Khi đã có một ý tưởng kinh doanh khách sạn đủ lớn và chi tiết, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện các bước kinh doanh khách sạn như lập kế hoạch kinh doanh, kiến trúc hạ tầng và xây dựng khách sạn, rồi lên thực đơn, tuyển dụng nhân viên, lễ tân…
Nhiều người khi nhìn thấy một khách sạn nào đó đông khách thường hay rỉ tai nhau “Chắc họ làm ăn hốt bạc lắm”. Nhưng chỉ người trong nghề mới hiểu kinh doanh khách sạn là một quá trình gian khó, đòi hỏi người quản lý cần có đam mê và nỗ lực rất nhiều.
Kinh doanh khách sạn cần gì?
Chưa nhắc đến vốn, thứ đầu tiên tuyệt đối quan trọng trong các bước kinh doanh khách sạn, đó chính là vốn kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực khách sạn nhà hàng.
Là một người quản lý khách sạn, bạn không chỉ cần có đam mê, mà cần có cả sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực nhà hàng, linh hoạt để đối phó với những biến cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khả năng tương tác, khả năng tư duy...
Tất cả sẽ giúp cho bạn biết cách tổ chức và quản lý tất cả mọi thứ, từ sáng tạo, thẩm mỹ, phong cách khách sạn, cho đến kiến thức về tài chính để bạn có thể tính toán điểm hòa vốn, làm sao để đầu tư hiệu quả.
Bất kể ngành nghề kinh doanh nào cũng cần làm marketing, và kinh doanh khách sạn cũng vậy. Chỉ khi có kiến thức về marketing bạn mới định vị được khách sạn của mình đang thuộc phân khúc nào? Đối tượng khách hàng hướng đến chủ yếu là ai? Xu hướng thị trường trong thời gian tới là gì? Trong thời buổi kinh doanh ngày nay, người quản lý nào có bộ óc marketing tốt, sáng tạo, biết đón đầu các xu hướng thì người đó chiến thắng
Lập kế hoạch ngân sách mở khách sạn
Rất nhiều người hay đặt ra câu hỏi cần bao nhiêu vốn để mở khách sạn và không biết có nên kinh doanh khách sạn hay không? Thực sự đây là một bài toán khó, và sẽ có rất nhiều đáp án khác nhau, phụ thuộc vào quy mô khách sạn bạn muốn xây dựng, địa điểm ở đâu? Hình thức kinh doanh như thế nào và thực đơn ăn uống ra sao?...
Ví dụ bạn có thể chỉ muốn xây dựng một khách sạn dạng bình dân, phục vụ khách có thu nhập tầm trung, khách lai vãng tại một số địa điểm gần bến xe, bệnh viện; Hoặc loại hình khách sạn mini, tập trung vào kiến trúc đẹp và các món Á, Âu; Hoặc có thể là khách sạn cao cấp, phục vụ phân khúc thị trường có thu nhập cao…
Bằng những cách liệt kê chi tiết mục đích, nhu cầu của mình bám theo ý tưởng kinh doanh ban đầu bạn sẽ hạch toán được toàn bộ số tiền cần có để kinh doanh khách sạn. Một điều cần lưu ý, bạn luôn luôn nên hạch toán chi phí rõ ràng cho cả 2 giai đoạn: chi phí mới đầu và chi phí lúc vận hành (sau khi khai trương khách sạn).
Đừng bao giờ tiêu sạch số vốn mình có vào chi phí ban đầu, bởi sau khi khai trương bạn có thể sẽ gặp khó khăn rất lớn trong những tháng đầu tiên kinh doanh, các khoản phí duy trì hoạt động..
Nghiên cứu thị trường mục tiêu mà khách sạn hướng đến
Nghiên cứu thị trường là một trong các bước kinh doanh khách sạn khá quan trọng. Ngày nay, nhu cầu nghỉ ngơi, an dưỡng của mọi người không còn đơn giản như trước nữa, mọi thứ đòi hỏi phải nâng lên tầm nghệ thuật và sự sáng tạo rất lớn từ không gian thiết kế phòng ngủ, sự sáng tạo của đầu bếp trong các món ăn để làm vừa lòng thực khách, các dịch vụ khách sạn đi kèm để khách hàng tận hưởng…
Kinh doanh khách sạn cũng có thế ví như “làm dâu trăm họ”, chúng ta phải làm tốt mọi yêu cầu của khách, nếu muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh.
Hơn nữa không phải 10 khách sử dụng dịch vụ khách sạn đều hài lòng với những gì bạn đang cung cấp, mà mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau. Bởi vậy mới nói, không bao giờ có khách sạn nào có thể hấp dẫn toàn bộ thị trường khách hàng, và khi kinh doanh khách sạn bạn cần nhắm đến thị trường mục tiêu (khoảng 5-10% trong toàn bộ thị trường) và phục vụ tốt cho họ là thành công rồi.
Bạn sẽ lựa chọn phân khúc thị trường nào cho khách sạn của mình? Theo độ tuổi, theo sở thích cá nhân, theo thu nhập hay một đặc thù riêng biệt (khách sạn mini, khách sạn đặc biệt, khách sạn cao cấp…). Dựa vào phân khúc này, tiếp theo bạn sẽ đi nghiên cứu đặc điểm của từng đối tượng để tìm ra cách thức kinh doanh phù hợp nhất.
Chẳng hạn khi phận đoạn theo tuổi, bạn sẽ thấy thế hệ trước 7x là những người có sự nghiệp ổn định, thích sang trọng và điềm đạm, trong khi 7x - 8x trưởng thành, chín chắn, họ quan tâm nhiều đến những giá trị thực chất và có tính trầm, không thích náo nhiệt, hoặc bị chú ý. Với thế hệ 8x đến hiện tại rất năng động, thích trải nghiệm cái mới, dễ bị lôi cuốn theo các trào lưu và thích khẳng định chính mình…
Tương tự như vậy, bạn sẽ đi phân tích các đặc điểm khác để tìm ra phân khúc khách hàng mục tiêu phù hợp với ý tưởng khách sạn của mình.
Địa điểm mở khách sạn
Địa điểm cũng là một yếu tố quan trọng trong các bước kinh doanh khách sạn. Đây là vấn đề nan giải mà các nhà quản lý cảm thấy bối rối. Nếu chọn địa điểm có vi trí đẹp, quy mô lớn, gần các khu trung tâm thì chi phí đắt đỏ. Nhưng nếu là các vùng ngoại ô, cách xa trung tâm thì khó thu hút khách hàng. Một số điểm bạn cần lưu ý một số điểm khi lựa chọn nơi kinh doanh:
- Khả năng thu hút khách: Địa điểm khách sạn của bạn có gần các khu du lịch, bến xe… Liệu khách sạn của bạn sẽ thu hút được bao nhiêu khách ghé thăm mỗi ngày?
- Giao thông: Kiểm tra xem khách sạn của bạn có gần các điểm giao thông qua trọng không? Có khoảng bao nhiêu lượt người đi bộ và đi xe qua lại mỗi ngày? Và quan trọng là khách sạn của bạn có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng hay không?
- Tính toán chi phí thuê địa điểm phù hợp: Để làm được điều này, trước tiên bạn cần hạch toán lỗ lãi dựa trên những khảo sát mà bạn đã thực hiện. Tất nhiên con số này chỉ là tương đối trên lý thuyết, nhưng nó sẽ chỉ ra cho bạn với khoản doanh thu bằng đó thì nên thuê địa điểm mở khách sạn khoảng bao nhiêu tiền để đảm bảo vẫn có lãi.
- Điểm đỗ xe: Khách sạn thì chắc chắn phải có chỗ đỗ xe thuận tiện cho khách rồi. Nếu không gian rộng thì bố trí xe đỗ ở sân, nếu diện tích nhỏ thì phải có hầm để xe.
- Các khách sạn hàng xóm: Hãy liệt kê tất cả những khách sạn ở khu vực gần bạn, thăm dò các đối thủ này và so sánh với những gì bạn đang cung cấp để học hỏi, để đánh giá… Từ đó bạn sẽ tìm những điểm riêng cho khách sạn của mình đảm bảo chúng ta không bị chìm nghỉm so với các đối thủ khác, và ảnh hưởng đến doanh số.
- Lịch sử của địa điểm: tìm hiểu về địa điểm trước khi quyết định thuê hay không. Ai là người thuê trước đó và tại sao họ lại không thuê nữa?
- Phát triển trong tương lai: Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương để biết trước liệu có sự thay đổi nào liên quan đến địa điểm bạn định thuê hay không?
- Các điều khoản hợp đồng: tìm hiểu kỹ hợp đồng thuê để có những thoả thuận hợp lý nhất, cũng như các thủ tục cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
Vấn đề cốt lõi nhất trong kinh doanh khách sạn là mặt bằng vì nó tạo ra 80% hiệu quả doanh thu. Nếu bạn chọn một vị trí không tốt, thì dù có người quản có lý giỏi và một kế hoạch marketing hoàn hảo cũng rất khó mang lại kết quả tốt. Vì vậy hãy nghiên cứu thật kỹ các bước kinh doanh khách sạn trước khi bắt tay vào thực tiễn để bạn có một kết quả kinh doanh viên mãn nhất.