CAC là gì? Cách cải thiện và tối ưu chỉ số CAC

CAC là một trong những chỉ số quan trọng đối với hoạt động kinh doanh mà mọi chủ doanh nghiệp đều cần nắm rõ. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ làm rõ CAC là gì và những yếu tố giúp chủ doanh nghiệp tối ưu chỉ số đặc biệt này. 

1. CAC (Customer Acquisition Cost) là gì?

CAC được hiểu chính là chi phí sở hữu khách hàng. Đây là các khoản chi phí liên quan đến việc thuyết phục người tiêu dùng trong việc mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bao gồm cả các chi phí nghiên cứu, tiếp thị cũng như quảng cáo.

CAC bao gồm cả tổng chi phí bán hàng và tiếp thị như:

  • Thiết bị sử dụng trong bán hàng như máy tính, điện thoại, máy in,...
  • Công nghệ phần mềm như phần mềm quản lý bán hàng
  • Lương của nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị
  • Chi phí tư vấn, sử dụng các kênh tiếp thị, quảng cáo
  • Chi phí cho các hoạt động quảng cáo trực tuyến, ngoài trời
  • Giảm giá, chiết khấu
CAC là gì

2. Vai trò của CAC trong hoạt động kinh doanh

Đối với hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận có được từ khách hàng là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, CAC hay chi phí sở hữu khách hàng là chỉ số phản ánh sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp khi đánh giá được lợi nhuận thu về sau mỗi khoản đầu tư. 

  • Tối ưu thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn chính là thời gian cần thiết để thu hồi được số tiền sử dụng trong 1 khoản đầu tư để có được khách hàng. Trên thực tế, doanh nghiệp buộc phải thu hồi được số tiền đã bỏ ra này để có thể bắt đầu một vòng lặp mới, thu hút thêm nhiều khách hàng mới. CAC sẽ giúp doanh nghiệp xác định được rõ là cần bao nhiêu doanh thu từ mỗi khách hàng để hòa vốn và đảm bảo lợi nhuận. 
  • Tối ưu việc ra quyết định: Đối với một số doanh nghiệp, CAC cũng được đánh giá dựa trên hiệu quả quảng cáo. Nghĩa là dựa trên chi phí cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo hoặc chi phí để thu về một khách hàng mà doanh nghiệp có thể đánh giá được quảng cáo đó có hiệu quả hay không, có cần tối ưu hay không và có nên tiếp tục duy trì chiến dịch này hay không.

Có thể nói, CAC đóng vai trò rất quan trọng trong việc đo lường và đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp, cùng với đó là hiệu quả trong việc triển khai các chiến dịch Marketing. 

Xem thêm: CPL là gì? CPL có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

3. Cách tính CAC là gì?

Công thức CAC - Chi phí sở hữu khách hàng được tính theo công thức sau:

CAC = Tổng các chi phí bán hàng và tiếp thị / Số lượng khách hàng có được

cac là gì

Các giá trị được tính phải được sử dụng trong cùng một khoảng thời gian báo cáo

Ví dụ: Tổng chi phí bán hàng, tiếp thị 1 tháng của doanh nghiệp là 150 triệu đồng và doanh nghiệp có được 1000 khách hàng trong tháng đó thì chi phí để sở hữu một khách hàng sẽ là 150,000đ.

CAC bao gồm các yếu tố:

  • Chi tiêu Marketing, chạy ads

Yếu tố này phản ánh số tiền mà bạn đang chi cho quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, báo chí,.... Hầu hết các doanh nghiệp đều chi tiền cho quảng cáo để có thể thu hút khách hàng đến các sản phẩm, dịch vụ của mình.

  • Công nghệ, kỹ thuật

Công nghệ ở đây được hiểu là những thiết bị, phần mềm, ứng dụng mà nhóm bán hàng và tiếp thị của doanh nghiệp bạn đang sử dụng. 

  • Chi phí sản xuất

Thông thường, chi phí này được xác định dựa trên những tư liệu sản xuất content, TVC hay xuất hiện trên báo chí để phủ rộng hơn thương hiệu của bạn. Ngoài ra, chi phí sáng tạo từ bao bì, âm thanh,...để phục vụ cho sản xuất tài liệu quảng cáo cũng được tính vào những chi phí này. 

  • Chi phí tồn kho

Trong tồn kho luôn tồn tại các khoản phí cho các rủi ro như hỏng hóc hay bảo trì trang thiết bị. Trong một số trường hợp, những ẩn phí này thường không được liệt kê. Tuy nhiên đây lại là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. 

4. Cách cải thiện và tối ưu chỉ số CAC

  • Đầu tư hơn vào tối ưu hóa chuyển đổi CRO

Hãy cố gắng nâng cao trải nghiệm cũng như chất lượng sản phẩm để khách hàng tiềm năng trở thành khách mua hàng của bạn dù là ở cửa hàng hay Website.

Đặc biệt, với hoạt động kinh doanh trên Website, việc tối ưu giao diện, trải nghiệm mua hàng, tham khảo sản phẩm sẽ là yếu tố quan trọng giúp khách hàng quyết định ở lại lâu hơn trên Website của bạn và nâng cao tỷ lệ click mua hàng.

Đặc biệt, hệ thống chốt đơn và thanh toán online cũng cần đảm bảo để khách hàng luôn cảm thấy thuận tiện và đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của khách hàng, hạn chế tối đa tình trạng hủy đơn do không còn nhu cầu. 

Xem thêm: 20 cách tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng trên website

  • Nâng cao giá trị khách hàng

Giá trị khách hàng ở đây có thể hiểu là việc nâng cao tính quan trọng của họ bằng cách thu thập phản hồi của khách hàng. Từ đó có thể nhận định và đánh giá một cách rõ ràng, chính xác những vấn đề mà khách hàng không hài lòng ở sản phẩm của bạn. Đồng thời cung cấp những thứ mà khách hàng yêu cầu nếu hợp lý để đảm bảo khả năng giữ chân và quay trở lại của họ. 

CAC là gì
  • Quan tâm đến các chương trình dành cho khách hàng thân thiết

Các chương trình chăm sóc khách hàng hay ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết được xem là một trong những giải pháp Marketing hữu hiệu giúp bạn vừa có thể đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng, vừa có thể tăng nhanh doanh thu hiệu quả. 

Bởi trên thực tế, các khách hàng cũ là người mang lại doanh thu chính cho cửa hàng của bạn, chi phí để chuyển đổi đơn hàng từ khách hàng cũ cũng rẻ hơn rất nhiều so với các khách hàng mới.

Đối với các cửa hàng bán lẻ đang sử dụng phần mềm như Sapo Hub, chủ kinh doanh hoàn toàn có thể phân nhóm khách hàng và tạo các chương trình khuyến mãi phù hợp truyền thông đến từng khách hàng một cách dễ dàng và tối ưu chi phí nhất. Đồng thời, đo lường khả năng chuyển đổi cũng như hiệu quả của từng chiến dịch một cách chính xác. 

Xem thêm: Những bí quyết tri ân khách hàng để tăng lượng khách hàng thân thiết

  • Đừng quá phụ thuộc vào quảng cáo trả phí

Quảng cáo trả phí là yếu tố cần thiết đối với nhiều mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc khi bạn phụ thuộc quá nhiều vào nó bạn hoàn toàn có thể gặp các vấn đề như bị động trong việc phát triển những kênh bán khác. 

Mở rộng các kênh truyền thông và tập trung vào nguồn lực tự nhiên như SEO website, mạng xã hội,...đây là những kênh giúp bạn có thể tiếp cận thêm nhiều khách hàng nhưng với chi phí không quá đắt đỏ hay bị phụ thuộc quá nhiều vào những quảng cáo trả phí mà bạn chưa biết kết quả thu về như thế nào.

Trên đây là những yếu tố quan trọng về CAC (customer acquisition cost) mà chủ kinh doanh cần nắm vững. Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn tối ưu chi phí và tăng trưởng kinh doanh một cách hiệu quả nhất. 

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM