Chọn địa điểm mở cửa hàng “chuẩn không cần chỉnh”

Trong kinh doanh, nhất là kinh doanh truyền thống, khi nhu cầu đòi hỏi bạn cần mở một cửa hàng thì địa điểm bán hàng là vô cùng quan trọng. “Vị trí” thường đề cập tới việc phân phối, tức là nơi khách hàng nhận được sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Song nó lại hết sức quan trọng với việc mở nhà hàng, những cửa hàng bán lẻ và những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian. Thật trớ trêu thay, mặc dù “vị trí” thường là yếu tố tồn tại lâu dài nhất trong bốn chữ P nói trên, song lại không được coi trọng đúng mức.

Để có thể chọn được một “vị trí đắc địa” không chỉ đơn thuần là chọn một tòa nhà để làm trụ sở kinh doanh là xong chuyện, bởi việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng nó cần nhiều yếu tố hơn bạn nghĩ.

Dưới đây là những khía cạnh bạn nên suy nghĩ và cân nhắc để biến nơi đó thành “ nơi ăn nên làm ra” cho công việc kinh doanh của mình:

cửa hàng

Những tiêu chí mở cửa hàng

Thành phố: Tiền thuê nhà và các chi phí khác, độ dư thừa lao động, thuế, các quy định và khuyến khích kinh tế của chính quyền sở tại có thể rất khác nhau giữa các thành phố, dù cho chúng ở không cách xa nhau lắm. Đôi khi, một thị trấn nhỏ lại là nơi hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.

Quận, vùng của thành phố: Loại phương tiện giao thông mà doanh nghiệp của bạn cần đến là gì? Thêm nữa, vị trí khác nhau có thể dẫn tới tiền thuê địa điểm cũng khác xa nhau

Vị trí so với đường phố, điểm đỗ xe và các doanh nghiệp khác: Bạn có cần một nơi để người bộ hành hay xe cộ đi qua dễ dàng nhìn thấy hay dễ dàng tiếp cận không? Việc chọn vị trí gần các doanh nghiệp tương tự có giúp bạn tìm tới nhóm khách hàng chính nhanh chóng hơn không?

Chẳng hạn như nếu bạn định mở một cửa hàng bán dụng cụ thể thao hay bán những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì nên đặt cửa hàng của mình cạnh một trung tâm thể dục thể thao.

Loại địa điểm: Bạn cần có không gian cho văn phòng, cửa hàng bán lẻ hay nhà kho? Nhìn chung, tiền thuê cửa hàng bán lẻ sẽ đắt nhất trong ba loại trên.

Bên cạnh những chi tiết đã nêu còn có rất nhiều yếu tố cần xem xét khi chọn địa điểm kinh doanh. Mặc dù chi phí đúng là một vấn đề lớn, nhưng bạn cũng cần suy nghĩ về các khía cạnh khác nữa. Hãy tự trả lời xem vị trí kinh doanh của bạn quan trọng với ai?

Đối với bạn: Không gian đó trước hết phải thật thuận tiện với cá nhân bạn. Nếu cảm thấy nó không thuận tiện với bạn, thì có nghĩa là bạn đã chọn nhầm chỗ. Nên nhớ, bạn chính là người làm việc ở đó hàng ngày

Đối với khách hàng: Nó phải thật thuận tiện cho khách hàng của bạn. Không có khách hàng thì doanh nghiệp cũng không tồn tại được đâu.

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ (Phần 2)

Mở cửa hàng kinh doanh giày dép với 4 bước

Đối với nhân viên của bạn: Hãy suy nghĩ lại một chút. Vấn đề này không quan trọng lắm, nhất là vào thời điểm ban đầu này, khi bạn chưa có nhân viên nào. Tuy nhiên, khả năng thu hút và giữ các nhân viên tốt cũng là một ưu điểm nên cân nhắc tới khi chọn địa điểm doanh nghiệp.

Đối với các đối tác chiến lược: Mặc dù yếu tố này vẫn chưa được đặt ra lúc này, nhưng thực tế là các mối quan hệ đối tác chiến lược dễ có được giữa các đối tác ở cùng khu vực địa lý. Bạn có nghĩ đến những vùng tập trung nhiều doanh nghiệp không, như Thung lũng Silicon trở thành điểm quy tụ của ngành công nghệ thông tin chẳng hạn?

Đối với các nhà đầu tư hay người mua tiềm năng: Bạn thậm chí còn chưa nghĩ đến khía cạnh này, nhưng các nhà đầu tư tiềm năng coi trọng giá trị dài hạn của doanh nghiệp chắc chắn sẽ coi vị trí doanh nghiệp là một yếu tố rất đáng quan tâm.

Cửa hàng

 

Từng nhóm người trên đây lại có các mối bận tâm khác nhau đến vị trí doanh nghiệp như sau:

  • Chi phí: Tất nhiên câu hỏi đặt ra là bạn có đủ tiền để thuê và đến làm việc ở vị trí đó không? Cũng nên nghĩ xem các khách hàng và nhân viên của bạn có đủ tiền để tới đó không, ví dụ như gần đó có chỗ đậu xe miễn phí không hay phí đậu xe quanh đó quá đắt? Số tiền thuê địa điểm lớn có buộc bạn phải tính giá cao hơn cho khách hàng không? Những điều kể trên chỉ là thứ yếu, song cũng cần phải xem xét. Rồi thuế má nữa? Nhất là khi bạn định mua bất động sản, thì nên chú ý đến mức thuế khác nhau giữa các địa phương.
  • Thuận tiện: Nơi đó có dễ tìm không? Có điểm đậu xe gần đó không? Hãy quan tâm đến khách hàng của bạn. Nếu bạn làm việc với các bà mẹ đang mang thai và các cụ già, thì chú ý rằng họ có thể có khái niệm hơi khác về sự “thuận tiện.”
  • An toàn: Đây là vấn đề ngày càng được khách hàng và nhân viên quan tâm. Điểm đậu xe gần trụ sở của bạn đến mức nào? Tình hình an ninh trong khu vực như thế nào?
  • Danh tiếng: Một địa chỉ ở khu buôn bán sầm uất có tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp của bạn không?
  • Giao thông: Những người tìm địa điểm bán lẻ và kinh doanh nhà hàng thường rất thích nơi giao thông đông đúc, song những người tìm chỗ thuê văn phòng thì không thích như vậy.
  • Yêu cầu về trang thiết bị: Bạn có nhu cầu đặc biệt gì không, như doanh nghiệp của bạn cần phải sử dụng điện có cường độ cao hoặc đòi hỏi phải sử dụng loại dây cáp đặc biệt chẳng hạn? Bạn có cần sử dụng không gian để họp thường xuyên không, hay chỉ thỉnh thoảng thôi? Nếu đôi khi bạn mới cần đến phòng họp, bạn có thể xem xét khả năng thuê chung phòng họp với doanh nghiệp khác.

Kết luận

Như bạn thấy đấy, để ra một quyết định chắc chắn và cẩn thận đòi hỏi bạn phải nghiên cứu một loạt các vấn đề phức tạp. Hãy xác định thứ tự ưu tiên của các vấn đề nêu trên, giữ thái độ cởi mở với các lựa chọn khác, thực hiện nghiên cứu và sẵn sàng đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất để khởi sự hoạt động cho doanh nghiệp của bạn.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM