Figma là gì? Cách thiết kế web bằng Figma cho người mới bắt đầu

Phần mềm Figma có lẽ không là cái tên xa lạ với những người làm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế website hoặc thiết kế các ứng dụng. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ giúp những người chuẩn bị bước chân vào nghề thiết kế UX/UI nắm rõ được Figma là gì? Những ưu điểm khi thiết kế web bằng Figma và cách cài đặt Figma đơn giản và hiệu quả.

1. Figma là gì?

Figma là gì? Figma là phần mềm chuyên biệt được các designer dùng để thiết kế giao diện website, ứng dụng trực tuyến mà không cần phải tải về máy. Điều đặc biệt của phần mềm Figma là được cung cấp hoàn toàn miễn phí, người dùng có thể sử dụng tất cả những công cụ được trang bị tại đây.

Những sản phẩm được thiết kế bằng Figma được lưu trữ thông qua hệ thống lưu trữ đám mây. Với những tính năng tuyệt vời, Figma được đánh giá là một trong những công cụ thiết kế “quốc dân” mà bất cứ designer nào cũng nên sử dụng trong quá trình làm việc của mình.

Figma là gì?

2. Ưu điểm của Figma

Không phải ngẫu nhiên Figma lại được dùng phổ biến trong ngành thiết kế như vậy, ngoài ưu điểm là miễn phí, Figma còn được đánh giá cao ở những điểm sau đây.

2.1 Tương thích với nhiều hệ điều hành

Ưu điểm nổi bật không thể bỏ qua khi nhắc đến Figma là có thể tương thích trên mọi hệ điều hành bao gồm: Windows, MacOS, Linux. Và đây cũng là một trong những công cụ thiết kế hiếm hoi có thể làm được điều này vậy nên bất cứ ai khi muốn sử dụng Figma đều có thể truy cập và thao tác dễ dàng mà không lo lắng gặp trở ngại.

Trong một vài trường hợp bộ phận thiết kế sử dụng hệ điều hành windows còn các lập trình viên lại sử dụng MacOS, khi này Figma có thể là công cụ trung gian giúp hai bộ phận này có thể kết hợp được với nhau. Ngoài ra, người sử dụng Figma cũng làm đơn giản quá trình chuyển đổi các files giữa nhiều bộ phận với nhau. Chính vì vậy Figma được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng.

Tương thích với nhiều hệ điều hành

2.2 Phù hợp làm việc nhóm

​​Figma là công cụ phù hợp để làm việc đội nhóm, các thành viên có thể dễ dàng tương tác với nhau, những người trong file sẽ được hiển thị avatar và tất cả những chỉnh sửa trong file đều có thể theo dõi một cách dễ dàng. Để dễ hình dung hơn thì tính năng làm việc nhóm của Figma tương tự như khi bạn sử dụng Google Docs hay Google excel, những thành viên được phân quyền điều có thể can thiệp ít hoặc nhiều lên file tài liệu.

Để nắm rõ từng thành viên này đang làm gì trên bản thiết kế của Figma bạn chỉ cần click chuột vào ảnh đại diện tương ứng. Tại đây bạn sẽ thấy được vị trí chính xác của thành viên này. Những leader có thể dễ dàng biết được tiến độ công việc của mỗi thành viên trong nhóm từ đó có thể đôn đốc kịp thời và đưa ra những phương án phù hợp để đẩy nhanh tốc độ hoàn thành sản phẩm của cả đội.

Tính năng này của Figma thực sự rất được lòng những quản lý thế nhưng có không ít người cảm thấy không thoải mái khi bị giám sát như vậy. Đối với trường hợp này bạn có thể tìm cách “ẩn thân” bằng cách tắt tính năng này tại View –> Show Multiplayer Cursors.

Phù hợp làm việc nhóm

2.3 Có thể chia sẻ file

Ưu điểm tiếp theo của Figma là có thể chia sẻ các file nhanh chóng đơn giản. Sau khi đã hoàn thiện sản phẩm của mình bạn có thể copy link dẫn và gửi cho mọi người. Tại bước phân quyền bạn có thể lựa chọn "Link to selected frame". Với lựa chọn này người nhận được link sẽ xem được thiết kế ngay tại thời điểm bạn chia sẻ, và đây cũng là lựa chọn của rất nhiều người khi sử dụng Figma.

2.4 Feedback nhanh chóng

Sử dụng Figma bạn có thể trải nghiệm tính năng bình luận ngay tại app, có cả hai chế độ là design và prototyping. Những bình luận này sẽ được thông báo qua email hoặc Slack. Với tính năng tuyệt vời này bạn có thể xem xét và ghi lại những ý kiến đóng góp của mọi người để hoàn thiện thiết kế một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Một điểm cộng nữa của tính năng này là bạn có thể chỉnh sửa ngay lập tức mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

2.5 Các thiết kế lưu trữ trên đám mây

Tất cả những thông tin chi tiết về thiết kế của bạn trên Figma đều được lưu trữ trên hệ thống đám mây. Vậy nên trong trường hợp bạn đang thiết kế dở bỗng dưng bị ngắt kết nối hoặc các yếu tố ngoại cảnh khác như hỏng máy, mất files thì khi sử dụng Figma bạn hoàn toàn có thể yên tâm lấy lại tất cả những dữ liệu chỉ sau một vài thao tác đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia thành các mục lưu trữ vừa có thể quản lý dễ dàng vừa tránh được những sự cố ngoài ý muốn.

Các thiết kế lưu trữ trên đám mây

2.6 Kho plugin đa dạng 

Tại Figma được trang bị kho plugin khổng lồ có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu của tất cả người dùng. Thậm chí, kho plugin của Figma hiện nay có thể so sánh ngang ngửa với ông lớn Sketch. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt thì Figma vẫn có những điểm khác biệt đặc trưng hơn hẳn.

Hầu hết những người sử dụng plugin của Figma và Sketch đều có đánh giá chung rằng plugin của Figma ít lỗi hơn hẳn so với người anh Sketch. Những trải nghiệm tuyệt vời này được coi là yếu tố then chốt khiến nhiều người dành lời khen có cánh cho kho plugin của Figma hơn. Và đây cũng chính là điểm cộng rất lớn giúp Figma ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành thiết kế.

Xem thêmHướng dẫn tạo website: Cách tạo trang web từ A - Z cho người mới (sapo.vn)

3. Cách thiết kế web bằng Figma cho người mới bắt đầu

Hiện tại bạn có thể sử dụng Figma trực tuyến trên trình duyệt hoặc tải phần mềm Figma về máy. Dù bạn lựa chọn sử dụng Figma theo cách nào cũng đều đảm bảo tương đồng về chức năng và cách sử dụng. Sau đây, Sapo sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Figma một cách đơn giản.

Bước 1: Truy cập vào trang web www.Figma.com Phía phải màn hình có nút “đăng ký”. Nếu bạn đã có tài khoản trên Figma rồi hãy bấm “đăng nhập” và tiến hành nhập địa chỉ email và mật khẩu phù hợp. Nếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký tạo tài khoản bằng cách điền các thông tin theo yêu cầu hoặc lựa chọn tiếp tục với Google để giản lược bước.

***Đối với những người tạo mới tài khoản Figma bạn hãy vào hòm thư email mà mình dùng để đăng ký để kích hoạt tài khoản.

Cách thiết kế web bằng Figma cho người mới bắt đầu

Bước 2: Sau khi đã hoàn thành các thủ tục về tài khoản, trang chủ của Figma sẽ hiện lên box yêu cầu bạn điền tên nhóm của mình, bạn có thể điền luôn hoặc bấm “Do this later” để bỏ qua bước này.

Bước 3: Lựa chọn gói tài khoản phù hợp với nhu cầu của bạn tại bước 3. Có hai gói bạn có thể lựa chọn là Starter và Professional. Gói Starter được tích hợp tất cả những chức năng cơ bản cần có mà thiết kế nào cũng cần và miễn phí. Gói Professional sẽ có thêm nhiều chức năng phục vụ thiết kế chuyên nghiệp hơn, giá là 12$/ tháng. Bạn có thể thanh toán bằng thẻ visa.

Cách thiết kế web bằng Figma cho người mới bắt đầu

Bước 4: Tại bước này bạn có thể bắt tay thiết kế với Figma. Nếu có thể lựa chọn Design with Figma hoặc nếu muốn làm việc cùng team thì có thể lựa chọn Whiteboard with Figma.

Cách thiết kế web bằng Figma cho người mới bắt đầu

Tổng kết

Figma là công cụ thiết kế đắc lực được trang bị rất nhiều tính năng ưu việt phục vụ sát sao cho các designer. Bạn có thể sử dụng Figma để thiết kế chuyên nghiệp, hoặc nếu  bạn mới bắt đầu bước chân vào ngành thiết kế này thì Figma cũng là lựa chọn không tồi có thể giúp bạn thành thạo những kỹ năng design.

Ưu điểm của Figma là có thể tương thích với mọi hệ điều hành, lưu trữ đám mây, chia sẻ file một cách nhanh chóng dễ dàng,...ngoài ra Figma còn nổi tiếng với chức năng File versioning và tích hợp sẵn Prototype… Vậy nên Figma là công cụ đáng sử dụng nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn Figma là gì, những ưu điểm khi thiết kế web bằng Figma và cách thiết kế website bán hàng bằng Figma dành cho người mới bắt đầu. Chúc các bạn sẽ sớm cho ra những thiết kế UX/UI được đánh giá cao và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo trên trang blog của Sapo.vn

Thiết kế website các ngành nghề
Thiết kế website các ngành nghề!

Bạn đã có website online chưa? Quảng bá thông tin, sản phẩm cho hơn 150 triệu khách hàng và thúc đẩy gấp đôi doanh số nhờ thiết kế website  Sapo Web ngay nào! 

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM