CTR là gì? Cách tối ưu CTR gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website

CTR hay CTR SEO, CTR Google Ads… là cụm từ quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong marketing. Chỉ số CTR không chỉ giúp marketer nắm bắt và đo lường được độ hiệu quả của chiến dịch marketing mà còn giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vậy CTR là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

1. CTR là gì?

CTR được viết tắt bởi cụm từ Click Through Rate hay được biết đến với tên gọi tỷ lệ lượt click hay tỷ lệ nhấp chuột. 

CTR sẽ cho bạn biết tỷ lệ khách hàng đã tiếp cận và click vào trang thông tin, quảng cáo của bạn là bao nhiêu. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của những chiến dịch quảng cáo marketing nói chung và của những từ khóa nói riêng.

Tỷ lệ CTR càng cao đồng nghĩa với việc bài viết, mẫu quảng cáo, kế hoạch SEO, từ khoá lựa chọn của bạn đang thực sự đem lại hiệu quả, thu hút được khách hàng click. Ngược lại, nếu tỷ lệ CTR thấp tức là mẫu quảng cáo, nội dung,...của bạn đang gặp vấn đề trong cách tiếp cận người dùng, cần có những phương án điều chỉnh lại nội dung để tăng CTR.

Trong digital marketing, CTR là một trong những chỉ số được quan tâm hàng đầu khi hoạch định chiến lược. CTR sẽ giúp doanh nghiệp/ cửa hàng đo lường được các chỉ số, độ hiệu quả. Vậy nên, tối ưu CTR là một trong những việc làm tất yếu mà bất cứ marketer nào cũng phải làm để cải thiện doanh số, thứ hạng và hiệu quả quảng cáo…

CTR là gì
CTR là gì?

Từ định nghĩa CTR là gì, những chỉ số CTR SEO, Facebook, Google ads lần lượt có ý nghĩa như sau:

  • CTR SEO: Tỷ lệ khách hàng click vào website
  • CTR Facebook: Tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo trên Facebook
  • CTR Google AdWords: Tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo trên Google

2. Công thức tính CTR

Tỷ lệ CTR được tính dựa trên số lần nhấp chuột và số lần hiển thị. Các công thức tính CTR cho SEO, Google AdWords và yêu cầu truy vấn như sau:

  • Công thức tính CTR trong SEO

CTR =  Tổng lượt người nhấp vào link dẫn / Tổng số lần hiển thị

  • Công thức tính CTR trong AdWords

CTR =  Tổng lượt người nhấp vào quảng cáo / Tổng số lần hiển thị

  • Công thức tính CTR yêu cầu truy vấn

CTR = Click/ Hiển thị

Mỗi quảng cáo, từ khoá sẽ có tỷ lệ CTR khác nhau. Tỷ lệ CTR càng cao càng có nhiều người tiếp cận với quảng cáo/từ khoá.

3. CTR bao nhiêu là tốt?

Mỗi nền tảng khác nhau sẽ có mức đánh giá tỷ lệ CTR khác nhau. Ví dụ:

- Đối với Google AdWords thì đây là nền tảng quảng cáo có mất phí vì vậy nếu tỷ lệ CTR đạt từ 2% đã được đánh giá là tốt.

- Đối với Facebook ads thì chỉ số CTR trung bình rơi vào khoảng 0.9% (tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ mà bạn chạy)

- Đối với SEO thì một link được đánh giá là ổn khi có chỉ số CTR < hoặc = 5%. Tuy nhiên chỉ số này còn phải phụ thuộc vào volume và lượt hiển thị của từ khoá.

CTR bao nhiêu là tốt?
Mỗi nền tảng khác nhau sẽ có mức đánh giá tỷ lệ CTR khác nhau

4. Làm sao để tối ưu tỷ lệ CTR?

Mặc dù CTR không phải là điều kiện quyết định để thu được traffic và chuyển đổi. Thế nhưng tối ưu CTR lại là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến được gần hơn tệp khách hàng tiềm năng. 

4.1 Kiểm tra CTR trên công cụ

Để biết quảng cáo, bài viết…của bạn có gặp vấn đề ở CTR hay không, trước tiên hãy truy cập Google Search Console để lấy dữ liệu phân tích từ Google. Tại đây, bạn có thể theo dõi những chỉ số cơ bản như: số lần hiển thị, số lần nhấp chuột, CTR, thứ hạng từ khoá…Sau đó tiến hành tối ưu CTR.

4.2 Lựa chọn từ khoá phù hợp

Có hai trường hợp CTR giảm do từ khoá:

 - Từ khoá chính không xuất hiện nhiều trong toàn bộ nội dung hoặc không xuất hiện những chỗ cần thiết vì vậy nội dung không được đánh giá cao, không được hiển thị nhiều, khách hàng sẽ không click

- Từ nguyên nhân đầu tiên khiến Google “bắt” nhầm cụm từ khóa phụ có lượt tìm kiếm thấp hơn.

Vậy nên điều bạn cần là rà soát lại từ khoá và tiến hành tối ưu lại sao cho lượng từ khoá chính chiếm từ 1 - 2% trong cả bài và được đặt ở vị trí quan trọng như các thẻ heading, đầu câu đầu dòng…

Tối ưu CTR
Tối ưu lại từ khoá giúp tăng tỷ lệ CTR

4.3 Tối ưu lại meta title, meta description

Thẻ meta title và meta description xuất hiện trong trang tìm kiếm chính là chìa khóa dẫn dắt khách hàng vào website của bạn. Bởi vậy, tại hai thẻ này cần chứa từ khoá và đặc biệt title phải hấp dẫn, mang tính dẫn dắt cảm xúc.

Xem thêmMeta description là gì? Cách viết meta description chuẩn SEO cho website

4.4 Tối ưu lại URL

URL quá dài hoặc không chứa từ khoá SEO cũng là nguyên nhân khiến Google và khách hàng không đánh giá cao bài viết của bạn. Nhiều trường hợp, URL chứa nhiều ký tự lạ sẽ khiến khách hàng e sợ đây là link rác, không an toàn.

Vậy nên, hãy kiểm tra lại URL của mình đã chứa từ khóa hay cụm từ liên quan đến nội dung bài viết chưa. Mặc dù tối ưu lại URL sẽ khiến bài viết của bạn phải index lại một lần nữa, tuy nhiên trong trường hợp URL quá lỗi thì việc tối ưu để cải thiện CTR là điều nên làm.

4.5 Tối ưu lại nội dung

Viết lại những thông tin đã cũ để bài viết của bạn mới mẻ và hiện đại hơn. Bạn cũng có thể viết thêm vào bài những nội dung phù hợp với chủ đề của bạn trong thời điểm hiện tại.

Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra lại chất lượng ảnh thế nào, có bị mờ nhoè không, video còn chạy được không…để khách hàng thấy hài lòng tin tưởng website của bạn nhé.

Trên đây là những kiến thức về CTR là gì, công thức tính tỷ lệ CTR và cách tối ưu CTR đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Chúc các chiến dịch marketing của bạn sẽ thành công, có tỷ lệ click cao và thu được kết quả như mong đợi nhé.

Xem thêmEAT là gì? Làm thế nào để cải thiện E-A-T trên website giúp tăng hiệu quả SEO?

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM