Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé

Thời đại ngày càng tiến bộ, các mẹ các bậc làm cha mẹ ngày càng chú ý hơn đến con cái, họ không tiếc tiền để mua sắm cho các bé vì vậy việc kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé đang ngày càng trở nên phát triển hơn và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Không ít người đang có ý định đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực béo bở này bởi cơ hội và tiềm năng của nó. Với mong muốn giúp các bạn có bước khởi đầu thuận lợi, chúng tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm quý báu dưới đây, phần nào giúp các bạn mới bắt đầu kinh doanh hiểu hơn về lĩnh vực kinh doanh này.

1. Luôn lưu ý đến việc khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng giúp chủ kinh doanh có thể hiểu rõ nhu cầu thị trường, là nền tảng để định hướng cho mọi hoạt động kinh doanh cũng như tiếp cận khách hàng của bạn. 

Đối với việc khảo sát thị trường, bạn cần tìm hiểu rõ về các yếu tố nhu nhu cầu của khách hàng về từng loại mặt hàng, chủng loại, nhãn hiệu để có định hướng cho việc lựa chọn các loại sản phẩm kinh doanh tốt hơn. 

mở cửa hàng mẹ và bé

Khảo sát thị trường là việc bạn tìm hiểu xem hiện nay thị trường đồ mẹ và bé đang sôi động như thế nào, có bao nhiêu cửa hàng trong một khu vực, họ hoạt động ra sao, đã thành công thế nào hay lý do gì mà thất bại.

Tìm hiểu thị trường cũng có nghĩa bạn phải nhận biết được nhu cầu của khách hàng, mặc dù sản phẩm của bạn phục vụ chủ yếu cho các bé nhưng người quyết định mua hay không lại là bố mẹ của bé. Thế nên bạn đồng thời phải xem xét cả hai khía cạnh, một là sản phẩm có hay không phù hợp với bé vốn rất nhạy cảm, hai là có đáp ứng được sở thích của bố mẹ bé hay không.

Hàng thì có nhiều loại, Việt Nam xuất khẩu, Cambodia, Trung Quốc hay Thái Lan,… Bên cạnh đó là phân loại khách hàng dựa trên khả năng chi tiêu của họ, tùy từng đối tượng mà họ lại dùng các dòng sản phẩm khác nhau. Từ đó bạn mới có thể xác định được mình sẽ bán loại hàng nào và bán như thế nào.

Tìm hiểu thị trường trong việc mở cửa hàng mẹ và bé còn được hiểu là việc xác định rõ đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là ai, họ ở khu vực nông thôn hay thành thị và khả năng chi trả của họ như thế nào để có kế hoạch nhập hàng cũng như kinh doanh phù hợp hơn. 

Khảo sát thị trường là việc rất quan trọng, cũng vì thế mà chúng tôi để nó lên hàng đầu khi muốn chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé cho các bạn. Đừng qua loa, hãy bỏ thật nhiều công sức cho khâu này để mọi thứ được hoàn hảo ngay từ lúc đầu.

2. Xác định chi phí cho từng hạng mục

Đánh giá chi phí dựa trên nguồn vốn là yếu tố vô cùng quan trọng để chủ kinh doanh có thể đáp ứng được các khoản chi cần thiết như nhập hàng, mở cửa hàng hay duy trì vận hành. Tùy từng quy mô cửa hàng mà chi phí cho từng hạng mục sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường chi phí để mở cửa hàng mẹ và bé cơ bản sẽ bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng (nếu chưa có): Tùy vào địa điểm kinh doanh ở tỉnh lẻ hay thành phố, ở mặt đường hay trong ngõ mà chi phí cũng khác nhau. Thường dao động trong khoảng 3-10 triệu đồng ở khu vực tỉnh lẻ và 10-30 triệu ở khu vực thành phố với mặt bằng từ 35 - 50 m2.
  • Chi phí trang thiết bị: Đối với cửa hàng mẹ và bé, các trang thiết bị quan trọng nhất thường là kệ để đồ tương ứng với từng loại sản phẩm, giá mua đồ cho mẹ, quầy thu ngân và các thiết bị, phần mềm hỗ trợ bán hàng. Chi phí mua trang thiết bị thông thường sẽ dao động trong khoảng 30 - 50 triệu đồng. 
  • Chi phí nhập hàng: Đối với việc nhập hàng, việc lựa chọn sản phẩm chủ đạo cũng như nguồn hàng sẽ quyết định chi phí cho hoạt động nhập hàng. Ví dụ, đối với số lượng sản phẩm kinh doanh lớn, chi phí nhập hàng có thể lên đến 100 - 200 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu thời điểm đầu bạn chưa có quá nhiều vốn thì có thể bắt đầu với các sản phẩm chủ đạo hoặc lấy hàng với số lượng vừa phải để kinh doanh trong thời gian đầu. 
  • Vốn dự trữ: Bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng cần có nguồn vốn dự trữ cố định. Đây là một trong những nguồn chi phí cố định để đảm bảo khả năng duy trì cho cửa hàng. Đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu khi nguồn thu chưa ổn định để đảm bảo khả năng xoay vòng vốn. 

3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Tùy vào khả năng tài chính cũng như định hướng phát triển ở nông thôn hay thành phố mà bạn có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, đây là mặt bằng để kinh doanh, vì vậy hãy cố gắng lựa chọn các khu vực đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn để đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng. Đặc biệt, bạn nên chọn nơi cách xa siêu thị một chút, gần với các hộ gia đình, như thế mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh về giá và khoảng cách. 

mở cửa hàng mẹ và bé

Cùng với đó, mặt bằng cửa hàng mẹ và bé cũng nên rộng rãi và có đủ không gian để khách hàng có thể để xe và tiện mua sắm. Điều này sẽ giúp cửa hàng có thể nâng cao trải nghiệm và trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi mua sắm.

4. Mặt hàng sẽ kinh doanh

Cửa hàng mẹ và bé thường tương đối đa dạng về mặt hàng, có cửa hàng sẽ chuyên các sản phẩm bỉm sữa, quần áo trẻ em, đồ dùng trẻ em và cũng có những cửa hàng kinh doanh đa dạng các sản phẩm để thu về lợi nhuận cao hơn và thu hút thêm nhiều khách hàng hơn cho bạn.  

kinh-nghiem-mo-cua-hang-me-va-be2

Tùy vào nguồn vốn, nhu cầu thị trường cũng như định hướng kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn các mặt hàng chính để kinh doanh cho cửa hàng. Tuy nhiên cần phải đáp ứng được cơ bản những nhu cầu mà mẹ bỉm nào cũng cần phải có. Các mặt hàng để kinh doanh cửa hàng mẹ và bé vô cùng đa dạng như:

  • Bỉm tã, khăn đa năng
  • Chăn chiếu, gối, đệm, giường cũi,...
  • Sữa tắm, dầu gội, chậu tắm, khăn tắm,...
  • Xe đẩy, địu, đai xe máy,...
  • Đồ chơi cho bé
  • Thời trang
  • Máy hâm sữa, máy hút sữa, máy tiệt trùng, nồi nấu cháo
  • Thực phẩm chức năng cho bé

Bán đúng mặt hàng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo khả năng chuyển đổi cho cửa hàng cũng như thu hút thêm khách hàng mới. Việc lựa chọn sản phẩm cũng cần dựa trên nguồn hàng mà bạn có thể nhập để đảm bảo khả năng cung ứng cũng như chất lượng tốt hơn. 

5. Nguồn hàng kinh doanh

Đối với cửa hàng mẹ và bé, chất lượng là yếu tố đặc biệt quan trọng mà chủ kinh doanh cần quan tâm. Bởi trên thực tế, các mẹ sẽ luôn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé. 

mở cửa hàng mẹ và bé

Trên thực tế, nguồn hàng kinh doanh đồ mẹ và bé tương đối lớn với nhiều giá thành, loại sản phẩm và chi phí khác nhau. Vì vậy, chủ kinh doanh nên tham khảo trước từ những người có kinh nghiệm như trên các hội nhóm kinh doanh để giảm thiểu tối đa rủi ro cũng như tối ưu chi phí nhập hàng một cách tốt nhất. 

Tùy vào những sản phẩm bạn dự định sẽ kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn nguồn hàng phù hợp. Ví dụ đối với các mặt hàng quần áo, các chợ đầu mối, hàng Quảng Châu hay nguồn hàng độc đáo trên các sàn TMĐT sẽ là sự lựa chọn tương đối ổn. 

Đối với các sản phẩm cao như đồ gia dụng, đồ điện tử cho mẹ và bé, chủ kinh doanh nên lựa chọn các nguồn hàng chất lượng, có xuất xứ rõ ràng trong hoặc ngoài nước. Những mặt hàng này chủ kinh doanh có thể tìm mua ở các đại lý hoặc tự nhập khẩu. 

Đối với các mặt hàng đặc biệt như sữa, thực phẩm hay thực phẩm chức năng cho bé, chủ kinh doanh nên lựa chọn các nguồn hàng uy tín và chất lượng. Các đại lý và nhà phân phối trực tiếp sẽ là nguồn hàng ổn và chính sách tốt, rõ ràng với từng mô hình và số lượng nhập hàng. Việc nhập hàng như thế này cũng giúp bạn có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình kinh doanh. 

Xem thêm: Cách phân biệt bỉm thật giả mà shop kinh doanh và các mẹ phải biết

6. Sắp xếp và trang trí cửa hàng

Đối với cửa hàng mẹ và bé, việc sắp xếp hàng hóa và vô cùng quan trọng để đảm bảo khả năng tham quan mua sắm cho khách hàng cũng như tăng doanh thu bán hàng hiệu quả hơn. 

Tùy vào các loại hàng hóa mà kệ tủ và cách trưng bày nên khác nhau. Ví dụ, đối với các mặt hàng như quần áo, giày dép mẹ và bé, chủ kinh doanh có thể sử dụng các giá treo cao bắn tường hoặc khu vực kệ treo riêng.

mở cửa hàng mẹ và bé

Đối với các cửa hàng có kinh doanh cả sữa bột, bạn có thể bày trí ở các khu vực dễ thấy và có không gian vừa đủ ở phía cuối cửa hàng, có thể dựng kệ cao, chắc chắn để khách hàng có thể dễ dàng quan sát và lựa chọn thoải mái mà không cản trở đến lối đi lại của khách hàng khác.

Các sản phẩm thiết yếu thông thường như đồ ăn dặm, sản phẩm chăm sóc trẻ, đồ chơi,...thì chủ kinh doanh có thể sắp xếp theo từng gian hàng, khu vực để mẹ dễ dàng tìm kiếm và kích thích nhu cầu hiệu quả.

Xem thêm: Bạn đã biết cách sắp xếp cho cửa hàng bán lẻ chưa?

7. Lựa chọn kênh kinh doanh

Đối với kinh doanh đồ mẹ và bé, cửa hàng là một kênh bán mang lại nguồn thu tương đối ổn. Tuy nhiên chủ kinh doanh cũng nên mở rộng thêm các kênh bán hàng khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. 

Có thể nói, các mặt hàng này tương đối dễ bán trên các kênh online như Facebook, Instagram hay các kênh sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,...với nhu cầu mua sắm ở khắp nơi trên cả nước. 

Chính vì vậy, chủ kinh doanh nên tận dụng tối đa các kênh bán để mở rộng việc kinh doanh của cửa hàng cũng như đảm bảo nguồn thu cho cửa hàng dù ở bất kỳ thời điểm nào hay trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh, thị trường. 

8. Quản lý bán hàng

Có thể nói, mở cửa hàng mẹ và bé là loại hình kinh doanh có số lượng mặt hàng tương đối lớn về thương hiệu, loại hàng hóa. Đó là lý do mà việc kiểm soát hàng hóa ra vào là vô cùng quan trọng.

Chủ kinh doanh cần đảm bảo được khả năng xây dựng hệ thống quản lý kho và hàng hóa cũng như kiểm soát hàng nhập kho, tồn kho một cách chính xác bằng excel, số sách hay phần mềm quản lý bán hàng. 

Phần mềm quản lý bán hàng được xem là một trong những giải pháp tối ưu cho các cửa hàng bởi khả năng hỗ trợ tối ưu và quản lý tập trung toàn bộ hoạt động kinh doanh của cửa hàng một cách tự động từ bán hàng, sản phẩm, tồn kho, đơn hàng đến theo dõi mọi báo cáo một cách chi tiết. 

Đối với lượng đơn hàng, sản phẩm xuất ra mỗi ngày là tương đối lớn, khả năng tích hợp với các thiết bị như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, việc quản lý toàn bộ đơn hàng để kiểm kê cuối ngày cũng như theo dõi lãi lỗ ở từng thời điểm là không hề dễ đối với chủ cửa hàng. Đây là thời điểm mà một phần mềm quản lý bán hàng sẽ là giải pháp phù hợp nhất giúp chủ kinh doanh có thể quản lý cửa hàng một cách tổng thể. 

Đặc biệt, đối với các mô hình kinh doanh kết hợp cửa hàng và bán online thì đây cũng sẽ là giải pháp phù hợp giúp chủ cửa hàng có thể đồng bộ toàn bộ đơn hàng, đẩy đơn vận chuyển, quản lý tồn kho từng kênh và đánh giá hiệu quả kinh doanh từng kênh bán một cách chính xác nhất.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM