Cổng thanh toán là gì? Sự quan trọng của cổng thanh toán trong thương mại điện tử

Khái niệm "cổng thanh toán" đã dần trở nên quen thuộc với đại đa số khách hàng kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số. Vậy cổng thanh toán là gì? Sự quan trọng của cổng trung gian thanh toán trong thời kỳ bùng nổ của thương mại điện tử là như thế nào? Hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Cổng thanh toán là gì?

Khái niệm cổng thanh toán (cổng thanh toán điện tử, cổng trung gian thanh toán trực tuyến) không còn quá xa lạ với đại đa số người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng ngày càng quen với việc mua sắm, thanh toán online, cổng trung gian thanh toán trở thành thứ yếu đối với mỗi cửa hàng kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số.

Cổng thanh toán được hiểu đơn giản là hệ thống kết nối 3 bên: người mua, hệ thống ngân hàng và người bán hàng. Có thể nói đây là nơi cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho các giao dịch mua bán trực tuyến trên các nền tảng kỹ thuật số khác nhau (website, mạng xã hội, app,…)

Cổng thanh toán là gì?
Cổng thanh toán là gì?

Tất cả những đơn vị cung cấp cổng thanh toán đều được gọi là PSP (Payment Service Provider), nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Các đơn vị, chủ quản lý website thương mại điện tử thay vì phải duy trì kết nối với các ngân hàng chỉ cần sử dụng dịch vụ mà các PSP này cung cấp. PSP sẽ xử lý được đa dạng các phương tiện thanh toán mà khách hàng sử dụng. PSP đảm nhận việc kết nối, chấp nhận thanh toán qua các ngân hàng và các phương tiện mà khách hàng sử dụng.

Ví dụ: Khi bạn mua một món hàng bất kỳ trên không gian mạng, quá trình thanh toán được diễn ra. Thay vì thanh toán bằng tiền mặt khi nhận được hàng bạn có thể lựa chọn thanh toán qua tài khoản ngân hàng và điền thông tin tài khoản của mình để thanh toán. Phần điền thông tin tài khoản trên website chính là nền tảng của cổng trung gian thanh toán. Số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn sẽ bị trừ đúng bằng số tiền bạn đã mua hàng + phí giao dịch qua cổng thanh toán.

2. Các loại cổng thanh toán

Có 2 loại cổng trung gian thanh toán thường gặp là: cổng thanh toán trực tuyến và cổng thanh toán tại cửa hàng.

Cổng thanh toán tại cửa hàng thường là thiết bị máy POS kết nối với mạng xử lý thanh toán điện tử bằng đường dây điện thoại hoặc kết nối Internet.

Cổng thanh toán trực tuyến sẽ yêu cầu giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép trang web được truy cập để kết nối với mạng xử lý thanh toán cơ bản.

Xem thêm: Giữ chân khách hàng bằng giải pháp thanh toán quẹt thẻ hiện đại đứng đầu thị trường

3. Các chức năng của cổng thanh toán

Như đã đề cập ở phần khái niệm, cổng thanh toán đơn thuần chỉ là đơn vị trung gian thanh toán giữa người mua, người bán và ngân hàng. Vậy nên chức năng của cổng trung gian thanh toán đơn giản bao gồm:

  • Nhận thông tin giao dịch trực tuyến tại website bán hàng trực tuyến
  • Xử lý thông tin trên cổng trung gian thanh toán
  • Xử lý giao dịch tại ngân hàng kết nối thanh toán
  • Thông báo kết quả và thông tin giao dịch tại website bán hàng trực tuyến
Các chức năng của cổng thanh toán
Mô hình cổng thanh toán

4. Ưu điểm khi sử dụng cổng trung gian thanh toán tại điểm bán

4.1 Tiết kiệm thời gian và chi phí bán hàng

Việc khách hàng không còn thanh toán bằng tiền mặt giúp chủ cửa hàng giảm thời gian kiểm đếm. Khách hàng của bạn có thể ngồi một chỗ vẫn có thể mua hàng, thanh toán các chi phí khác nhau chỉ với cài thao tác đơn giản.

4.2 Tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng

Sử dụng cổng trung gian thanh toán trực tuyến trong quá trình mua bán các sản phẩm trên website sẽ không làm gián đoạn việc thanh toán của khách hàng cũng như nhà bán hàng. Bởi cổng thanh toán trực tuyến hoạt động qua nền tảng Internet, không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách vật lý hay thanh toán đứt đoạn, chậm trễ.

Ngoài ra, cổng trung gian thanh toán trực tuyến còn giúp cho việc trao đổi, mua bán online, đặt trước dịch vụ giải trí như vé xem phim, trò chơi,… đặt chỗ, đặt phòng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết.

4.3 Dễ dàng sử dụng, bảo mật cao

Cổng thanh toán trực tuyến được thiết kế với giao diện thân thiện, dễ thực hiện, đặc biệt là tính bảo mật thông tin cực kỳ tốt, tiêu chuẩn bảo mật khắt khe. Bên cạnh đó, cổng thanh toán trực tuyến sẽ lưu giữ lại toàn bộ thông tin, lịch sử thanh toán chi tiết của khách hàng nhằm làm căn cứ hợp pháp để giải quyết các vấn đề khiếu nại sau này.

5. Một số lưu ý khi chọn cổng thanh toán

Đối với các cổng trung gian thanh toán nói chung, có 3 yếu tố quan trọng mà mỗi chủ cửa hàng cần lưu ý trước khi lắp đặt hay cài đặt lên website của mình:

Bảo mật: Cần lựa chọn những cổng trung gian thanh toán trực tuyến đảm bảo mức độ bảo mật cao nhất. Đây là điều ảnh hưởng vô cùng lớn đến uy tín của cửa hàng.

Phí dịch vụ: Biểu phí luôn là điều mà mỗi chủ cửa hàng cần cân nhắc trước khi trang bị cổng thanh toán cho cửa hàng của mình. Các chi phí lắp đặt, trang bị, đào tạo, mức phí thu trên mỗi giao dịch,… luôn cần phải cân nhắc thận trọng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc giá sản phẩm của mỗi cửa hàng. Hãy tính toán kỹ lưỡng để tránh làm giảm doanh thu hiện tại.

Kênh và quy trình thanh toán: Đòi hỏi người bán hàng phải cân nhắc lựa chọn hình thức thanh toán thế nào và quy trình thanh toán ra sao, có cổng trung gian thanh toán trực tuyến nào đáp ứng được nhu cầu đó không.

Một số lưu ý khi chọn cổng thanh toán
Ví dụ về cổng thanh toán Ngân Lượng

5.1 Đối với cổng thanh toán tại cửa hàng

Tại cửa hàng, các cổng trung gian thanh toán thường là các máy POS thanh toán. Các thiết bị này thường được cung cấp bởi các ngân hàng hoặc một số đơn vị trung gian thanh toán khác.

Với các máy POS ngân hàng, thường không thu phí lắp đặt, phí thu trên mỗi giao dịch thường khá thấp. Tuy nhiên, để sở hữu máy POS này tại cửa hàng, chủ cửa hàng, doanh nghiệp thường phải đảm bảo các tiêu chí như:tổng giao dịch qua máy POS tối thiểu, các giấy phép đăng ký kinh doanh, địa điểm bán hàng cố định, quá trình thẩm định khá gắt gao,… Do vậy, không phải cửa hàng, doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng có thể sở hữu máy POS dạng này.

Máy POS cung cấp bởi các tổ chức trung gian thanh toán lại thường dễ tiếp cận hơn so với máy POS của ngân hàng. Các bên trung gian thanh toán thường chỉ yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp, cửa hàng có thực hiện giao dịch mua bán, địa điểm cụ thể và một số yêu cầu khác. Ngoài ra hoàn toàn không áp đặt doanh thu qua máy POS tối thiểu bao nhiêu, quá trình thẩm định cũng dễ dàng hơn. Do vậy, đây thường là giải pháp đối với các cá nhân, cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ có nhu cầu mở rộng sang mảng thanh toán kỹ thuật số.

Đối với cổng thanh toán tại cửa hàng
Máy POS thanh toán tại các cửa hàng

Xem thêm: Sapo hợp tác cùng Vi Mô ra mắt sản phẩm máy quẹt thẻ mPOS tích hợp lên phần mềm

5.2 Đối với cổng thanh toán trực tuyến

Đối với cổng trung gian thanh toán trực tuyến, bạn cầu tìm hiểu rõ rõ thao tác thanh toán trên trang web bán hàng của mình để xác định liệu có cần một hình thức thao tác đơn giản hay cần nhiều thay đổi. Một số cổng thanh toán trực tuyến chỉ hỗ trợ các thao tác đơn giản và hạn chế tùy chỉnh, trong khi nhiều đơn vị có phép tùy chỉnh theo nhu cầu.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cổng thanh toán, hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ về khái niệm cổng trung gian thanh toán và tầm quan trọng của nó trong quá trình chuyển đổi số bán hàng hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm về một số cổng thanh toán online phổ biến tại Việt Nam đang tích hợp lên Sapo tại đây.
Khách hàng đang sử dụng phần mềm Sapo có thể tích hợp thiết bị thanh toán mPOS, cổng thanh toán PayOn lên phần mềm để đa dạng hóa các phương thức thanh toán, giúp nhà bán hàng bùng nổ doanh thu. Nếu bạn đang kinh doanh, còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ với Sapo để được tư vấn ngay!

Giải pháp thanh toán không tiền mặt
arrow Nhận tư vấn ngay

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM