Kinh doanh sách hay mở cửa hàng sách nhỏ có lẽ là mơ ước của rất nhiều người yêu sách, có niềm đam mê đặc biệt với sách.
Trong thời đại mà công nghệ thông tin, mạng Internet phát triển mạnh như hiện nay thì sự xuất hiện của các cửa hàng sách càng được nâng niu trân trọng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên nếu bạn cho rằng chỉ cần yêu thích, có các ý tưởng kinh doanh sách, bất cứ ai cũng có thể kinh doanh trong lĩnh vực này thì bạn hoàn toàn sai lầm rồi đấy. Cũng giống như bất cứ ngành nghề kinh doanh nào khác , việc kinh doanh sách phức tạp hơn nhiều so với những ý tưởng và ước mơ.
Nó đòi hỏi nhiều hơn thế nếu bạn thực sự muốn thành công. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn 3 sự thật về lĩnh vực kinh doanh sách:
Bán sách có lời không và bí quyết bán sách là gì?
1. Bán sách đòi hỏi một số yêu cầu đặc biệt
- Vị trí địa lí thuận lợi: bán sách hoặc mở cửa hàng sách cần được bố trí tại các khu vực có mật độ người qua lại nhiều như: ngã tư, các con đường lớn; có chỗ để xe rộng rãi thoải mái. Và như bạn biết đấy, một vị trí như vậy thường có chi phí thuê mặt bằng thực sự chẳng rẻ chút nào.
- Khung giờ hoạt động của cửa hàng sách: Đương nhiên chúng ta không thể chỉ kinh doanh sách trong giờ hành chính phải không nào. Phần lớn các đối tượng trí thức hiện nay là sinh viên, nhân viên văn phòng. Theo kinh nghiệm mở cửa hàng sách, họ thường xuyên mua sách vào khoảng thời gian tan học, sau giờ làm, buổi tối hoặc cuối tuần. Hãy đảm bảo bạn luôn trong tình trạng sẵn sàng phục vụ họ mọi thời điểm nhé. Tốt nhất là, giờ hoạt động từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối. Cuối tuần có thể bán sách đến muộn hơn một chút, 10 giờ tối chẳng hạn.
- Luôn luôn giới thiệu những đầu sách mới hay của các nhà xuất bản uy tín: thông thường với một người yêu sách, ngoài thời gian làm việc bận rộn, thời gian còn lại họ dành thời gian chủ yếu cho sách. Một tháng, khách hàng mua vài ba quyển sách hay là hết sức bình thường. Nắm được đặc điểm này của những người yêu sách, bạn cần phải cập nhập, tìm hiểu các đầu sách mới xuất bản liên tục, nắm được nội dung khái quát để tự tin giới thiệu với các khách hàng.
Cứ tưởng tượng mà xem, sau một vài lần được giới thiệu cho những cuốn sách hay, hấp dẫn phù hợp với sở thích, những vị khách này chắc chắn sẽ trung thành với cửa hàng sách của bạn.
- Nhân viên cửa hàng sách phải là những người có sự hiểu biết và cũng yêu thích đọc sách: Bạn không thể có mặt thường xuyên tại cửa hàng nên nhân viên bán hàng là những người đại diện, truyền cảm hứng, ảnh hưởng một phần nào đó đến việc mua hàng.
Điểm chung của những người yêu sách là họ muốn được trao đổi, chia sẻ những câu chuyện hay, những đầu sách hấp dẫn mà mình đã từng đọc cho người khác. Ngoài nhiệm vụ bán hàng, hãy tuyển dụng những người thích đọc sách, có khả năng truyền cảm hứng, lôi cuốn người khác để có thể tư vấn một cách hiệu quả
- Sử dụng công cụ quản sách: Kể cả đối với một cửa hàng sách nhỏ thông thường, số lượng sách chắc chắn là cực kì nhiều. Nếu không thể hệ thống hóa được số lượng bán ra, nhập vào, bạn sẽ cực kì khó quản lý và kiểm soát. Một phần mềm quản lý sách hiệu quả sẽ giải quyết được những khó khăn trong việc quản lý, phân loại các đầu sách, quản lý kho sách, quản lý khuyên mãi, tích điểm khách hàng…
2. Kinh doanh sách lợi nhuận khá thấp
Nói ra có thể nhiều bạn trẻ đang mong muốn kinh doanh trong lĩnh vực bán sách sẽ chùn bước, tuy nhiên sự thật đúng là như vậy. Nếu so sánh với các ngành kinh doanh khác như cửa hàng thời trang, kinh doanh mỹ phẩm, quán café, nhà hàng, kinh doanh đồ chơi trẻ em…,
Lợi nhuận trên mỗi quyển sách là không cao, đặc biệt nếu bạn chỉ mở cửa hàng sách nhỏ. Vì thực tế, có nhiều loại chi phí phát sinh khi bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh như: tiền thuê nhà, điện, nước, chi phí nhân viên, tiền nhập sách…
Do đó, ngoài niềm đam mê, yêu thích sách, chúng tôi vẫn muốn khuyên bạn cần phải có tiềm lực tài chính tốt để bước qua giai đoạn kinh doanh khó khăn ban đầu.
3. Có nhiều đối thủ cạnh tranh đang bán sách rất mạnh trên thị trường hiện nay
Mặc dù, ngành nghề nào cũng có những cạnh tranh nhất định. Nhưng không thể phủ nhận, trên thị trường sách đang có quá nhiều đối thủ cực kì mạnh. Không chỉ là các cửa hàng sách truyền thống lâu đời đã nhận được sự ưu ái của nhiều bạn đọc, mà đó là những đối thủ tầm cỡ đã áp dụng công nghệ, Internet và mạng xã hội trong chiến lược kinh doanh của mình.
Dễ dàng nhận thấy hiện nay, các ông lớn đang bán sách như Tiki, Alphabook, Misa đều đã bước vào môi trường kinh doanh sách trực tuyến, vì vậy bạn không thể bỏ qua kênh bán hàng này nếu không muốn tụt hậu.
Bên cạnh việc kinh doanh sách tại cửa hàng giành cho khách hàng có nhiều thời gian ghé qua, bạn cũng nhất định phải đẩy mạnh mô hình bán sách online, vì đây chính là xu hướng và nhiều người đã thành công bùng nổ nhờ mô hình này.
Thêm vào đó, việc phát triển một fanpage cửa hàng sách là điều cần thiết. Phần lớn những người trẻ tại Việt Nam đều sở hữu ít nhất một tài khoản Facebook và nhu cầu mua sắm online của họ cực kì cao. Hãy xây dựng fanpage lâu dài, bền vững bằng cách luôn cập nhật những thông tin về các đầu sách hay, bán chạy nhất tại cửa hàng trong tuần, tháng… nhằm kích thích bạn đọc.
Nếu đọc đến đây, bạn vẫn thấy thích thú và coi sách là người bạn không thể tách rời thì có lẽ việc mở cửa hàng sách là một sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các bước trong kinh doanh sách các bạn đọc thêm bài viết Bắt đầu thành công với kế hoạch kinh doanh sách hiệu quả
Chúc các bạn thành công!
Đọc thêm bài viết Kinh doanh sách gì hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao?