Bàn thờ Thần tài xuất hiện hầu hết ở các cửa hàng lớn nhỏ với mong muốn đem lại tài lộc và may mắn cho công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ. Vì vậy, bàn thờ Thần tài gồm những gì được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Sapo đi tìm đáp án cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Thờ Thần Tài là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Nghi lễ thờ Thần Tài được thực hiện hàng ngày, quan trọng hơn là vào ngày mùng 10, mùng 1, ngày 15 Âm lịch hàng tháng và đặc biệt nhất là ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng Âm lịch).
Tùy điều kiện mà mỗi gia chủ có thể sắm những đồ thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài với chất lượng khác nhau, miễn sao thể hiện được lòng thành tâm của mình.
1. Tượng Thần Tài, ông Địa bằng sứ
Lập lên 1 bàn thờ Thần Tài để cầu phú quý, chủ shop cần chuẩn bị khá nhiều món đồ và quan trọng nhất chính là tượng Thần Tài, ông Địa bằng sứ. Sở dĩ chọn chất liệu bằng sứ vì đây là chất liệu được sử dụng nhiều trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt và khá tiện cho việc vận chuyển, lau dọn mỗi ngày.
2. Bàn thờ Thần Tài gồm những gì? - Hũ gạo, hũ muối và hũ nước
Phía trước tượng Thần tài và ông Địa là vị trí dành cho 3 hũ tam tài bao gồm gạo - muối - nước. Đây là những món đồ không thể thiếu khi bày trí 1 bàn thờ thần tài chuẩn.
Những món đồ như gạo - nước - muối là những thứ rất đỗi quen thuộc đối với mọi gia đình, tượng trưng cho 1 cuộc sống yên ấm và no đủ. Những hũ gạo, muối nước trên bàn thờ Thần Tài tuyệt đối không được thay thường xuyên mà được trưng cúng từ đầu năm đến cuối năm mới thay, ý bảo phúc lộc luôn viên mãn cả năm
3. Bát nhang
Trả lời bàn thờ Thần Tài gồm những gì không thể thiếu bát nhang. Đặt ở chính giữa bàn thờ Thần Tài và ông Địa chính là 1 bát hương (bát nhang). Không phải bát hương nào khi mua về cũng sẽ được bày trí tại đây vì theo thông lệ, việc bát hương phải theo 1 số thủ tục nhất định.
Bát hương cần phải được đặt ở vị trí trung tâm nên trong quá trình lau dọn và thắp hương không tránh khỏi việc va chạm làm xê dịch.
Xem thêm: Cách cúng Thần Tài thu hút tài lộc, kinh doanh và may mắn [2024]
4. Lọ hoa tươi và mâm ngũ quả
Lọ hoa tươi và mâm ngũ quả sẽ là món đồ tiếp theo được Sapo liệt kê để trả lời cho câu hỏi bàn thờ ông thần tài gồm những gì. Không phải là điều bắt buộc nhưng trên bàn thờ thần tài lúc nào cũng nên có lọ hoa tươi, đặt ở bên tay phải và trưng bày thêm đĩa trái cây để gia chủ có thể bày trí, thắp hương vào những ngày mùng 1 hay rằm.
Lưu ý rằng, hoa quả được bày lên đĩa luôn phải tươi ngon và không được héo.
5. Khay xếp 5 chén nước hình chữ thập
Mỗi đồ cúng trên bàn thờ Thần Tài đều có ý nghĩa nhất định, 5 chén nước cũng không ngoại lệ. Những chén nước này đại diện cho ngũ hành và ngũ phương và để bàn thờ thần Tài đẹp hơn.
Có một số cửa hàng, hộ gia đình kinh doanh đặt bộ 3 ly thay vì 5 ly nhưng xét về phương diện ý nghĩa cũng như sự sắp xếp bàn thờ Thần Tài thì khay xếp 5 chén nước vẫn tốt hơn.
6. Ông Cóc
Thờ Thần Tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Ông Cóc ngậm tiền vàng để bên trái (Từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
Thực tế, hình ảnh ông Cóc ngậm đồng tiền vàng vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, mang biểu tượng của sự giàu sang, sung túc, sau đó du nhập vào văn hóa Việt. Bàn thờ Thần Tài có ông Cóc sẽ giúp gia chủ thu hút thêm tài lộc, may mắn trong làm ăn và buôn bán.
7. Phật Di Lặc
Trả lời cho câu hỏi bàn thờ Thần Tài gồm những gì sẽ không thể thiếu đồ thờ cúng là Phật Di Lặc. Nếu như ông Thần Tài, ông Địa giúp gia chủ buôn may bán đắt, kinh doanh thuận lợi thì Phật Di Lặc lại đóng vai trò quản lý hai vị Thần Tài, ông Địa, tránh để họ làm việc không tốt, thúc đẩy sự thịnh vượng, giải quyết ưu phiền và đem đến sự bình yên cho gia chủ.
8. Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài chuẩn rước lộc về nhà
Được ví như “quý nhân phù trợ” nên bàn thờ thần tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người kinh doanh cửa hàng hay quán ăn. Vì vậy, đặt bàn thờ Thần Tài như thế nào, đặt ở đâu, hướng nào? Hay sắp xếp các vật phẩm trên bàn thờ ông Thần Tài ra sao luôn được nhiều người quan tâm.
Sẽ không có 1 quy chuẩn nào cho việc lựa chọn vị trí của bàn thời Thần Tài. Vì việc này còn dựa vào tuổi, số mệnh của gia chủ hoặc thậm chí là ngành nghề đang kinh doanh. Tuy nhiên, số đông vẫn tin rằng nếu đặt bàn thờ Thần Tài ở những vị trí thoáng đãng, sạch sẽ và không có quá nhiều người đi lại để tránh đổ vỡ và động bát hương thì công việc làm ăn kinh doanh sẽ rất thuận lợi. Tuyệt đối tránh đặt bàn thờ cạnh những nơi u ám, hoặc hướng bàn thờ vào những nơi tối tăm và tường cụt.
Các vật phẩm trên bàn thờ Thần Tài thường được sắp xếp như sau:
Vật phẩm | Vị trí |
Tượng Thần Tài, ông Địa | Theo hướng nhìn chính diện, ông Thần Tài đặt bên phải, ông Địa đặt bên trái. |
Hũ gạo, hũ muối và hũ nước | Hũ gạo đặt ngang hàng cạnh Thần Tài. Hũ muối đặt ngang hàng cạnh ông Địa. Hũ nước đặt ở giữa, sao cho 3 hũ xếp thành hình chữ V. |
Bát nhang | Đặt chính giữa bàn thờ Thần Tài. |
Lọ hoa tươi | Ngang hàng, bên phải bát nhang. |
Khay xếp 5 chén nước | Trước bát nhang, xếp hình chữ thập. |
Mâm ngũ quả | Gần nhất, bên tay trái theo hướng chính diện nhìn vào bàn thờ Thần Tài. |
Ông Cóc | Bên trái, hướng vào phía bàn thờ Thần Tài. |
Phật Di Lặc | Đầu bàn thờ Thần Tài, vị trí trên cao khoảng 1m, hướng ra phía chính diện. |
9. Gợi ý địa chỉ mua đồ cúng bàn thờ Thần Tài
Với việc đề cao tín ngưỡng văn hóa thờ Thần Tài, ông Địa, những đồ cúng cho bàn thờ Thần Tài ngày càng được làm chỉnh chu hơn. Tùy vào điều kiện mà gia chủ có thể lựa chọn các vật phẩm cúng cho bàn thờ Thần Tài phù hợp.
Một số thương hiệu bán đồ thờ Thần Tài bạn có thể tham khảo là Hưng Thịnh, gốm Hải Long, Bát Tràng… Ngoài đến trực tiếp cửa hàng, bạn cũng có thể tham khảo những gian hàng bán đồ thờ cúng phong thủy trên các sàn thương mại điện tử.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được bàn thờ Thần Tài gồm những gì và những lưu ý khi bày biện đồ vật thờ cúng, từ đó có cách trưng bày để gia đạo đầm ấm và đầy đủ phước trạch.