External link là gì? Có nên sử dụng external link hay không?

Để nâng cao chất lượng website nói chung và thứ hạng website trên trang SERPs nói riêng, thì external link được xem là có vai trò rất quan trọng mà bất cứ SEOer nào cũng phải chú ý. Hôm nay, hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu external link là gì, lợi ích của external link trong SEO và một vài lưu ý khi chọn external link.

External link hay còn được biết đến là các liên kết ngoài, link out, outbound link . Những liên kết này xuất hiện trên website của bạn và được trỏ sang một trang web khác. Các external link thường là điều kiện để các công cụ đánh giá độ uy tín của website.

Vì là trỏ sang trang web khác, nên nhắc đến external link, nhiều SEOer, đặc biệt là các SEOer mới thường tỏ ra e ngại không muốn dùng. Còn với những người đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO, họ vẫn sẽ sử dụng external link, nhưng trước đó đều phải có những tính toán cụ thể để không vuột mất người dùng trên chính trang web của mình.

External link là gì

External Link có thể được chia thành hai loại chính dựa trên hướng liên kết:

2.1. Outbound Link (Outlink) - Liên kết đi

Outbound Link hay còn gọi là Outlink là những liên kết được đặt trên website của bạn và trỏ đến một trang web khác. Đây là cách để bạn dẫn dắt người đọc đến các nguồn tham khảo có giá trị, hỗ trợ nội dung và tăng mức độ tin cậy của bài viết.

Ví dụ: Khi bạn viết bài về "các thuật toán của Google" và liên kết đến tài liệu chính thức của Google, đây chính là một Outbound Link chất lượng.

Khi nào nên sử dụng Outbound Link?

  • Khi cần trích dẫn nguồn thông tin uy tín để tăng độ tin cậy cho bài viết.
  • Khi muốn cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho người dùng.
  • Khi liên kết đến các trang có nội dung bổ trợ cho bài viết của bạn.
  • Khi muốn tạo mối quan hệ với các website uy tín khác trong cùng lĩnh vực.

2.2. Inbound Link (External Backlink) - Liên kết đến

Ngược lại với Outbound Link, Inbound Link (External Backlink) là những liên kết từ website khác trỏ về trang web của bạn. Đây chính là một dạng Backlink, đóng vai trò rất quan trọng trong SEO.

Google xem External Backlink như một "phiếu bầu" cho chất lượng của nội dung. Nếu một website có nhiều liên kết đến từ các trang uy tín, Google sẽ đánh giá cao và tăng cơ hội xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

Sự khác biệt giữa External Backlink và Backlink thông thường

  • External Backlink: Là các liên kết từ website khác trỏ về website của bạn, đóng vai trò quan trọng trong SEO Off-page.
  • Backlink thông thường: Có thể bao gồm cả Internal Link và External Backlink, giúp tăng sự liên kết giữa các trang trên cùng một website hoặc từ các trang khác.

External Backlink không chỉ giúp cải thiện thứ hạng SEO mà còn tăng lượng traffic tự nhiên, củng cố độ tin cậy của website và giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của bạn. Tuy nhiên, không phải backlink nào cũng tốt – nếu nhận được backlink từ các trang web spam hoặc kém chất lượng, website của bạn có thể bị Google phạt

Ngoài external link, trong SEO còn có có khái niệm quen thuộc đó là internal link và backlink. Sau đây là các phân biệt 3 khái niệm cơ bản này.

 

External link

Internal link

Backlink

Đặc điểm

Từ nội dung trên trang web của mình, gắn link và trỏ sang 1 trang web khác

Là các link nội bộ, liên kết nội dung trong cùng site lại với nhau

Là  đặt link từ một website khác và trỏ về trang web của mình (ngược lại với external link)

Lợi ích

Giúp người dùng có thêm nhiều nguồn thông tin tham khảo, Google sẽ có cơ sở đánh giá và xếp hạng trên trang SERPs

Giúp điều hướng người dùng và người dùng có thể tìm kiếm được các nội dung cùng chủ đề trong trang web, gia tăng chỉ số time on site cho website

Người dùng từ nhiều nguồn sẽ biết đến website của bạn, tăng thứ hạng vs để index nhanh, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng traffic cho trang web

Cách hiển thị

Gắn link vào anchortext

Gắn link vào anchortext

Gắn link vào anchortext

Như đã nói ở trên, các SEOer khá ít dùng vì một vài đặc thù, nhưng nếu một ngày bạn vô tình bắt gặp 1 external link, rất có thể các SEOer sử dụng liên kết ngoài với các mục đích sau đây:

- Xác thực các nội dung, thông tin trên web: Thường những nội dung được trích dẫn, tham khảo từ bên ngoài sẽ cần các external link để xác thực độ chính xác và tin cậy. Nhưng hầu hết các external link đều được trỏ sang những trang web cực kỳ uy tín, và nổi tiếng chứ không phải những trang thấp hơn hoặc đồng hạng.

- Bổ sung thông tin: Nhiều trường hợp, SEOer muốn nội dung đầy đủ hơn, thay vì viết thêm 1 bài mới họ sẽ chọn cách chèn external link. Các link này sẽ được gắn vào anchortext, giúp khách hàng có thêm nhiều nguồn tham khảo.

- Dùng để giải thích các thuật ngữ, khái niệm…: Nhiều khi nội dung sẽ xuất hiện các thuật ngữ chuyên môn hoặc các khái niệm đặc thù mà người viết không thể thêm hết vào website. Khi này, external link được coi như một giải pháp khá ổn để người dùng có thể hiểu được những gì mà tác giả đang nhắc đến.

Mặc dù external link đem lại nhiều giá trị cho SEO, nhưng trên thực tế, các SEOer vẫn không thích dùng external link. Là bởi, chỉ cần nhắc đến việc sử dụng liên kết ngoài, SEOer sẽ xuất hiện tâm lý như:

  • Khách hàng khi click vào external link, họ sẽ không quay trở lại xem tiếp nội dung trên website nữa, time on site sẽ bị ảnh hưởng.
  • Nếu external link “chẳng may” không đáng tin, trang web đó bị Google đánh giá không tốt hoặc họ không ưa bạn thì chắc chắn website của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
  • Nếu chọn external link không đúng, hoặc là các website có chất lượng thấp hơn, trang web của bạn sẽ bị giảm sức mạnh.
  • ...
Các SEOer sử dụng external link để làm gì?
Hầu hết các SEOer mới đều khá tâm lý khi dùng external link

Để có những đánh giá khách quan hơn, sau đây là những ưu điểm và hạn chế của external link.

4.1 Ưu điểm của external link

- Gia tăng uy tín cho các nội dung trên website của bạn, người dùng cũng cảm thấy những gì mà họ đang đọc có cơ sở và chính xác.

- Mở rộng thông tin cho người dùng, đặc biệt với những nội dung có nhiều luồng quan điểm, việc sử dụng external link sẽ giúp khách hàng tiếp nhận được nhiều tin tức, dữ kiện hơn.

- Cải thiện thứ hạng trên trang SERPs, là bởi Google đánh giá cao việc nội dung của bạn có external link, tức là bạn có tham khảo nhiều nguồn và có ý thức nâng cao trải nghiệm người dùng internet.

4.2 Hạn chế của external link

- Ảnh hưởng đến chỉ số traffic, time on site, session,...

- Rất dễ bị Google đánh phạt nếu external link bạn dùng đến từ 1 trang web không đáng tin cây.

- Nếu gặp phải những kẻ xấu, họ có thể thông qua external link để hạ bệ website trên trang SERPs.

- Khách hàng rất dễ rời bỏ trang web của bạn.

- Trang web bị ảnh hưởng rất nhiều nếu như website bạn trỏ external link thay đổi nội dung hoặc 301 sang 1 nội dung khác.

Xem thêmSEO on-page là gì? 10 cách tối ưu SEO on-page giúp website thăng hạng

Mặc dù External Link mang lại nhiều lợi ích trong SEO, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chúng có thể gây ra tác động tiêu cực đến website. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng giúp bạn tối ưu hóa External Link một cách hiệu quả, tránh ảnh hưởng xấu đến SEO.

5.1. Đặt External Link đến trang web uy tín, có liên quan

Không phải tất cả các website đều là nguồn đáng tin cậy để bạn liên kết đến. Khi chọn External Link, hãy đảm bảo rằng:

  • Trang web đó có nội dung liên quan đến chủ đề bài viết (ví dụ: nếu bài viết của bạn nói về SEO, bạn nên liên kết đến Google, Moz, Ahrefs thay vì một blog cá nhân không rõ nguồn gốc).
  • Website có độ tin cậy cao (Domain Authority - DA cao), tránh liên kết đến những trang spam hoặc có dấu hiệu lừa đảo.
  • Nội dung trên trang web đó có giá trị và cung cấp thông tin hữu ích.

Ví dụ: Nếu bạn viết bài về "cách viết bài chuẩn SEO", liên kết đến hướng dẫn SEO chính thức từ Google sẽ giúp bài viết trở nên uy tín hơn.

5.2. Kiểm soát External Link bằng thẻ nofollow, dofollow

Có hai loại External Link quan trọng trong SEO:

  • Dofollow Link: Google sẽ theo dõi và truyền "link juice" (giá trị SEO) đến trang web mà bạn liên kết.
  • Nofollow Link: Google không theo dõi và không truyền giá trị SEO đến trang web đó.

Khi nào nên dùng thẻ nofollow?

  • Khi liên kết đến trang quảng cáo hoặc website đối thủ cạnh tranh.
  • Khi chèn External Link vào phần comment của người dùng để tránh spam.
  • Khi liên kết đến một trang nhưng không muốn truyền giá trị SEO cho trang đó.

Ví dụ: Nếu bạn viết bài có chứa link đến một trang bán hàng mà bạn không muốn giúp tăng thứ hạng, hãy thêm thẻ rel="nofollow" vào liên kết.

5.3. Không đặt quá nhiều External Link trong một bài viết

Việc lạm dụng quá nhiều External Link có thể làm loãng nội dung và khiến Google đánh giá bài viết của bạn không tập trung vào chủ đề chính. Ngoài ra, quá nhiều External Link cũng có thể làm giảm thời gian người dùng ở lại trang của bạn.

Tỷ lệ External Link hợp lý:

  • Mỗi bài viết nên có 1-3 External Link cho mỗi 1000 từ.
  • Chỉ sử dụng External Link khi thực sự cần thiết để bổ sung thông tin.
  • Không nên đặt External Link trong mỗi đoạn văn, tránh làm gián đoạn trải nghiệm đọc của người dùng.

5.4. Đặt External Link trong nội dung một cách tự nhiên

Việc đặt External Link đúng vị trí sẽ giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin và cải thiện trải nghiệm người dùng. Một số nguyên tắc khi đặt External Link:

  • Đặt link vào các từ khóa có liên quan thay vì sử dụng câu như "Xem thêm tại đây".
  • Chỉ đặt External Link vào phần nội dung chính, tránh đặt ở phần footer hoặc sidebar.
  • Tránh mở External Link trên cùng một tab, thay vào đó nên mở trên tab mới (target="_blank") để giữ người dùng ở lại trang lâu hơn.

Ví dụ: Nếu bạn viết bài về "tối ưu hóa website cho SEO", bạn có thể liên kết đến bài viết chính thức của Google về các yếu tố xếp hạng SEO thay vì chỉ viết "Xem thêm tại đây".

5.5. Kiểm tra và sửa lỗi External Link bị hỏng (Broken Link)

Broken Link (liên kết bị hỏng) có thể gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng và làm giảm chất lượng SEO của trang web. Google không thích những trang web có nhiều liên kết lỗi, vì điều đó có thể làm gián đoạn quá trình thu thập dữ liệu.

Cách kiểm tra và sửa lỗi Broken Link:

  • Sử dụng công cụ như Google Search Console, Ahrefs, Screaming Frog, hoặc Broken Link Checker để kiểm tra các liên kết bị lỗi.
  • Cập nhật hoặc thay thế liên kết hỏng bằng các nguồn thông tin mới hơn, đáng tin cậy hơn.
  • Nếu một liên kết không còn tồn tại, hãy redirect nó đến một trang có nội dung tương tự.

Xem thêm: Giải pháp thiết kế website chuyên nghiệp

Mặc dù External Link có thể mang lại lợi ích đáng kể cho SEO, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chúng có thể gây hại cho thứ hạng của website. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sử dụng External Link và cách khắc phục chúng.

6.1. Liên kết đến website kém chất lượng hoặc chứa mã độc

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất là liên kết đến những trang web bị Google đánh giá thấp, có nội dung spam hoặc chứa mã độc. Điều này có thể khiến trang web của bạn bị mất điểm uy tín và thậm chí bị Google phạt.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra độ tin cậy của trang web trước khi đặt External Link bằng các công cụ như Moz Domain Authority (DA), Ahrefs Domain Rating (DR), hoặc Google Safe Browsing.
  • Tránh liên kết đến các trang có quá nhiều quảng cáo, nội dung kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc.
  • Nếu vô tình đặt liên kết đến trang kém chất lượng, hãy xóa hoặc gắn thẻ rel="nofollow" để tránh truyền giá trị SEO cho trang đó.

6.2. Đặt External Link đến website đối thủ cạnh tranh

Việc liên kết đến các trang web đối thủ có thể giúp họ tăng xếp hạng trên Google, trong khi website của bạn lại mất đi một phần "link juice" quý giá.

Cách khắc phục:

  • Chỉ liên kết đến website đối thủ khi thực sự cần thiết và có lợi cho người dùng.
  • Nếu buộc phải đặt link đến đối thủ, hãy sử dụng thẻ nofollow để tránh truyền giá trị SEO cho họ.
  • Thay vì liên kết trực tiếp, hãy cung cấp thông tin tổng hợp hoặc viết bài so sánh khách quan để giữ chân người đọc.

6.3. Liên kết đến trang web yêu cầu đăng ký để xem nội dung

Một số trang web yêu cầu người dùng phải đăng ký hoặc đăng nhập mới có thể xem được nội dung. Điều này có thể gây gián đoạn trải nghiệm người dùng và làm họ rời khỏi trang web của bạn.

Cách khắc phục:

  • Trước khi đặt External Link, hãy kiểm tra xem trang web đó có yêu cầu đăng nhập hay không.
  • Nếu trang đó yêu cầu đăng ký, hãy xem xét tìm một nguồn khác hoặc tóm tắt nội dung chính ngay trên bài viết của bạn.

6.4. Đặt External Link đến trang có quá nhiều quảng cáo trả phí

Những trang web chứa quá nhiều quảng cáo hoặc nội dung thương mại có thể bị Google đánh giá thấp vì kém trải nghiệm người dùng. Nếu bạn liên kết đến những trang này, website của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Cách khắc phục:

  • Chỉ liên kết đến các trang có nội dung chất lượng, không quá lạm dụng quảng cáo.
  • Nếu bắt buộc phải trỏ link đến trang có nhiều quảng cáo, hãy thêm thẻ nofollow vào liên kết để tránh ảnh hưởng đến SEO.

6.5. Đặt External Link trong phần footer hoặc sidebar

Nhiều trang web có thói quen đặt External Link trong phần footer hoặc sidebar để tăng tính điều hướng. Tuy nhiên, Google có thể xem đây là một hình thức spam nếu lạm dụng quá mức.

Cách khắc phục:

  • Chỉ đặt External Link trong nội dung chính của bài viết, tránh đặt trong footer hoặc sidebar trừ khi thực sự cần thiết.
  • Nếu cần đặt External Link ở footer (chẳng hạn như chính sách bảo mật, điều khoản dịch vụ), hãy sử dụng thẻ nofollow để tránh mất giá trị SEO.

Xem thêm: “Tất tần tật” về website chuẩn SEO: Khái niệm, yêu cầu, cách đánh giá và công cụ hỗ trợ

Việc lựa chọn nguồn External Link uy tín giúp nâng cao độ tin cậy của bài viết, cải thiện SEO và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người đọc. Dưới đây là các loại nguồn bạn nên ưu tiên khi đặt External Link:

7.1. Các trang web chính thống và có thẩm quyền

Đây là những website thuộc các tổ chức lớn, có uy tín trong lĩnh vực của họ. Các trang này thường cung cấp thông tin chính xác, được kiểm chứng và có độ tin cậy cao.

7.2. Các website chuyên ngành về SEO và Digital Marketing

Nếu bài viết liên quan đến SEO hoặc tiếp thị số, bạn nên liên kết đến các trang web chuyên sâu về lĩnh vực này. Những trang này cung cấp kiến thức chuyên môn, nghiên cứu mới nhất và hướng dẫn chi tiết về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

7.3. Các trang tin tức và nghiên cứu dữ liệu

Những trang tin tức uy tín hoặc các nền tảng chuyên cung cấp thống kê, dữ liệu thị trường là nguồn thông tin đáng tin cậy, giúp bài viết của bạn có cơ sở thực tiễn và số liệu rõ ràng.

7.4. Các tổ chức giáo dục và nghiên cứu

Các viện nghiên cứu, trường đại học hoặc tổ chức giáo dục thường công bố những bài nghiên cứu, báo cáo có giá trị. Đây là nguồn External Link đáng tin cậy, đặc biệt khi bạn muốn cung cấp nội dung chuyên sâu về một chủ đề cụ thể.

7.5. Các trang web của cơ quan chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận

Những trang web thuộc chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận cung cấp thông tin chính xác và có độ tin cậy cao, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến pháp luật, y tế, giáo dục, kinh tế và môi trường.

Lưu ý khi chọn nguồn External Link:

  • Chỉ liên kết đến những trang có nội dung liên quan trực tiếp đến bài viết.
  • Tránh các trang web có nội dung không đáng tin cậy hoặc vi phạm chính sách của Google.
  • Kiểm tra tính cập nhật của nội dung trên trang trước khi liên kết.

Với tất cả những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về external link, phân biệt được các loại link trong SEO, ưu điểm hạn chế cùng những lưu ý nếu muốn tận dụng external link. Hãy có những chiến lược thật thông thái để đạt được hiệu quả SEO như mong đợi nhé.

Chia sẻ bài viết:
Đánh giá bài viết:
5/5  (0 vote)
Phạm Thu Hà
Tác giảPhạm Thu Hà

Biên tập viên

Là biên tập viên trong lĩnh vực marketing và bán hàng với 5 năm kinh nghiệm, tôi tập trung sản xuất nội dung chất lượng, cập nhật xu hướng, mang lại giá trị ứng dụng cao cho nhà bán hàng phát triển bền vững.
Quy trình biên tập nội dung tại Sapo