Quản trị website là gì? 6 công cụ quản trị website tốt nhất hiện nay

Quản trị website là một công việc quan trọng để đảm bảo website luôn được vận hành ổn định. Ngoài ra, quản trị website tốt còm giúp kế hoạch SEO web đạt hiệu quả cao hơn. Vậy quản trị website là gì? Công việc chính của người quản trị website? Gợi ý 6 công cụ quản trị website tốt nhất hiện nay. 

1. Quản trị website là gì?

Quản trị website chính là quá trình quản lý hoạt động của website. Cụ thể là tối ưu cách vận hành, bảo dưỡng website...Mục đích chính của quản trị website là đảm bảo trang web luôn hoạt động ổn định nhằm nâng cao chất lượng marketing. 

Ngoài ra, quản trị website còn bao gồm cả những việc như: check lỗi code, duy trì server ổn định, theo dõi traffic, thay đổi những hạng mục trên website (nếu cần)....Bên cạnh đó, việc lên nội dung và triển khai kế hoạch SEO cũng nằm trong hạng mục của quản trị website.

Nhìn chung, quản trị web là vị trí điều phối giữa phòng dev, content, design. Cân bằng và duy trì mối quan hệ giữa tất cả các phòng ban kể trên một cách hài hoà để tạo ra một website chất lượng về cả nội dung lẫn giao diện.

Quản trị website là gì
Quản trị website là gì?

2. Công việc chính của quản trị website

Với vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển website, những người làm quản trị web sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm rất nhiều đầu việc. Sau đây là những công việc không thể không nhắc đến của một quản trị viên:

2.1 Kiểm tra và cập nhật giao diện

Website sau một thời gian hoạt động sẽ hay gặp những lỗi quen thuộc như: lỗi box, lỗi hiển thị hình ảnh, lỗi code web….Những lỗi này sẽ ảnh hưởng đến giao diện, khách hàng nhìn vào sẽ dễ có suy nghĩ trang web không uy tín, doanh nghiệp không chuyên nghiệp.

Nhiệm vụ của một nhà quản trị là phải thường xuyên rà soát, phát hiện mà nhanh chóng tìm cách khắc phục những lỗi này. Ngoài ra update giao diện theo dịp lễ (nếu cần) cũng là công việc quen thuộc của quản trị website.

2.2 Lên kế hoạch nội dung

Xu hướng người dùng thay đổi từng ngày đòi hỏi nội dung cũng cần phải cập nhật và thay đổi để phù hợp với thị hiếu khách hàng. Quản trị viên web sẽ là người lên kế hoạch nội dung cho trang web để đảm bảo khách hàng khi truy cập vào sẽ cảm thấy hài lòng về những thông tin mà website cung cấp.

Ngoài ra, quản trị viên cũng cần chắc chắn rằng nội dung hiển thị trên web có tính đồng nhất và logic với định hướng của doanh nghiệp để khách hàng không bị bỡ ngỡ.

2.3 Duy trì server, gia hạn tên miền

Quản trị website phải luôn đảm bảo đường truyền hoạt động ổn định và không gặp những sự cố như 404...Ngoài ra, quản trị viên web cũng cần chú ý việc gia hạn tên miền. Mỗi gói tên miền đều có thời gian gia hạn cố định, quản trị viên cần phải nhớ những mốc thời gian quan trọng này để tiếp tục gia hạn tên miền để tránh những rắc rối sau này.

Công việc chính của quản trị website
Quản trị website sẽ chịu trách nhiệm gia hạn tên miền và server ổn định

2.4 Lên kế hoạch tối ưu SEO

Bên cạnh việc lên nội dung, quản trị viên của website cũng cần phải hoạch định kế hoạch để tối ưu SEO, nâng cao thứ hạng của web trên các trang tìm kiếm. Việc làm này vô cùng quan trọng yêu cầu người quản trị phải hiểu rõ về SEO và nắm vững kiến thức chuyên môn. 

Bạn có thể trao đổi với phòng SEO để lên ý tưởng từ khoá và triển khai content hoặc bạn có thể tự làm công việc này nếu bạn đã trang bị đủ kiến thức.

2.5 Đánh giá hiệu quả website

Ngoài công việc xây dựng và duy trì, người quản trị web phải thường xuyên kiểm tra hiệu quả của website bằng cách check trên những công cụ đo lường. Việc kiểm tra này sẽ giúp review được hiệu suất làm việc có tốt hay không? Kế hoạch phát triển site có thực sự hiệu quả. Từ đó tìm ra giải pháp để thu hút khách hàng chất lượng tạo ra chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu quả website
Người quản trị website sẽ đánh giá hiệu quả website theo tháng, quý...

3. 6 công cụ quản trị website tốt nhất hiện nay

Để kết quả đo lường chính xác nhất, sau đây là 6 công cụ quản trị website miễn phí bạn có thể tham khảo

3.1. Google Analytics

Google Analytics là công cụ trợ giúp hàng đầu cho những người quản trị website với tính năng vượt trội. Nó sẽ giúp cho bạn đo lường doanh số bán hàng, số lượng truy cập, số lần xem trang, thời gian trung bình, tỷ lệ thoát…

Bên cạnh đó, Google Analytics còn cung cấp những thông tin chuyên sâu như vị trí địa lý của người truy cập, phương tiện sử dụng để vào website, tốc độ truy cập Internet...

Với những báo cáo có được, bạn sẽ hiểu những phần nào của trang web đang hoạt động tốt, những trang nào khách hàng thường xuyên tương tác nhất để có hướng phát triển phù hợp.

Ngoài ra bạn cũng sẽ nắm được thói quen của người truy cập web, theo dõi các giao dịch cho chiến dịch và từ khóa từ đó điều chỉnh giỏ mua sắm để tăng doanh số bán hàng, xây dựng mức độ trung thành của khách hàng.

3.2. Google Search Console (Webmaster Tools)

Đây là công cụ quản trị website giúp chúng ta hiểu được lý do vì sao các máy tìm kiếm nhìn thấy website của bạn thông qua việc cung cấp những số liệu liên quan đến từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, liên kết đến website có nguồn gốc từ đâu.

Google Search Console cũng sẽ thông báo cho nhà quản trị biến những thông tin về số pages đã được “indexed”, lỗi được tìm bởi Googlebot. Những thông tin bao gồm các lỗi như: malware gây hại đến người truy cập, lỗi cản trở crawler index...

Khi sử dụng Google Webmaster Tools, người quản trị website sẽ biết cách làm trang web của mình thân thiện với các SEO, khắc phục những lỗi liên quan tới tốc độ tải trang của website... 

3.3. SEOmoz’s Page Strength Tool

SEOmoz là công cụ giúp bạn phân tích, đánh giá về khả năng SEO của website, giúp tối ưu hóa tìm kiếm hàng đầu. Công cụ này cũng cung cấp những thông tin giá trị về SEO thông qua blog, bài viết và công cụ. 

Đồng thời với việc tích hợp OpensiteExplorer sẽ giúp phân tích hồ sơ backlink, đo lường các chỉ số social media như G+, Like,share... 

Ngoài ra công cụ này còn giúp chỉ ra “relative importance and visibility” và “potential strength and ability of a page to rank in the search engines” nhằm giúp chủ web có một cái nhìn căn bản về độ mạnh, yếu của trang.

SEOmoz’s Page Strength Tool quản trị website hiệu quả
SEOmoz’s Page Strength Tool quản trị website hiệu quả

3.4. Googlerankings.com

Công cụ này sẽ giúp cho bạn nắm được những từ, cụm từ nào đang có tần suất xuất hiện lớn trên website thông qua những nội dung được đề cập trong trang, tiêu đề, heading và thẻ meta.

Google Rankings là công cụ tuyệt vời để tối ưu hóa những từ, cụm từ mà bạn hướng tới đồng thời cho phép tìm kiếm thứ hạng website trên google.

3.5. Mike’s Marketing Tools

Các webmaster thường sử dụng hai công cụ chính trong Mike’s Marketing Tools: Search Engine Rankings: Công cụ này giúp kiểm tra thứ hạng SEO hàng đầu tại Google, Bing…

Tức là sẽ hiển thị những trang mà website của bạn xuất hiện trong một số công cụ tìm kiếm với một từ, cụm từ cụ thể. Thay vì việc truy cập nhiều bộ máy tìm kiếm để tìm website của bạn thì bây giờ chỉ cần vào Search Engine Rankings là bạn đã nắm được những thông tin cơ bản.

Ngoài ra Mike’s Marketing Tools còn có nhiều tính năng như tính toán mật độ từ khóa trong văn bản khi bạn gõ, kiểm tra tên miền sẵn có, tạo tiêu đề và thẻ meta; kiểm tra các tuyến đường đi gói tin của dữ liệu khi nó di chuyển qua web.

Mike’s Marketing Tools
Mike’s Marketing Tools là một trong nhữug công cụ quản trị web hàng đầu trên Google

3.6. FeedBurner

Google Feedburner là trình quản lý các feed của trang web trực tuyến, nếu bạn xây dựng một blog thì nên sử dụng dịch vụ này. Công cụ này giúp bạn phân tích được sự phát triển của Blog như số lượng người ghé thăm, hệ thống quảng cáo tùy chọn, số người đăng ký bạn có và bao nhiêu trong số họ click thông qua “feed” của bạn.

Hy vọng những thông tin về quản trị website trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về hệ thống quản trị website cũng như hướng dẫn quản trị website bằng những công cụ hiệu quả. Chúc website của các bạn phát triển mạnh mẽ và đem lại nhiều lợi nhuận hơn nữa.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM