Hiện nay, người tiêu dùng rất dễ bắt gặp các quảng cáo “vay tiền không thế chấp” ở ngoài đời hay trên khắp các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng là tổ chức cho vay uy tín mà ẩn sâu sau đó là những thủ đoạn lừa đảo tinh vi. Nhà bán hàng cùng theo dõi những thủ đoạn lừa đảo và cảnh giác với những quảng cáo này nhé.
1. Thực trạng lừa đảo cho vay tiền tín chấp
Lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp cho nhiều nhà bán hàng, một số hình thức lừa đảo cho vay tín chấp núp bóng dưới các ứng dụng, website vay tiền online. Những thủ đoạn ngày càng tinh vi và đa dạng khi ẩn đằng sau những hình thức quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội với nhiều nội dung như “Hỗ trợ vay vốn ngân hàng, vay vốn nhanh chóng, vay online nhanh chóng toàn quốc,...” Các đối tượng chiêu dụ nạn nhân đăng ký vay tiền online với nhiều hình thức và trả lãi “cắt cổ”, khủng bố tinh thần để chiếm đoạt tiền.
Tình trạng này ngày càng diễn ra phức tạp và lan rộng. Càng đáng lo ngại hơn khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nhiều nhà bán hàng cần tìm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh hoặc sản xuất. Số tiền bị chiếm đoạt từ những người này có mức từ vài triệu cho đến hàng tỷ đồng.
Cơ quan Công an cùng các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp để triệt phá các hình thức lừa đảo “cho vay tiền không thế chấp” này nhưng các hoạt động lừa đảo vẫn lách luật và diễn ra thường xuyên.
2. Tổng hợp những chiêu lừa đảo cho vay tiền không thế chấp
2.1 Lừa đảo qua mạng xã hội
Đây là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay. Những đối tượng giả mạo sẽ sử dụng các tài khoản mạng xã hội của nạn nhân để lấy lòng tin của người thân, bạn bè nhằm xin thông tin. Những đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng chính thông tin này để đăng ký khoản vay.
Tuy đã có rất nhiều nạn nhân cũng như nhiều lời cảnh báo về hình thức lừa đảo này nhưng vẫn còn những người sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.
2.2 Mượn thông tin khách hàng vay tiền
Để thực hiện thủ đoạn này, thủ phạm mạo danh các nhân viên tín dụng của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng để gọi tới khách hàng đang có nhu cầu vay tiền yêu cầu gửi các thông tin CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, sao kê lương,... nhằm thu thập thông tin khách hàng
Sau một khoảng thời gian, đối tượng sẽ báo lại cho khách hàng rằng hồ sơ không đủ điều kiện để vay vốn, nhưng hồ sơ đó đã bị các đối tượng dùng để vay tiền. Khi đến hạn trả nợ, các nạn nhân mới biết mình đã bị lừa.
2.3 Vay tiền bằng CMND/CCCD
Lừa đảo vay tiền bằng CMND/CCCD là hình thức các đối tượng lừa đảo lợi dụng sự cả tin của những người đang cần vay tiền gấp. Những đối tượng bị lừa thường là người không có đủ điều kiện để vay tại các ngân hàng hay công ty tài chính uy tín. Họ tìm đến các app vay tiền online để vay tiền thông qua việc cung cấp CMND/CCCD.
Các đối tượng lừa đảo tận dụng sơ hở này để cho vay tiền với lãi suất “cắt cổ” vượt quá quy định của Nhà nước, có thể lên đến 250% - 450%.
2.4 Đóng phí vay tiền
Tại các vùng nông thôn, khi người dân còn thiếu hiểu biết cũng như không nắm rõ các nghiệp vụ của ngân hàng nên thường trở thành đối tượng để lừa đảo.
Để thực hiện thủ đoạn này, thủ phạm nhận mình là nhân viên ngân hàng hoặc các công ty tài chính tiếp cận những người cần vay vốn và yêu cầu họ đóng trước một khoản tiền, gọi là phí hồ sơ. Sau khi cầm tiền, các đối tượng này sẽ biến mất hoàn toàn, cắt đứt liên lạc với người vay. Một thời gian không liên lạc được, người đi vay mới biết mình đã bị lừa.
3. Một số lưu ý khi vay tín chấp để tránh lừa đảo
Các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi và xảo quyệt khiến nhiều người khó có thể nhận ra. Để tránh bị lừa đảo khi vay tín chấp, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Chỉ vay từ nguồn tin cậy: nên vay tiền từ các ngân hàng, công ty tài chính có uy tín và được cấp phép hoạt động bởi Nhà nước. Kiểm tra địa chỉ và số điện thoại của công ty vay tiền để đảm bảo rằng đó là một tổ chức hợp pháp. Không nên vay tiền từ các tổ chức không có thông tin rõ ràng, hoạt động mờ ám trên mạng xã hội.
- Đọc kỹ hợp đồng: Trước khi ký hợp đồng vay tín chấp, bạn cần đọc kỹ các điều khoản về điều kiện vay, lãi suất, khoản phí và quyền lợi của mình để tránh ảnh hưởng về sau.
- Không chia sẻ thông tin cá nhân: Nếu bạn không chắc chắn rằng đó là người của tổ chức bạn định vay, đáng tin cậy và được ủy quyền thì không nên chia sẻ thông tin các nhân với bất kỳ ai.
- Không đặt cọc trước: Không có tổ chức cho vay uy tín nào có điều khoản người đi vay phải đặt cọc trước khi nhận được tiền vay. Đây là một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến.
- Tìm hiểu kỹ về lãi suất và khoản phí: Trước khi vay vốn, bạn nên tìm hiểu về lãi suất và các khoản phí liên quan để tráng bị đòi nợ sai quy định hoặc tính phí cao.
- Giữ kỹ càng hồ sơ: giữ tất cả các hồ sơ và chứng từ liên quan đến việc vay tiền để phòng trường hợp xảy ra tranh chấp.
4. Vay tín chấp an toàn tại ngân hàng VPBank dành cho các nhà bán hàng của Sapo
Hiểu được những băn khoăn của nhà bán hàng khi tìm kiếm nguồn vốn vay kinh doanh uy tín, Sapo hợp tác với VPBank hỗ trợ các nhà bán hàng của Sapo gói vay tín chấp với hạn mức cao và lãi suất cực kỳ ưu đãi. Cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh có đóng thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh hoặc là thành viên góp vốn vào doanh nghiệp sẽ được tiếp cận nguồn vốn lên đến 1 tỷ đồng.
Đặc điểm gói vay
- Hạn mức vay vay cao lên đến 1 tỷ đồng
- Lãi suất vay tín chấp cực kỳ ưu đãi từ 1.58%/tháng
- Thời gian cho vay linh hoạt tới 60 tháng
- Không cần thế chấp tài sản
Chính sách gói vay
- Kỳ thanh toán linh hoạt hàng tháng gồm gốc và lãi, lãi tính trên dư nợ giảm dần
- Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh
- Hỗ trợ thu hồ sơ tận nơi
Để nhận được tư vấn và hỗ trợ chi tiết, các nhà bán hàng để lại thông tin trong form đăng ký dưới đây để nhân viên Sapo liên hệ nhé!
Lừa đảo trong lĩnh vực cho vay tiền không thế chấp vẫn đang diễn ra và ngày càng tinh vi hơn. Việc tránh những chiêu trò lừa đảo này, đòi hỏi sự cảnh giác và tinh ý từ người đi vay. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, người đi vay cần lựa chọn tổ chức uy tín và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định vay.
Xem thêm: VPBank - Vay tín chấp 300 triệu, chủ shop không thể bỏ qua