Luôn xuất hiện trong tất cả các hoạt động kinh doanh, doanh số là yếu tố vô cùng quan trọng mà chủ cửa hàng cần quan tâm. Không chỉ đối với quá trình vận hành mà còn là với toàn bộ định hướng hoạt động tương lai của cửa hàng. Vậy Doanh số là gì và đâu là giải pháp nâng cao doanh số hiệu quả mà cửa hàng cần quan tâm? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Doanh số là gì?
Doanh số là một khái niệm chỉ tổng số tiền thu được qua quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số sẽ bao gồm cả các khoản tiền thu được và chưa thu được trong suốt quá trình kinh doanh.
Doanh số sẽ được tính theo công thức:
Doanh số = Số lượng sản phẩm bán ra x Giá bán của sản phẩm
1.1 Sự khác nhau giữa doanh thu và doanh số là gì?
Doanh số và doanh thu là hai khái niệm tương đối dễ nhầm lẫn mà chủ kinh doanh cần phân biệt rõ trong quá trình kinh doanh cũng như sử dụng. Có thể hiểu một cách đơn giản, doanh số là tổng số tiền doanh nghiệp, cửa hàng thu được thông qua các hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Và doanh thu là toàn bộ giá trị kinh tế mà doanh nghiệp, cửa hàng thu được xác định trong một khoảng thời gian nhất định, doanh thu sẽ được xác định dựa trên cơ sở của doanh số.
1.2 Doanh số cho biết điều gì?
Là yếu tố quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh, Doanh số sẽ giúp chủ kinh doanh hiểu rõ và nắm bắt được cụ thể:
- Năng lực của đội ngũ bán hàng
- Hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, chất lượng dịch vụ
- Hiệu quả của chiến lược giá
- Hiệu quả của từng kênh phân phối
- Hiệu quả của các chiến dịch Marketing
- Đánh giá hiệu suất, hiệu quả của các hoạt động liên quan khác.
2. Vai trò của doanh số là gì đối với hoạt động kinh doanh
Doanh số hay doanh thu đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, doanh số chính là yếu tố hiển thị cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả của kế hoạch kinh doanh trong thời điểm đó có thực sự mang lại hiệu quả hay không.
Cùng với đó, doanh số cũng là cách thể hiện rõ nét và chính xác nhất vấn đề cũng như hiệu quả kinh doanh của cửa hàng để từ đó giúp chủ kinh doanh đưa ra được kế hoạch phát triển của từng loại sản phẩm, từng thời điểm hay từng mục đích. Đó có thể là giải phóng hàng tồn, kích cầu, tăng doanh số cho các mặt hàng bán chạy,...
Doanh số cao không chỉ là cơ sở giúp cửa hàng đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn mà còn là yếu tố liên quan đến việc nâng cao hiệu suất công việc cũng như nâng cao thu nhập cho nhân viên bán hàng.
Quản lý doanh số cho cửa hàng bán lẻ bằng cách nào?
Việc hạch toán doanh thu bán hàng đúng thời điểm giúp chủ shop xây dựng báo cáo lãi lỗ chính xác nhất.
👉 XEM NGAY
3. Làm thế nào để thúc đẩy doanh số của cửa hàng hiệu quả?
Nâng cao doanh số chắc chắn là vấn đề mà bất kỳ chủ kinh doanh nào cũng quan tâm và luôn phải theo dõi sát sao để có thể đưa ra được các kế hoạch kinh doanh, cải thiện phù hợp ở từng thời điểm.
Để đưa ra được phương án tối ưu nhất, chủ kinh doanh cần hiểu rõ về tình hình kinh doanh, khả năng tiêu thụ cũng như những biến động của thị trường và đánh giá theo hướng linh hoạt hơn.
3.1 Đừng giảm giá sản phẩm quá thường xuyên
Rõ ràng, việc giảm giá hàng hóa của bạn sẽ giúp tăng doanh số cửa hàng vô cùng tốt. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra thường xuyên mà không có điều gì quá đặc biệt thì vô tình, nó sẽ khiến khách hàng đặt ra một giả thuyết “Tại sao những sản phẩm này lại thường xuyên được giảm giá?” và nghi ngờ về chất lượng sản phẩm là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Vì vậy, hãy cố gắng lên kế hoạch thật cẩn thận nếu bạn muốn tăng doanh số bằng hình thức giảm giá, như đặt ra thời hạn nhất định hay không quá dễ trong việc thiết lập các Voucher giảm giá để nâng cao “tính sở hữu” của khách hàng.
Xem thêm: 3 chiến lược giá “kiểu Mỹ” giúp tăng doanh số hơn trúng xổ số
3.2 Tăng doanh số và khả năng quay trở lại nhờ ưu đãi lần mua sau
Nghiên cứu cho thấy, 80% doanh thu của cửa hàng đến từ khách hàng cũ. Điều này cũng tương tự đối với doanh số bán hàng, việc đảm bảo lượng khách hàng quay trở lại sẽ mang lại cho cửa hàng rất nhiều lợi ích.
Cùng với đó là khả năng đánh giá chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm của cửa hàng,...Bạn có thể bắt đầu bằng việc giảm giá cho lần mua sau, chiết khấu cho đơn hàng có giá trị từ...hoặc nhiều ưu đãi độc quyền cho khách hàng cũ,...
Xem thêm: 5 chương trình khuyến mãi hút khách hiệu quả trong bán lẻ
3.3 Sắp xếp lại gian hàng
Việc thay đổi vị trí của từng loại sản phẩm chắc chắn là giải pháp không hề tồi để nâng cao khả năng tiêu thụ và doanh số cho cửa hàng của bạn. Đó có thể là các mặt hàng tồn kho khó bán cũng có thể là những sản phẩm bán chạy nhất ở cửa hàng. Tùy vào nhu cầu cũng như kế hoạch ở từng thời điểm mà chủ kinh doanh có thể đưa ra được cách sắp xếp phù hợp hơn.
3.4 Giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng của bạn
Rõ ràng trong cuộc sống hiện đại vội vã, việc tối ưu thời gian cũng như nâng cao sự tiện lợi cho khách mua hàng sẽ giúp bạn ghi điểm tốt hơn và tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại cho cửa hàng của bạn. Do đó, hãy cố gắng cải thiện các vấn đề thanh toán với máy tính tiền hay đa dạng phương thức để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng của mình.
3.5 Nghiên cứu và đánh giá lại thị trường
Đánh giá thị trường luôn là bước mà mọi cửa hàng đều phải thực hiện khi bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhu cầu thị trường sẽ mãi như vậy.
Đó là lý do mà bạn sẽ cần đánh giá lại thị trường một lần nữa, đặc biệt là khi cần nâng cao doanh số cho cửa hàng của mình. Hãy bắt đầu từ quan điểm, nhận thức hay nhu cầu của khách hàng ở thời điểm hiện tại, đưa ra dự đoán tương lai gần để từ đó đưa ra kế hoạch tăng doanh số hiệu quả nhất.
3.6 Tạo hoặc thay đổi thông điệp tiếp thị
Thông điệp Marketing theo chiến dịch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lượng khách hàng ghé thăm cũng như lượng hàng hóa tiêu thụ và doanh số của cửa hàng. Vì vậy, nếu USP mà bạn đang sử dụng chưa thực sự hiệu quả, hãy thử thay đổi một chút nhé.
Đối với các cửa hàng bán lẻ, doanh số bán hàng có thể được theo dõi và đánh giá rõ ràng qua các báo cáo bán hàng trên các giải pháp quản lý thông minh. Đặc biệt, chủ kinh doanh có thể dễ dàng theo dõi theo nhiều tiêu chí khác nhau như doanh số dựa trên loại hàng hóa, doanh số dựa trên từng nhân viên hay đối với từng chiến dịch, từng thời điểm.
Trên đây là những chia sẻ của Sapo.vn về khái niệm doanh số là gì cũng như những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ và từ đó đưa ra những kế hoạch kinh doanh cũng như cải thiện việc kinh doanh của cửa hàng một cách tốt nhất.