hiệu cho cửa hàng hoa cực hiệu quả
Từ tâm lý trên, người ta lại nhắc nhiều đến thuật ngữ seeding, seeder. Đây là những đối tượng có nhiệm vụ để lại những bình luận, tương tác có ý nghĩa khen chê với bài viết được hiển thị trên website hay các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Mục đích có thể là thuyết phục người dùng mua sản phẩm, dịch vụ hoặc “hạ bệ” đối thủ các tranh.
Đó là lý do vì sao rất nhiều thương hiệu sẵn sàng chi ra 1 số tiền lớn để thuê người đánh giá “ảo. Từ đó, họ dần dần thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các khách hàng mục tiêu cần thiết cho mình. Những giá trị lợi ích sẽ được chính thức khai thác từ đây
Ví dụ áp dụng chiến lược trong marketing: Nhà hàng, quán cafe khi mới khai trương thường có xu hướng mời bạn bè, người thân,.. thậm chí là còn thuê thêm người đến ngồi vào quán để tạo hiệu ứng đông đúc cho quán.
Có thể thấy, hiệu ứng đám đông vừa mang tác động tích cực cũng như tiêu cực. Nếu đang chủ doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ mục tiêu, phương hướng từ đầu để ứng dụng hiệu ứng đám đông hiệu quả nhất. Còn nếu bạn là người mua hàng, hãy giữ cho mình 1 chiếc đầu “lạnh” và đa dạng hóa nguồn tham khảo để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé.