Chi phí bán hàng là khái niệm khiến khá nhiều người nhầm lẫn, đặc biệt là trong quá trình quản lý và hạch toán. Do đó, trong bài viết này, Sapo sẽ chia sẻ với bạn về khái niệm chi phí bán hàng cũng như những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bán hàng và cách tối ưu chi phí bán hàng một cách hiệu quả nhất.
1. Chi phí bán hàng là gì?
Chi phí bán hàng được hiểu là khoản chi phí được sử dụng nhằm mục đích xây dựng quy trình bán hàng hoặc cung cấp các dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng. Các loại chi phí này bao gồm các khoản chi phí cơ bản như: Cơ sở vật chất, lương, khấu hao và bảo hành.
Việc xác định chi phí bán hàng chính xác là rất quan trọng để đảm bảo được định giá sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết lập ở các cấp cung cấp tỷ suất lợi nhuận gộp phù hợp. Đưa doanh nghiệp vào vị trí để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách quản lý chi phí trên cao. Các khoản chi phí trong chi phí bán hàng thường bao gồm:
1.1 Chi phí dụng cụ bán hàng
Đối với hoạt động kinh doanh, một số dụng cụ cần sử dụng như đồng phục, thiết bị bảo hộ hay phương tiện đi lại, máy móc, phần mềm quản lý và các công cụ khác,...Khoản chi phí bán hàng này có thể được tái sử dụng hoặc sử dụng một lần tùy vào đặc thù công việc.
1.2 Chi phí bao bì nguyên vật liệu
Chi phí bao bì nguyên vật liệu là khoản chi phí được sử dụng nhằm mục đích giữ gìn và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Các vật liệu sử dụng ngoài sản phẩm được sản xuất ban đầu sẽ được liệt kê là chi phí bao bì và vật liệu phụ trợ. Tùy vào quy định của doanh nghiệp mà có thể gộp một số công cụ hỗ trợ đặc thù vào chi phí bao bì, vật liệu.
1.3 Chi phí khấu hao
Đối với các doanh nghiệp có lượng hàng hóa, sản phẩm lớn thì chi phí khấu hao là một khoản lớn và cần được chú ý. Chi phí này phản ánh khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc trễ hẹn giao hàng tồn kho sản phẩm, hàng hóa.
Thời gian tồn kho sản phẩm càng lớn thì chi phí khấu hao sẽ càng nhiều. Các sản phẩm bị loại bỏ hoặc tiêu hủy cũng được tính trong chi phí khấu hao của sản phẩm. Chi phí khấu hao cũng được thể hiện ở các tài sản cố định.
Các loại chi phí như cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ vận chuyển, các công cụ hỗ trợ đo lường, tính toán cũng được xem là chi phí khấu hao.
1.4 Chi phí bảo hành
Đối với một số sản phẩm dịch vụ cần bảo hành, chi phí bảo hành cũng là một phần chi phí bán hàng cần lưu ý. Bởi trên thực tế, sản phẩm nào cũng có nguy cơ phát sinh lỗi, nhà sản xuất và bán hàng luôn cần dự tính một khoản chi phí phục vụ cho quá trình bảo hành, bảo dưỡng cũng như sửa chữa sản phẩm.
1.5 Chi phí nhân công
Đối với cửa hàng kinh doanh, chi phí nhân công là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Khoản chi phí bán hàng ở khoản mục này thường sẽ là chi phí trả lương cho nhân sự như lương, thưởng và các chính sách về bảo hiểm xã hội.
1.6 Chi phí phát sinh
Ngoài các khoản chi phí phát sinh đã nêu, hoạt động bán hàng còn các khoản chi phí phát sinh khác không thường xuyên nhưng cũng đóng góp trong phần chi phí doanh nghiệp phải trả. Một số chi phí có thể kể đến như tiếp khách, chi phí quảng cáo, hoạt động tại chỗ,...
Có thể bạn quan tâm: 10+ Phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả, hàng đầu
2. Những yếu tố tạo nên chi phí bán hàng
Lao động trực tiếp
Đây là khoản chi phí của tất cả nhân viên cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Ngoài ra, chi phí này còn gồm thuế biên chế của các quyền lợi như: Bảo hiểm y tế, y khoa, nha khoa hoặc những phúc lợi mà nhân viên nhận được từ doanh nghiệp.
Các khoản chi phí lao động trực tiếp còn liên quan đến việc bồi thường giữ chân nhân viên trực tiếp tham gia vào việc thực hiện các dịch vụ hoặc sản xuất sản phẩm đều được đưa vào lao động trực tiếp.
Khả năng tổ chức quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau như lao động, vật tư, kỹ thuật,...với mục đích cho ra đời sản phẩm có chất lượng tốt.
Khả năng tổ chức sản xuất có tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm, tác động trực tiếp đến chi phí bán hàng và giá cả sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Xem thêm: Chi phí sản xuất là gì? Làm thế nào để phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh chính xác?
3. Các giải pháp tiết kiệm chi phí bán hàng
Ở nền công nghiệp hiện nay, có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bán hàng một cách hiệu quả. Ứng dụng công nghệ và nắm được các giải pháp quản lý được xem là giải pháp tối ưu giúp nâng cao khả năng vận hành và hiệu suất công việc.
Theo đó, doanh nghiệp, cửa hàng cần thường xuyên đổi mới, nâng cấp công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cửa hàng. Cần đưa ra biện pháp cụ thể để đảm bảo khả năng giải quyết các bài toán tài chính để đảm bảo khả năng xoay vòng vốn.
Nâng cao trình độ nhân sự và tối ưu hiệu suất công việc bằng cách cho nhân viên tiếp cận cũng như ứng dụng công nghệ cũng là giải pháp hữu hiệu để tối ưu chi phí bán hàng. Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh ở các cửa hàng bán lẻ, phần mềm bán hàng sẽ giúp nhân viên không cần phải nhớ giá, tối ưu quy trình kiểm kho và loại bỏ tối đa sai sót, nhầm lẫn trong quá trình bán hàng, ngay cả với nhân viên mới.
Cùng với đó, kế hoạch tài chính và thu hồi công nợ cũng cần được lên kế hoạch rõ ràng, tiết kiệm tối đa chi phí không cần thiết trong vận hành để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.
Trên đây là những yếu tố quan trọng về chi phí bán hàng và giải pháp tiết kiệm chi phí bán hàng mà Sapo muốn chia sẻ với bạn.