Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh shop quần áo nam cho người mới bắt đầu

Kinh doanh shop quần áo nam được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp và thử sức. Tuy nhiên, một khi muốn mở shop quần áo nam, bạn cần phải xét xem điều kiện và khả năng kinh doanh có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” hay chưa. Đọc bài viết dưới đây để trang bị cho mình thêm các kỹ năng và kinh nghiệm, trước khi bắt tay vào thực chiến nhé!

kinh doanh shop quần áo nam
Bí kíp kinh doanh shop quần áo nam hiệu quả

1. Xu hướng tiêu dùng thời trang của nam giới

  • Mua sắm ít, chú trọng vào tính ứng dụng: Nam giới có xu hướng mua sắm ít hơn. Họ cũng thường chọn các loại trang phục đơn giản, cơ bản và có tính ứng dụng cao. Ví dụ, cùng một chiếc áo, nam giới ưu tiên mua chiếc áo có thể vừa mặc đi chơi, đi làm, đi hẹn hò… hơn chiếc áo chỉ có thể mặc 1 dịp.
  • Chú ý đến độ bền và sự thoải mái hơn chạy theo xu hướng: chính vì đặc điểm này, các dòng quần áo nam thường đơn giản và không thay đổi nhiều theo thời gian.
  • Nam giới ít bị ảnh hưởng bởi các chương trình quảng cáo, một khi đã ưa thích một vài thương hiệu, phong cách, họ sẽ ít khi thay đổi chúng.
  • Vòng đời thời trang nam dài hơn: ít thay đổi theo mùa và xu hướng. Do đó, việc tồn kho quần áo nam không quá rủi ro.

Chủ shop có thể vận dụng xu hướng này để áp dụng trong việc kinh doanh shop quần áo nam: chọn nguồn hàng, mẫu mã và xây dựng chiến lược marketing phù hợp.

2. Kinh doanh shop quần áo nam cần bao nhiêu vốn?

Tùy vào quy mô và mức độ đầu tư vào cửa hàng, kinh doanh shop quần áo nam cần từ 50-100 triệu đồng với quy mô nhỏ. Đối với quy mô trung bình, mức vốn hợp lý là 100-200 triệu đồng. Nếu mở cửa hàng quy mô lớn hoặc ở vị trí đắc địa, bạn có thể cần 200 triệu đồng trở lên. Trong đó, các chi phí cần chi trả bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Tùy thuộc vào vị trí và quy mô, chi phí thuê mặt bằng có thể dao động từ 5 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng. Bạn thường sẽ phải đặt cọc từ 3-6 tháng tiền thuê.
  • Chi phí nhập hàng: Đây là khoản chiếm phần lớn trong tổng vốn. Khoảng 50% số vốn sẽ dành cho việc nhập hàng (25-100 triệu).
  • Chi phí trang trí và thiết kế cửa hàng: Chi phí này thường dao động từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, bao gồm sơn, biển hiệu, kệ trưng bày, và các thiết bị nội thất khác. Để có thể tiết kiệm chi phí thì các bạn nên tìm thuê lại các shop thời trang cần chuyển nhượng, cho thuê để giảm các chi phí sửa chữa, mua sắm. Đồng thời, bạn còn có thể mua lại các sản phẩm được thanh lý với mức giá rẻ hơn trên các hội nhóm.
  • Chi phí quảng cáo: Trong giai đoạn đầu, bạn có thể cần khoảng 3-5 triệu đồng mỗi tháng cho các hoạt động quảng cáo để thu hút khách hàng. Nếu thực hiện livestream, cộng tác viên, số tiền có thể lên đến 10 triệu.
  • Chi phí nhân viên: Nếu bạn thuê nhân viên, hãy tính toán chi phí lương hàng tháng. Chi phí này có thể từ 3 triệu đến 7 triệu đồng mỗi nhân viên, tùy thuộc vào số lượng và mức lương.
  • Chi phí duy trì hoạt động: Bạn cần có một khoản vốn dự phòng để duy trì hoạt động trong 3-6 tháng đầu, tránh tình trạng thiếu hụt tài chính. Khoản này có thể từ 30 triệu đến 50 triệu đồng.

Xem thêmMở shop kinh doanh quần áo thời trang có lãi không?

3. Kinh nghiệm kinh doanh shop quần áo nam thành công

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp chủ shop hiểu rõ hơn về khách hàng, đối thủ, xu hướng thị trường cũng như mức độ cạnh tranh. Từ đó, đưa ra được con số, cơ sở chắc chắn cho các chiến lược cũng như quyết định kinh doanh thời trang nam của mình.

  • Theo dõi xu hướng thị trường: đánh giá các xu hướng đang thịnh hành và các phong cách thời trang sắp nổi trong tương lai giúp bạn biết nên kinh doanh mặt hàng nào. Các bài báo, nghiên cứu, Google Trends sẽ giúp bạn làm điều này.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Xác định những đối thủ trực tiếp và gián tiếp, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của họ và chiến lược tiếp thị mà họ đang áp dụng. Đây là cơ sở để bạn tạo nên lợi thế cạnh tranh, cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm với đặc điểm nổi trội hơn.

Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định đặc điểm nhân khẩu học, hành vi mua sắm cũng như sở thích của khách hàng tiềm năng. Khảo sát trực tiếp, online hoặc phỏng vấn là các công cụ hữu ích, cho kết quả sát nhất. Một số phân khúc khách hàng phổ biến trên thị trường thời trang nam:

  • Nam giới từ 18-25 tuổi: thường là sinh viên, người mới đi làm, thích phong cách năng động, trẻ trung, đuổi theo xu hướng. Họ thường có nhu cầu về thời trang đa dạng, thể hiện được cá tính riêng. Một số sản phẩm phân khúc này quan tâm: áo thun, quần jeans, hoodie, phụ kiện thời trang theo mùa…
  • Nam giới từ 25-40 tuổi: là nhóm người đã có công việc ổn định, họ cần sự chỉn chu, lịch sự và cần quần áo phù hợp với môi trường công sở. Các sản phẩm thời trang được quan tâm bao gồm áo sơ mi, quần âu, áo blazer, vest công sở, các trang phục business-casual…
  • Nam giới trung niên trên 40 tuổi: thường là những người đã đạt được một vị trí, chỗ đứng nhất định trong sự nghiệp và cuộc sống. Nhu cầu về thời trang của họ là tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, chất lượng, độ bền và sự thoải mái cũng là điều phân khúc khách hàng này vô cùng quan tâm. Họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm thời trang ưng ý. Bạn có thể nhập các mặt hàng như vest, áo khoác chất liệu tốt, quần kaki, các phụ kiện như thắt lưng, giày da cao cấp… để phục vụ tệp khách hàng này.

Tạo phong cách nhất quán cho shop

Khi kinh doanh shop quần áo nam, việc tạo và duy trì một phong cách nhất quán cho cửa hàng quần áo nam của mình để khách hàng biết những gì họ mong đợi khi đến thăm cửa hàng của bạn là rất quan trọng, ví dụ như phong cách bụi trần, cá tính hay sang trọng, lịch lãm… Gắn bó với một phong cách duy nhất sẽ giúp bạn dễ xây dựng hệ thống khách hàng trung thành và tạo ra nét cá tính riêng biệt cho shop kinh doanh quần áo nam của mình. Khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến bạn hơn là một cửa hàng tạp nham, không có điểm riêng biệt.

Xem thêmDẫn đầu xu hướng với 8 mô hình kinh doanh thời trang hiệu quả tại Việt Nam

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Việc chọn được vị trí mở cửa hàng quần áo nam đắc địa sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn. Trong nhiều trường hợp, nó sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Một số tiêu chí lựa chọn địa điểm kinh doanh bạn có thể tham khảo:

  • Nằm tại nơi dân cư đông đúc, gần các tòa văn phòng, chung cư, trường học…
  • Có mặt đường lớn, gần khu vực có đông đúc người qua lại.
  • Giao thông thuận tiện, có chỗ để xe

Thiết kế trang trí cửa hàng

thiết kế cửa hàng quần áo nam
Trang trí shop quần áo nam đẹp giúp khách hàng ấn tượng

Việc trang trí cửa hàng quần áo nam đơn giản hơn rất nhiều so với cửa hàng quần áo nữ. Vì đối với nam giới, họ không cần trang trí quá cầu kỳ, mà chỉ hướng đến sự tối giản. Không gian cửa hàng chỉ cần sạch sẽ, thông thoáng và thể hiện được phong cách đồng bộ đã là điểm cộng trong mắt khách hàng rồi.

Ngoài ra, các sản phẩm thời trang nên được phân khu rõ ràng, treo lên chỉn chu và sắp xếp theo từng mẫu mã để thuận tiện cho khách hàng chọn lựa. Nó cũng giúp cửa hàng trở nên chuyên nghiệp hơn và được khách đánh giá cao.

Trang bị thêm hệ thống đèn, điều hòa, quạt và hệ thống camera, cổng từ để đảm bảo an ninh cho cửa hàng. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo trải nghiệm thoải mái cho khách hàng khi tới mua sắm.

Tìm nguồn hàng uy tín và chất lượng

Chủ shop cần xác định được mình sẽ nhập hàng từ đâu về để bán. Dưới đây là một số nguồn hàng quần áo nam uy tín, chất lượng mà giá cả phải chăng bạn có thể tham khảo khi có ý định kinh doanh shop thời trang nam:

  • Chợ đầu mối lớn: chợ Ninh Hiệp (Hà Nội), chợ An Đông (TP.HCM), chợ Tân Bình (TP.HCM): Nơi có các mặt hàng quần áo phổ thông với mức giá phải chăng, phù hợp cho các shop nhỏ hoặc kinh doanh online.
  • Xưởng may gia công: Đây là lựa chọn tốt nếu bạn muốn có mẫu mã độc quyền. Đa số xưởng may cho phép bạn đặt hàng theo thiết kế riêng, đảm bảo sản phẩm chất lượng tốt hơn so với hàng chợ.
  • Nhập khẩu từ nước ngoài: thường quần áo được nhập từ Quảng Châu, Thái Lan và Hàn Quốc… Đây là các nguồn cung cấp quần áo lớn hàng đầu của châu Á, nổi tiếng với mẫu mã đa dạng, giá cả cạnh tranh. Đây là các nguồn cung cấp quần áo lớn nhất châu Á, nổi tiếng với mẫu mã đa dạng, phong cách thời trang độc đáo, phù hợp với thị hiếu giới trẻ và giá cả cạnh tranh. 
  • Nhập hàng qua sàn thương mại điện tử: các nền tảng như Shopee, Lazada, Alibaba, Amazon cũng là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Nguồn hàng trên các sàn thương mại điện tử thường phong phú, độc đáo, đi kèm với giá cả cạnh tranh.

Tìm hiểu thêm cách nhập hàng thời trang nam uy tín tại bài viết: Mở shop quần áo lấy nguồn hàng ở đâu? Cách lấy như thế nào?

Tuyển dụng, đào tạo nhân viên

Một thực tế rằng bạn nên thuê những nhân viên phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển và đã có kinh nghiệm trước đó. Sự thành công khi kinh doanh shop quần áo nam của bạn sẽ dựa chủ yếu vào việc có bao nhiêu nhân viên của bạn đã sẵn sàng để đóng góp cho việc kinh doanh quần áo của bạn.

Vì vậy, bạn hãy lựa chọn nhân viên cẩn thận và có những chế độ xứng đáng để giữ chân họ ở lại làm việc hết mình và lâu dài. Một lưu ý nữa rằng thông thường nhân viên nữ bán quần áo nam dễ dàng hơn so với nhân viên nam bởi họ biết cách tư vấn đồng thời, khách hàng nam cũng tin tưởng khiếu thẩm mỹ của nhân viên nữ hơn.

Xây dựng chiến lược marketing lâu dài thay vì ngắn hạn

Một trong những sai lầm mà nhiều chủ shop mắc phải đó là dừng làm tiếp thị khi họ đã có một lượng khách hàng nhất định. Đây là sai lầm rất lớn bởi vì không có gì đảm bảo rằng khách hàng lần đầu sẽ trở lại thường xuyên ngay cả khi bạn áp dụng các chiến thuật khác nhau để giữ chân họ.

Một doanh nghiệp sẽ trở nên thành công chỉ khi ngày càng nhiều có khách hàng mới, liên tục. Chính vì vậy, kinh nghiệm kinh doanh quần áo nam và kinh nghiệm bán quần áo nam online hiệu quả đó chính là không bao giờ ngừng làm marketing.

Trên đây là các kinh nghiệm khi kinh doanh shop quần áo nam cho chủ shop mới bắt đầu. Hy vọng rằng, những chia sẻ của Sapo về cách nghiên cứu thị trường, xác định nguồn hàng, phân khúc khách hàng và lựa chọn chiến lược giá cả… sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bắt tay vào mở cửa hàng.

Bạn sắp khai trương cửa hàng thời trang?
Phần mềm quản lý shop thời trang sẽ giúp bạn:
  • Quản lý hàng hóa theo mẫu mã, màu sắc, kích cỡ
  • Kiểm soát tồn kho nhanh chóng
  • Quản lý doanh thu, lãi lỗ, công nợ mọi lúc mọi nơi

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM