Để website được vận hành 1 cách thuận lợi, nhà quản trị web sẽ cần phải tuyên bố disclaimer nếu không sẽ bị pháp luật “hỏi thăm”. Nếu bạn sắp sửa sở hữu một thiết kế website và chưa biết disclaimer là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Khái niệm disclaimer là gì?
Disclaimer được dịch nghĩa chung là sự từ bỏ, từ chối trách nhiệm. Còn trong thiết kế website, khái niệm disclaimer được sử dụng để thông báo về việc giới hạn trách nhiệm pháp lý của website, những kết quả có thể xảy ra đối với tất cả những người truy cập trang web.
Nếu trang web không tuyên bố disclaimer, rất có thể vào 1 ngày bất ngờ nào đó, bạn sẽ phải đối diện với pháp luật.
2. Vì sao nếu không có disclaimer, dễ liên quan đến pháp luật?
Internet là một mạng lưới thông tin khổng lồ, mà ở đó website nói chung chính là nơi tổng hợp và cung cấp những thông tin đó đến người dùng. Và có 1 sự thật rằng, tất cả những nội dung mà các website hiển thị, đều được tham khảo từ rất nhiều nguồn. Vì vậy, sự chính xác/ độ xác thực của những thông tin này chỉ ở mức tương đối.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hành… rất có thể sẽ xuất hiện những biến số không lường trước. Vậy nên, tuyên bố disclaimer là cách an toàn và hợp lý nhất mà các website lựa chọn thực hiện.
3. Có phải các website đang hời hợt khi chắt lọc thông tin không?
Đáp án là “không”. Bất cứ điều gì tồn tại trong xã hội nói chung và internet nói riêng đều có rất nhiều ý kiến, quan điểm, luận điểm khác nhau và không thể khẳng định chính xác đâu là câu trả lời chuẩn nhất.
Những người quản trị web cũng thế, họ cũng không thể chắc chắn 100% tất cả các nguồn tham khảo đều chuẩn. Điều duy nhất mà họ có thể làm được cho người dùng của mình là lựa chọn những thông tin đúng nhất, sát vấn đề nhất có thể. Trong quá trình này, việc không may lọc phải những thông tin sai là điều không tránh khỏi…
Với những website bán hàng bình thường, website doanh nghiệp…thì vấn đề chịu trách nhiệm sẽ chỉ dừng ở nhà bán hàng - người mua hàng. Còn đối với các trang web liên quan đến sức khỏe, giáo dục, y tế… Chịu trách nhiệm có thể lên đến mức cao nhất chính là toà án. Vì vậy, tuyên bố disclaimer là điều rất cần thiết.
Xem thêm: Thiết kế website có chịu thuế GTGT không? | Sapo Web
4. Tuyên bố disclaimer mang lại giá trị gì cho website?
Sẽ thật khó tưởng tượng nếu website không tuyên bố disclaimer sẽ gặp phải những điều gì. Nhưng nếu disclaimer, bạn sẽ nhìn thấy được những giá trị sau:
4.1 Đảm bảo chất lượng content website
Nếu website và người đọc không bị ràng buộc trách nhiệm, cả hai, hoặc ít nhất 1 trong 2 thì chẳng có lý do gì để người đọc phải quay lại trang web của bạn để đọc.
Vì sao ư? Giữa mạng lưới thông tin dày đặc và đồ sộ như hiện nay, thứ khách hàng cần là một trang web uy tín, và thứ giữ chân họ là những nội dung chất lượng. Tuyên bố disclaimer không phải là cái cớ để quản trị viên lơ là các nội dung xuất bản trên website, mà đây chính là “trách nhiệm vô hình”, buộc chủ web phải liên tục chắt lọc, nâng cao chất lượng nội dung để giữ chân người dùng. Vì bạn cần nhớ rằng, nếu đăng tải những nội dung kém chất lượng, rồi ỷ lại vào tuyên bố disclaimer, chẳng khác nào bạn tự “xoá sổ” website bạn trong tâm trí khách hàng cả.
4.2 Tránh khỏi những sự vụ không mong muốn
Trang web của bạn đã có disclaimer, tức là bạn đã tự trang bị cho mình tấm khiên chắn bảo vệ khỏi những sự cố không mong muốn.
Ví dụ, trang web của bạn chuyên review mỹ phẩm. Content trên web 1 phần là bạn tự trải nghiệm và đánh giá, 1 phần là bạn tham khảo từ những nguồn mà bạn cảm thấy uy tín. Không may, 1 khách hàng sau khi đọc bài review bạn đăng và gặp kích ứng. Đây là sự cố hy hữu, vì cơ địa mỗi người là khác nhau.
Nhưng vì trang web của bạn đã tuyên bố disclaimer trước đó, tức ngầm thông báo rằng, các thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Và trang web của bạn sẽ không phải đơn vị nhận phản hồi hay đền bù (nếu có).
Ngoài ra, tuyên bố disclaimer cũng giúp bạn ngăn chặn những đối thủ xấu, chống phá trang web của bạn bằng cách vu khống dựa trên các content mà bạn đã đăng tải.
4.3 Khẳng định uy tín, chủ quyền website
Nếu bạn là chủ sở hữu website, và những nội dung đăng tải có gắn các liên kết chưa đúng, bị các bên khác phản ánh, thì nhờ tuyên bố disclaimer bạn bảo vệ được uy tín của công ty. Tuy nhiên, tuyên bố disclaimer vẫn còn nhiều lỗ hổng, vậy nên trong trường hợp cá biệt, người chịu trách nhiệm website vẫn phải chịu 1 phần trách nhiệm trong đó.
5. Viết disclaimer như nào?
Mỗi một website khác nhau, sẽ có cách viết tuyên bố disclaimer khác nhau. Nhưng tất cả các tuyên bố sẽ đều cần có những ý chính sau đây:
- Tuyên bố quyền sở hữu
Trong tuyên bố disclaimer, quyền sở hữu là 1 trong những vấn đề hàng đầu, nhất định phải xuất hiện. Với tuyên bố về quyền, mọi thông tin của web xuất hiện tại những trang không thuộc quản lý của doanh nghiệp đều là sao chép.
- Giới hạn pháp lý
Thông báo tới khách hàng về phạm vi mà trang web sẽ chịu trách nhiệm. Thường thì, với 1 trang web như web bán hàng, thì doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về mẫu mã, chất lượng, tình trạng giao hàng… Ngoài ra, những vấn đề nằm ngoài phạm vi quản lý, thương hiệu sẽ không liên quan.
- Trách nhiệm về nội dung đăng tải
Trang web cần thông báo đến khách hàng của mình về các nội dung đăng tải trên blog đều chỉ mang tính chất tham khảo. Như vậy, nếu chẳng may có điều gì ngoài ý muốn, chủ website sẽ không bị liên đới.
- Trách nhiệm từ phía độc giả
Với lời tuyên bố về nội dung đăng tải ở trên, phía khách hàng cần chọn lọc những thông tin hữu ích và phù hợp, không làm theo bất cứ hành động nào có thể ảnh hưởng đến chính bản thân mình.
Trên đây là thông tin về disclaimer, giải đáp thắc mắc disclaimer là gì cùng những thông tin liên quan đến tuyên bố quan trọng này. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những giá trị như kỳ vọng, và hẹn gặp lại trong những bài chia sẻ tiếp theo.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo website: Cách tạo trang web A-Z cho người mới