Ngành F&B cần chuẩn bị gì trước kịch bản cách ly toàn xã hội lần 2?

Dịch Covid 19 qua đi đã để lại tàn tích không đáng có với ngành F&B nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Những thiệt hại về tài chính vô cùng lớn gây ra tâm lý lo sợ trước diễn biến cách ly toàn xã hội lần 2. Để phòng tránh và hạn chế những tổn thương do tình hình này gây ra, những nhà hàng, quán ăn, quán cafe sẽ cần làm gì và làm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở các thông tin dưới đây. 

ngành F&B chống đỡ dịch covid lần 2 như thế nào

Ngành dịch vụ ăn uống lao đao trước cơn bão Covid 

1. Những thiệt hại ngành F&B phải gánh chịu sau Dịch Covid-19 lần 1

1.1 Doanh thu giảm mạnh

Cách ly toàn xã hội đã khiến hầu hết cửa hàng trên toàn quốc giảm mạnh doanh thu, loay hoay chuyển hướng sang bán hàng online để cứu vớt một phần lợi nhuận. Đặt ra bài toán khó khi vừa phải đảm bảo tốc độ ship đồ, đảm bảo chất lượng món ăn, đồ uống giữ nguyên hương vị khi đến tay khách hàng, giá lại còn phải rẻ. 

Hàng tá các áp lực khiến nhà đầu tư phải bỏ thêm chi phí để cải thiện chất lượng dịch vụ của mình. Bình thường cạnh tranh đã có, nay cạnh tranh trong mùa dịch còn khó hơn nhiều lần. 

Đọc thêm: 9 kỹ năng để quản lý nhà hàng bạn nhất định phải biết trong mùa dịch Covid

dịch covid 19 ảnh hưởng đến ngành F&B

Cách ly xã hội khiến doanh thu giảm mạnh đột biến

1.2 Nhân lực không đáp ứng yêu cầu

Không ít nhà hàng, quán ăn đã phải chia tay phân nửa số nhân viên của mình, một phần vì không đủ tiền trả lương, phần khác vì không dùng hết nhân lực. Khi bão tố qua đi, các chủ quán lại loay hoay tuyển dụng, tái cấu trúc nhân sự từ đầu, lại tốn thêm chi phí tuyển dụng và đào tạo

Vậy đứng trước nguy cơ cách ly toàn xã hội lần 2, các chủ nhà hàng, quán ăn, quán cafe cần làm gì để không tái diễn kịch bản bi thương này một lần nữa?

2. Chuẩn bị cho các diễn biến về dịch xấu nhất có thể xảy ra

Những gì bạn phải trải qua sau dịch Covid lần 1 sẽ không tái diễn nếu làm tốt các công tác chuẩn bị sau đây. Một trong số đó đã được áp dụng hiệu quả từ hồi đầu năm nhưng vẫn khẳng định vai trò quan trọng tới bây giờ, thậm chí còn là tương lai của ngành F&B trong những năm tiếp theo. 

Quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu chuyên nghiệp với Sapo
arrow Dùng thử miễn phí

ngành f&B cần làm gì để chống đỡ với dịch bệnh

Cần làm gì để chuẩn bị cho những diễn biến xấu nhất xảy ra?

2.1 Duy trì và cải tiến dịch vụ giao hàng

Dịch vụ giao hàng bùng nổ trong đợt dịch Covid lần 1, giúp các quán cafe, quán ăn, nhà hàng cứu vớt doanh thu đáng kể. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã làm tốt điều đó, đừng trông chờ vào các bên giao vận như Grab, Be, Gojeck… Hãy chủ động để thay đổi chất lượng dịch vụ từ khâu chế biến đồ ăn, đóng gói và chăm sóc khách hàng sau bán. 

Đọc thêm: Mua bán online lên ngôi mùa COVID-19

Một trong những cách đang được nhiều cửa hàng áp dụng hiệu quả là xin đánh giá của khách hàng sau lần đặt hàng đầu tiên, dựa vào đó để cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm từng ngày. 

Cách thứ hai cũng hiệu quả không kém là đào tạo nhân viên để trở thành một shipper chuyên nghiệp. Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị giao vận, hãy đào tạo nhân viên của mình thành những shipper thực thụ. Một nhân viên có thể ship cùng lúc cho nhiều khách hàng thay vì chia thành nhiều hóa đơn, gây tốn kém chi phí vận chuyển. 

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là thời gian giao vận sẽ lâu hơn, quán cần trang bị dụng cụ bảo quản, giữ nhiệt tốt, đảm bảo thức ăn còn nóng hổi trên tay khách hàng. 

https://blog.dktcdn.net/files/dich-vu-giao-hang-mua-dich-covid-lan-2.jpg

Dịch vụ giao hàng bùng nổ vào mùa dịch Covid 19

2.2 Mô hình bếp trung tâm

Bếp trung tâm (Cloud Kitchen) là mô hình được áp dụng hiệu quả trong đợt dịch Covid 19 bởi đặc điểm giúp người giao hàng tiết kiệm thời gian đi lại, chủ cửa hàng cũng giảm thiểu chi phí chế biến, vận hành đi đáng kể.

Nguyên lý hoạt động của mô hình này là cho phép các nhà hàng, quán ăn tổ chức chế biến tại một điểm. Nhờ vậy khách hàng có thể đặt cùng lúc nhiều sản phẩm từ các cửa hàng khác nhau, qua một lần ship duy nhất. 

Rõ ràng có thể thấy, mô hình này giúp các cửa hàng tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, khách hàng hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ. Để chuẩn bị tốt, bạn nên setup trước các dụng cụ, máy móc sử dụng cho bếp trung tâm. Đóng gói hoàn chỉnh để sẵn sàng thiết lập khi cần. 

mô hình bếp trung tâm giúp giảm chi phí thuê mặt bằng mùa dịch

Bếp trung tâm được khai thác hiệu quả trong mùa dịch

2.3 Sáng tạo thêm sản phẩm phục vụ tại nhà

Dựa trên nền tảng các món ăn, đồ uống sẵn có, chủ cửa hàng có thể sáng tạo thêm các sản phẩm khác thích hợp cho khách hàng sử dụng tại nhà. Đơn giản hóa khâu chế biến nhưng lại phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, không bị giảm chất lượng qua quá trình vận chuyển. 

Nghe thì rất dễ nhưng làm được hay không lại là cả chặng đường dài. Điển hình cho phương thức này là nhiều nhà hàng trên thị trường đã từng sản xuất nước lẩu đóng gói, nước lẩu khô cho thực khách sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phản hồi chưa hài lòng với hương vị cũng như hình thức món ăn, nhà hàng cần cải tiến hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Bên cạnh đó bạn cũng có thể dành thời gian nghiên cứu thêm các thành phần nguyên vật liệu có tác dụng tăng sức đề kháng, phòng chống nhiễm bệnh như gừng, ngải cứu...để kết hợp vào món ăn, khuyến khích khách hàng sử dụng. 

Đọc thêm: Khách hàng SAPO và kinh nghiệm vượt qua mùa dịch COVID

Thức ăn tăng đề kháng được ưa chuộng vào mùa dịch

Thêm vào menu các thức ăn, đồ uống giúp tăng đề kháng chống dịch

2.4 Tìm kiếm đối tác cung ứng mới

Không thể lường trước đối tác nào sẽ rút tay khỏi mô hình kinh doanh của bạn khi cơn bão Covid 19 đi qua. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng các mối quan hệ mới để thế chỗ và đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt mình vào tâm thế sẵn sàng thay đổi bởi sẽ chẳng biết trước được điều gì, một đối tác mới với chi phí thấp hơn sẽ giúp nhà hàng, quán ăn, quán cafe của bạn gồng gánh phần nào. 

Quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu chuyên nghiệp với Sapo
arrow Dùng thử miễn phí

2.5 Tìm kiếm ý tưởng marketing mới

Theo một vài nghiên cứu, khách hàng đã dần thay đổi thói quen xem quảng cáo trong thời kỳ nghỉ dịch. Họ chỉ tập trung xem các đoạn video dưới 15 giây và thường quan tâm tới yếu tố sức khỏe, thẩm mỹ. Chính vì thế các chương trình marketing cũng nên đi theo xu hướng này để thu hút khách hàng. 

Ngoài ra, nhiều nhà hàng, quán cafe tập trung quảng cáo trên màn hình LCD trong thang máy tại các tòa chung cư. Bởi cư dân có xu hướng sử dụng thang máy với tần suất cao hơn để giao nhận thức ăn, đồ dùng mua sắm online.

Để có chuẩn bị tốt, bạn cũng nên tìm kiếm agency, đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo, sản xuất trước các nội dung quảng cáo để tiến hành kịp thời khi lệnh cách ly ập đến nhé. 

Đọc thêm: Chiến dịch marketing đột phá giúp doanh số tăng cao sau dịch Covid

những ý tưởng marketing mới để tăng doanh thu mùa dịch covid 19

Thực hiện các ý tưởng marketing mới nhằm thu hút khách hàng mùa dịch

Trên đây là toàn bộ những lưu ý khi chuẩn bị ứng biến với kịch bản cách ly xã hội lần 2, hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ có chiếc khiên đủ mạnh để chống đỡ với đại dịch, cải thiện doanh thu cũng như xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. 

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM