Cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả mà chủ nhà hàng nào cũng cần nằm lòng

Không phải ai cũng biết cách quản lý nhà hàng sao cho hiệu quả bởi nó bao gồm hàng trăm công việc khác nhau như: quản lý nguyên liệu nhà hàng, quản lý nhân sự nhà hàng và đòi hỏi cả quản lý kho và cách quản lý nhân viên nhà hàng tốt nhất.

Vậy đâu là cách quản lý vận hành nhà hàng ăn uống hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những phương pháp dưới đây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm kinh nghiệm quản lý nhà hàng qua ebook sau nhé:

Tải Ebook miễn phí: 11 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu

quản lý nhà hàng không khó

Cách vận hành nhà hàng hiệu quả giúp nhân đôi doanh thu

1. Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1. Chứng nhận vệ sinh ATTP

Hiện nay, bất cứ nhà hàng hay cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào đều phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới được phép hoạt động.

Để được chứng nhận thì nhà hàng phải đảm bảo các tiêu chí về cơ sở vật chất như quy trình một chiều, dụng cụ, máy móc, hệ thống thông gió, hệ thống điện nước, kho chứa, hệ thống thải…, về chất lượng quản lý nguyên liệu nhà hàng đầu vào và sức khỏe nhân viên.

an toàn vệ sinh thực phẩm khi quản lý nhà hàng

An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố tiên quyết khi kinh doanh nhà hàng

Đảm bảo được các yếu tố này cho thấy cách quản lý nhà hàng của bạn là đúng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được tham gia các lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để nắm vững và thực hành các kiến thức này trong quá trình làm việc. Hãy bổ sung ngay điều này vào kinh nghiệm vận hành nhà hàng của mình nhé!

1.2. Quản lý bếp nhà hàng

Đảm bảo nguồn hàng "Sạch"

Một trong những cách hiệu quả nhất là sau khi đã đảm bảo về vấn đề con người thì chúng ta cần quan tâm đến chính nguồn thực phẩm. Đầu tiên, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín hoặc áp dụng mô hình kinh doanh nhà hàng “từ trang trại đến bàn ăn” để đảm bảo nguồn thực phẩm đầu vào luôn tươi ngon.

Kinh nghiệm quản lý nhà hàng của nhiều người cho thấy, khi nhập thực phẩm, bạn cần có nhân viên quản lý chất lượng thực phẩm sẽ kiểm tra cẩn thận tất cả các lô hàng xem có bị hư hỏng hay gặp vấn đề gì không, chỉ có như vậy mới có thể chắc chắn những nguyên liệu tốt nhất được nhập vào nhà hàng.

Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, những nguyên liệu này cần được bảo quản đúng cách tùy từng loại thực phẩm (cấp đông, làm mát hoặc để khô) để duy trì chất lượng cũng như tối đa hóa thời gian sử dụng của nguồn thực phẩm.

dọn sạch khu vực bếp nhà hàng

Dọn dẹp sạch sẽ khu vực bếp nhà hàng

Quản lý nguyên vật liệu nhà hàng

Trong quy trình quản lý bếp thì quản lý nguyên liệu nhà hàng là một khâu khá khó khăn đối với các ông chủ khi quản lý nhà hàng, vì ngoài quá trình nhập vào nó còn bao gồm cả quá trình định lượng để chế biến. Không ít nhà hàng thường gặp phải trường hợp tổng kết cuối tháng bị hao hụt rất nhiều, nguyên nhân là do nhà bếp thông đồng với bên quản lý nguyên liệu, cắt giảm thành phần của món ăn nhưng vẫn báo cáo đủ.

Điều đó cho thấy, cách quản lý bếp nhà hàng cũng là một nghiệp vụ quan trọng và mang lại hiệu quả cao. Để tránh trường hợp này bạn cần phải giao cho quản lý chung việc thống kê, báo cáo càng chi tiết càng tốt.

Dĩ nhiên chính bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra kho và nhà bếp để kiểm soát tình hình. Ngay cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì cũng nên lưu ý điều này.

quản lý nguyên vật liệu nhà hàng

Nguyên vật liệu cần được kiểm soát chặt chẽ

Bảo quản nguyên vật liệu là khâu vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhà hàng. Khi nhân viên bếp nhận nguyên vật liệu thì cần phải bảo quản cẩn thận. Ví dụ:

  • Khi nhận hàng, bộ phận bếp cần kiểm tra lại xem số lượng nhận được có đúng như trong phiếu giao hàng không.
  • Những rau củ phải nên rửa sạch, để ráo nước và dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Nguyên vật liệu không được để dưới đất, phải để trên bàn hoặc trên cao, những nơi khô thoáng.
  • Thường xuyên kiểm tra lại số lượng hàng của bếp vào mỗi đầu ca và cuối ca.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực chế biến và khu vực bảo quản nguyên liệu.
  • Thường xuyên kiểm tra xem nguyên vật liệu nào hết hạn hoặc sắp hết hạn để kịp thời xử lý, tránh trường hợp dùng đồ hết hạn sử dụng mà làm thức ăn cho khách.

Như vậy có thể thấy quản lý nguyên liệu nhà hàng là quá trình rất quan trọng, bạn nên lập kế hoạch chi tiết, cụ thể để nắm bắt tình hình thường xuyên và là cách quản lý nhà hàng mang lại hiệu quả cho bạn.

định lượng món ăn khi quản lý nhà hàng

Kiểm soát định lượng theo từng món ăn

Từ các chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào, chủ quán có thể tính ra giá cost món ăn, đồ uống của cửa hàng. Từ đó, nhà hàng có thể tính toán để cân đối chi phí hợp lý để có nhiều lợi nhuận hơn.

1.3. Quy trình quản lý kho nhà hàng

Kho bãi luôn là vấn đề đau đầu trong việc tìm cách quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả của bạn. Bởi bạn phải bố trí kho như thế nào cho hợp lý và gọn gàng để tiết kiệm được diện tích cũng như là dễ tìm kiếm mỗi khi cần thiết.

Cách để tiết kiệm diện tích đó là bạn nên làm những kệ để đồ và phân chúng theo khu. Những kệ để đồ nên được thiết kế chắc chắn và khoảng cách đặt để giữa các kệ là hợp lý để tiện cất giữ và lấy.

Cách sắp xếp đồ trong kho là bạn nên xếp những vật dụng thường xuyên dùng cho nhà hàng ở những nơi dễ lấy và nhanh nhất. Còn những vật dụng ít dùng đến thì có thể đến phía trong hoặc là trên cao. Nhưng lưu ý là những đồ nặng bạn nên để phía dưới, và những đồ bằng thủy tinh, sứ thì nên lấy giấy gói lại và đặt vào thùng.

Kinh nghiệm quản lý nhà hàng hiệu quả là không nên đặt để đồ trong kho quá lung tung vì như vậy rất dễ có gián và chuột. Bạn nên vệ sinh kho 1 tháng 1 lần để tránh tình trạng chuột làm ổ trong kho.

quản lý kho hàng nhà hàng

Quản lý kho hàng nhập xuất chi tiết và chặt chẽ

2. Quản lý nhân sự nhà hàng

2.1. Nhân viên bồi bàn, tạp vụ

Là lực lượng đông đảo trong mỗi nhà hàng và họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng và lượng khách trung bình mà người quản lý sẽ quyết định tuyển bao nhiêu người cho mỗi ca.

Cách tốt nhất là phân công công việc cụ thể từng người, ai phụ trách khu nào (nếu là nhà hàng lớn), lương mỗi tháng theo ca là bao nhiêu… Hãy quản lý nhân viên với tinh thần cởi mở, luôn động viên, khích lệ họ làm tốt.

Nhân viên phục vụ nhà hàng là người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, nên bạn đừng để nhà hàng của mình mất điểm trong mắt khách với những lỗi xảy ra khi không áp dụng một tiêu chuẩn thống nhất cho phục vụ nhé. Kinh nghiệm quản lý nhà hàng tốt nhất là quản lý được nhân viên. Sau đây là những tiêu chuẩn  về cách quản lý nhân viên phục vụ mà bạn có thể tham khảo:

nhân viên phục vụ nhà hàng tận tình chuyên nghiệp

Nhân viên phục vụ nhà hàng tận tình chuyên nghiệp

Chờ khách:  Có những điểm cần lưu ý trong quá trình chờ khách như sau:

  • Cách quản lý nhân viên nhà hàng tốt là hãy hướng dẫn họ dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, linh hoạt, lịch sự.
  • Tại địa điểm chờ khách, không được trò chuyện với đồng nghiệp khác.
  • Hành động nhanh nhẹn, từ tốn.
  • Chú ý đến hướng của lối vào, áp dụng một tư thế thoải mái và tự nhiên, và không ngồi trên ghế hoặc dựa vào quầy.
  • Quản lý nhân viên nhà hàng cần nhắc họ tập trung và để ý đến khách hàng xung quanh.
  • Chỉ cần khách hàng là người lớn tuổi hơn cần có một tư thế chào đón thể hiện sự kính trọng nhất định.
  • Hãy ghi nhớ số bàn và số phòng còn trống.

Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp và hiệu quả

Đón khách

  • Ngôn ngữ cần nhã nhặn.
  • Hồ hởi và phấn khởi khi nói câu “Xin chào quý khách”.
  • Xác nhận số lượng khách hàng “Xin hỏi quý khách có mấy người?”
  • Dùng tay phải biểu thị “Mời quý khách đi lối này”.
  • Trong quá trình khách ngồi dùng lòng bàn tay để đưa ra dấu hiệu.
  • Hành động dứt khoát.
  • Nhẹ nhàng gật đầu và chào, hai tay nắm vào nhau, ngón tay áp sát vào nhau.
  • Từ từ đi đến trước mặt khách hàng, đi chậm đến chỗ đứng theo quy định.
  • Kéo ghế nhẹ và chỉ bằng ngón tay.
  • Tập trung cao độ
  • Quản lý nhân viên nhà hàng hướng dẫn nhân viên thể hiện sự chào đón chân thành của bạn trong tư thế đúng.
  • Hướng dẫn về chỗ ngồi thân thiện với khách hàng, chẳng hạn như đưa bạn đồng hành của một cặp vợ chồng đến một chỗ ngồi không phô trương, một khách hàng muốn nói chuyện về một chỗ ngồi yên tĩnh và một khách hàng đến một bàn cho hai người.
Đọc thêm: Cách quản lý nhân viên nhà hàng: phải làm sao cho hiệu quả?

2.2. Cách quản lý order nhà hàng

Mình mới kể ở trên chỉ là một vài quy trình nhỏ. Còn có quy trình quản lý Thu ngân cũng quan trọng không kém. Thử nghĩ khi khách đến nhà hàng order mà gặp phải tình trạng thu ngân thanh toán chậm chạp, tiền thối đưa cho khách thiếu.

Đọc thêm: Top 5 phần mềm order tốt nhất được nhiều người tin dùng

Quả thật điều đó sẽ khiến khách không hài lòng xíu nào. Cách quản lý nhà hàng ăn uống tốt nhất là bạn không nên bỏ qua vấn đề này. Sau đây sẽ là những gợi ý cho những người làm quản lý nhân viên nhà hàng về cách quản lý order nói chung là quản lý thu ngân nói riêng.

order tại bàn khi đi ăn nhà hàng

Order tại bàn qua thiết bị idad đơn giản

Thu ngân trước khi mở nhà hàng mỗi ngày

Khi vào ca thu ngân cần phải vệ sinh khu vực vệ sinh của mình, lau chùi máy tính tiền, lau chùi khu vực thanh toán, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, chuẩn bị tiền lữ để thanh toán,…

Việc quan trọng tiếp nữa là thu ngân cần phải đối chiếu giấy tờ của hôm trước. Thu ngân cần phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, ngoại hình xinh xắn, trang điểm nhẹ nhàng.

Cách quản lý nhân sự nhà hàng giúp khách vui lòng

Thu ngân trong quá trình nhà hàng hoạt động

Cách quản lý nhà hàng tốt là bạn cần khiến nhân viên các bộ phận làm tốt vai trò. Với thu ngân cần có thái độ hòa nhã, chào hỏi khách hàng và mỉm cười. Sau đó thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và xử lý các vấn đề tiền mặt. Ngoài ra Thu ngân còn có trách nhiệm sau đây:

  • Mua quà tặng hoặc tặng quà cho khách hàng
  • Quản lý phiếu giảm giá và xử lý giảm giá
  • Xử lý những đơn hàng không hợp lý của khách hàng
  • Dọn dẹp xung quanh khu vực thu ngân cho sạch sẽ
  • Đổi tiền và chuẩn bị tiền lẻ để trả lại cho khách hàng
  • Hỗ trợ nhân viên nếu cần thiết
  • Thanh toán và kiểm kê đúng quy trình và chính xác số tiền.

Đọc thêm: Công việc của nhân viên thu ngân nhà hàng, quán cafe là gì?

3. Quản lý tài chính của nhà hàng

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng là điều rất cần thiết để giúp bạn tiết kiệm thời gian và dễ dàng kiểm soát thông tin tài chính của quán.

Theo các kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng, bạn vừa phải sản xuất (chế biến thức ăn) vừa phải bán nên các hoạt động cần chi phí là rất nhiều, nếu không có phương pháp quản lý tài chính tốt thì rất dễ bị thâm hụt hoặc nhầm lẫn. Đặc biệt là khi nhà hàng đông khách, kẻ ra người vào liên tục, nhân viên thì bận rộn nên chuyện tính nhầm hoá đơn thường xuyên xảy ra hơn.

quản lý nhà hàng, quán cafe bằng phần mềm

Quản lý tài chính cửa hàng qua phần mềm

Để tiện cho việc theo dõi chi – thu bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý nhà hàng với các chức năng tự động thống kê, tính toán từng khoản theo thời gian cụ thể.

Bởi các hoạt động cần tiền như mua nguyên vật liệu, sắm sửa trang bị,.. cần phải báo cáo với kế toán để ứng tiền trước, sau đó dựa trên hoá đơn để tính toán rồi nhập vào phần mềm. Các khoản thu cuối ngày cũng vậy, đều phải đưa dữ liệu để phần mềm tính toán rồi báo cáo chính xác cho bạn.

Riêng vấn đề thanh toán tiền cho khách, bạn không nên áp dụng hình thức thanh toán tại chỗ mà hãy tạo quầy lễ tân riêng, yêu cầu khách ra đó để nhận hoá đơn và chi trả, tránh trường hợp bị nhân viên ăn bớt. Các bàn ăn nên được đánh số cho dễ quản lý.

Thử nghĩ một ngày đẹp trời bạn đi du lịch, nhưng vẫn không an tâm về tình hình hoạt động của nhà hàng. Bạn đừng lo, cứ để Sapo FnB giúp bạn, chỉ cần mở phần mềm lên và chạm nhẹ là bạn có thể xem được tình hình hoạt động của nhà hàng, doanh thu, chi tiết các loại báo cáo.

Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí Sapo FnB 7 ngày để trải nghiệm đầy đủ các tính năng: order, gọi món, quản lý nguyên liệu, tồn kho, đơn hàng quản lý nhân viên, doanh thu...

Quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu chuyên nghiệp với Sapo
arrow Dùng thử miễn phí

Với phần mềm quản lý Sapo FnB thu ngân có thể dễ dàng thực hiện thu chi ngay cả trên máy tính để bàn hay máy bán hàng POS, quản lý chặt chẽ số tiền thu được trong suốt ca/ ngày làm việc, quản lý nhân viên nhà hàng chi tiết.

Sapo FnB giúp thu ngân có thể giải tỏa được các vấn đề lo lắng xảy ra trong quá trình thu chi tránh tình trạng ghi nhầm bàn, tính nhầm món cho khách hạn chế được tối đa việc thất thoát tài chính của hàng quán. Sử dụng phần mềm quản lý Sapo FnB là lựa chọn thông minh và mang lại hiệu quả cao cho bạn.

4. Kinh nghiệm quản lý nhà hàng ăn uống hiệu quả

4.1. Cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả

Trao đổi, training thường xuyên cũng là cách quản lý nhân sự nhà hàng

Việc quản lý nhân viên nhà hàng trao đổi và đào tạo thường xuyên sẽ củng cố và nâng cao năng lực của nhân viên, đồng thời giúp người quản lý nhà hàng nắm rõ được công việc từng bộ phận.

Hãy hướng dẫn cụ thể cho nhân viên mới cũng như tổ chức các buổi họp trao đổi theo định kỳ để nâng cao năng lực cho nhân viên. Có thể tổ chức các buổi training theo quý cho từng bộ phận, bổ sung thêm kiến thức mới về vấn đề phục vụ, làm mới thực đơn, kiến thức về dinh dưỡng… Đây là một trong những cách quản lý hay mà bạn nên áp dụng.

giải quyết xung đột nhân viên nhà hàng

Xử lý xung đột nhân viên nhà hàng một cách khéo léo

Biết lắng nghe và giải quyết xung đột của nhân viên

Khi khách hàng phải nghe thấy những tiếng cãi vã của nhân viên thì sẽ cảm thấy rất bực bội và khó chịu. Nếu người quản lý có cách xử lý tốt sẽ giải quyết toàn bộ những xung đột đó một cách thông minh và khéo léo. Hạn chế rất nhiều những phiền phức không đáng có cho nhà hàng.

Người có kinh nghiệm quản lý nhà hàng sẽ lắng nghe từ cả 2 phía và có cái nhìn khách quan, công bằng. Kéo nhân viên vào trong hậu sảnh hay phòng nghỉ, hỏi rõ ràng từng người để biết được nguyên nhân.

Có thể tách hai người ra và hỏi riêng để họ có thể giãi bày thành thật nhất suy nghĩ của mình. Đây là cách quản lý nhân viên nhà hàng một cách khôn ngoan nhất.

Đừng vội đánh giá tiêu cực những nhân viên gây ra xung đột. Vì có thể nguyên nhân là do họ quá căng thẳng trong công việc hoặc bị trêu chọc quá đáng.

môi trường nhà hàng thoải mái và thân thiện

Môi trường làm việc tại nhà hàng thoải mái và thân thiện

Hãy khuyên bảo họ với việc sử dụng các giải pháp có tính chất tương tác dưới sự hỗ trợ của toàn nhóm nhân viên. Nếu xung đột không được giải quyết triệt để hoặc công bằng sẽ để lại bất mãn trong lòng nhân viên, từ đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc của họ.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện

Quản lý nhân viên nhà hàng cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử giữa nhân viên với khách hàng và giữa nhân viên với nhau bởi đây là việc làm không thể thiếu trong những cách quản lý nhà hàng hiệu quả. Bạn cần tạo môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng để mọi nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó lâu dài với công việc.

Chế độ thưởng – phạt hợp lý, đánh vào tiền lương là hiệu quả nhất. Ví dụ như:

  • Phạt: đi muộn, làm việc riêng trong giờ, phục vụ/lên món chậm…
  • Thưởng: phục vụ tốt được thực khách khen, nhân viên tích cực của tháng…

xây dựng quy trình quan lý nhân viên nhà hàng

Xây dựng nhà hàng chuyên nghiệp, uy tín qua đội ngũ nhân viên nhiệt tình

Có một quy trình quản lý nhân viên khoa học

Kinh nghiệm cho thấy có một phần mềm quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc quản lý năng suất làm việc, chi phí nhân sự phải bỏ ra, giờ giấc làm việc, nhất là với nhân viên làm ca.

Điều này giúp cho người quản lý có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn, cũng như tiết kiệm rất nhiều thời gian so với quản lý sổ sách thủ công. Bạn đừng bỏ qua cách quản lý nhà hàng ăn uống này!

Mọi hoạt động của từng nhân viên như xuất – nhập hàng, lịch làm việc, thay đổi thông tin… đều được ghi nhận trong lịch sử để người quản lý dễ dàng theo dõi.

Sapo FnB là một phần mềm quản lý với đầy đủ những tính năng ưu việt như:

  • Phân quyền chi tiết: Phân quyền cho từng nhân viên theo các nhóm. Mỗi nhân viên sẽ có tài khoản riêng biệt và quyền để thao tác tùy theo chức vụ của mình.
  • Thiết lập chi tiết các chức năng: Thiết lập quyền truy cập vào các tính năng trong phần mềm phù hợp với vai trò từng nhân viên. Điều này vừa giúp bạn quản lý nhân viên dễ dàng vừa bảo mật thông tin quan trọng.
  • Lịch sử giao dịch: Tất cả những thao tác, số liệu từng người nhập vào sẽ được lưu lại hết trong lịch sử hệ thống. Chỉ cần thao tác đơn giản, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nhân viên làm gì, kiểm soát số liệu và nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên.

tránh bỏ sót công việc quản lý nhà hàng với todolist

Lên danh sách công việc cần làm để tránh bỏ sót

Đọc thêm: Ghi điểm trong lòng khách với quy trình phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp

4.2. Quy định thời gian bật tắt các thiết bị điện

Một trong những bước tối ưu nhất để quản lý nhà hàng đó là bạn nên có một bảng quy định cụ thể về thời gian bật tắt các thiết bị sử dụng điện trong nhà hàng của bạn. Bằng cách này nhà hàng của bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ trong việc quản lý doanh thu nội bộ.

4.3. Lên danh sách các công việc cần làm

Danh sách các công việc cần làm — danh sách công việc là “trợ thủ” đắc lực trong quy trình vận hàng nhà hàng, nó giúp quản lý hiệu quả tình hình hoạt động của nhà hàng trong ngày/ tuần/ tháng, bao gồm cả quản lý kinh doanh và quản lý nhân sự nhà hàng.

Cách quản lý nhà hàng tốt nhất là bạn lập một Danh sách công việc chuẩn và bổ sung những nội dung phát sinh liên quan để đảm bảo không bỏ sót bất kì một nội dung công việc hay lưu ý nào cần giải quyết trong ca làm việc.

giám sát nhà hàng

Giám sát toàn bộ hoạt động của nhà hàng

4.4. Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận, nhân viên

Bên cạnh bảng danh sách công việc tổng quát cho bản thân, kinh nghiệm cho thấy các quản lý nhân viên nhà hàng cũng cần chuẩn bị một bảng danh sách các công việc phải làm cho từng bộ phận, từng nhân viên cụ thể và ấn định thời gian bắt đầu — kết thúc tương ứng.

Tuy nhiên, hãy biết cân nhắc số lượng công việc với số nhân viên hiện có trong bộ phận, đồng thời tham khảo ý kiến của các Tổ trưởng, Trưởng bộ phận để có được một phân chia công việc chính xác, khách quan và hiệu quả. Bạn hãy luôn tìm cách quản lý nhà hàng ăn uống tốt nhất đối với các nhân viên nhà hàng.

4.5. Giám sát, kiểm tra, kiểm soát mọi vấn đề/ hoạt động trong ca làm việc

Tuy không trực tiếp tham gia vào công tác phục vụ khách hàng nhưng người có kinh nghiệm rồi cũng cần quan tâm sát sao đến mọi vấn đề/ hoạt động trong nhà hàng.

Quản lý nhân viên nhà hàng kịp thời phát hiện và xử lý những sự cố phát sinh trong ca làm việc, không để ảnh hưởng đến khách hàng; đồng thời không làm mất đi hình ảnh thương hiệu của nhà hàng. Đây là cách quản lý nhân sự nhà hàng hiệu quả giúp bạn tối ưu nguồn nhân lực của mình.

4.6. Vệ sinh cẩn thận trước khi đóng cửa

Hãy đảm bảo rằng tất cả mọi ngóc ngách trong nhà hàng, kể cả bên trong và phía trước đều đã được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ vào tối hôm trước bằng cách đi dạo một vòng toàn bộ khuôn viên nhà hàng và để ý quan sát mọi thứ.

Quang cảnh mặt tiền của nhà hàng vào sáng hôm sau ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ bên trong của khách hàng về chất lượng vệ sinh cũng như quyết định đi vào bên trong nhà hàng hay quay lại nhà hàng vào lần tới.

Trên đây là những cách quản lý nhà hàng ăn uống giúp bạn biết quy trình bao gồm những gì, cách quản lý nhân viên nhà hàng, cách quản lý bếp nhà hàng, quy trình quản lý kho nhà hàng, quản lý nguyên liệu nhà hàng,... làm sao cho hiệu quả. Hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm này và cảm nhận sự khác biệt bạn nhé!

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM