Kinh doanh trái cây nhập khẩu như thế nào để hiệu quả? Tìm nguồn hàng hoa quả nhập khẩu ở đâu chất lượng? Mở cửa hàng trái cây nhập khẩu thì cần những gì? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn mở shop trái cây nhập khẩu sao cho hút khách và thành công!
Mở cửa hàng trái cây nhập khẩu cần những gì?
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tăng cao khiến việc chuộng đồ ngoại hơn đồ nội đang trở thành “mốt”. Nắm bắt được xu thế này, các shop chuyên bán hàng nhập khẩu như hàng tiêu dùng, thời trang hay cả thực phẩm, hoa quả cũng nhập khẩu.
Những thông tin về hoa quả Trung Quốc trong thời gian qua đã khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Vì thế, tìm đến các cửa hàng hoa quả nhập khẩu là 1 điều tất yếu đặc biệt là đối với những người thu nhập khá trở lên và có sự quan tâm đến an toàn sức khỏe.
Là phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm sạch nói chung và hoa quả nhập khẩu nói riêng, Sapo sẽ chia sẻ một số bước quan trọng khi bạn muốn mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu nhưng lại chưa có kinh nghiệm.
1. Thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu
1.1 Đối với hình thức hộ kinh doanh
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Ngành, nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Nộp hồ sơ
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.
1.2 Đối với hình thức Doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay.
- Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
- Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.
Nộp hồ sơ
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu, sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh cần xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để có thể bắt đầu việc kinh doanh của mình. Cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu phải đảm bảo những điều kiện như sau:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất; kinh doanh thực phẩm theo quy định;
- Có đăng ký ngành; nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Nộp hồ sơ
- Hồ sơ sẽ được nộp tại cục An toàn thực phẩm tại địa phương đặt địa điểm kinh doanh.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, chủ kinh doanh có thể mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu và kinh doanh hợp pháp.
3. Kinh doanh trái cây nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?
Vốn là yếu tố đầu tiên bạn cần đảm bảo để mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu và duy trì cửa hàng. Theo 1 chủ shop hoa quả nhập khẩu tại Hà Nội, số vốn ban đầu bạn nên có trong tay ít nhất khoảng 50 - 70 triệu đồng. Số vốn đầu tư này bao gồm tiền nhập hàng, trang trí, quầy kệ, tủ mát, hệ thống làm mát, biển hiệu… và một chút tiền để dư ra làm chi phí dự phòng.
Chủ cửa hàng cần xác định rõ chi phí cần bỏ ra khi bắt đầu kinh doanh
Ngoài ra, nếu thuê cửa hàng, nhân viên bạn cũng mất thêm mỗi tháng chút đỉnh. Mọi chi phí bạn cần phải tính toán hết để định lượng vốn phù hợp với quy mô của cửa hàng.
4. Nghiên cứu thị trường mở cửa hàng trái cây nhập khẩu
Nếu bạn đang có chút vốn khởi nghiệp cùng với niềm đam mê với kinh doanh hoa quả nhập khẩu thì việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trước khi bắt tay vào bán trái cây nhập khẩu là bước rất quan trọng.
Bạn phải nghiên cứu những điều gì? Đó là nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, ít nhất là tại quanh khu vực bạn dự định mở cửa hàng trái cây nhập khẩu. Xem họ có nhiều nhu cầu về sử dụng trái cây nhập khẩu hay không, mối quan tâm vệ sự an toàn vệ sinh thực phẩm ra sao…
Việc nghiên cứu này cần được thực hiện thủ công bằng cách hỏi han hoặc đại trà hơn thì làm phiếu khảo sát. Bạn cũng nên xin thêm đánh giá về chất lượng hoa quả nhập khẩu hoặc nội địa hiện tại như thế nào, loại nào họ ưa chuộng nhất để phân bổ nguồn vốn nhập hàng phù hợp, tránh sau này bị tồn đọng hàng.
Nghiên cứu thị trường để mở cửa hàng trái cây nhập khẩu
Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu các shop bán trái cây nhập khẩu quanh khu vực của mình xem họ thường nhập loại hoa quả nào, giá bán ra sao, phục vụ khách hàng như thế nào… yếu tố tạo nên sự khác biệt cũng như điểm yếu của họ để mình có bước đi tạo lợi thế vững chắc hơn.
Sapo xin nhấn mạnh lại 1 điều rằng, bước nghiên cứu thị trường luôn quan trọng khi bạn muốn bán trái cây nhập khẩu hay là kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. Bạn càng hạn chế về vốn thì càng phải thực hiện bước này một cách chỉn chu và nghiêm túc.
Đồng thời với bước này, bạn nên dành thời gian học cách bảo quản cũng như tìm hiểu thông tin, công dụng của từng loại hoa quả nhập khẩu để xây dựng cho mình những kiến thức đủ đầy để tư vấn cho khách hàng.
5. Tìm nguồn hàng hoa quả nhập khẩu chất lượng ở đâu?
"Nguồn trái cây nhập khẩu nào đáng tin cậy hay tìm nguồn hàng hoa quả nhập ở đâu tốt nhất?" chắc chắn là thắc mắc không của riêng chủ kinh doanh nào. Tại Việt Nam, có không ít các doanh nghiệp chuyên hoa quả nhập khẩu có hệ thống các cửa hàng trên cả nước, có thể kể đến như Klever fruit, Hưng Phát (Hà Nội) hay Tú Phượng, Bình Thuận (TP.HCM)…
Sau những đại lý cấp 1 này, bạn có thể lựa chọn những đại lý cấp 2, cấp 3 nhưng giá đắt hơn là chuyện đương nhiên. Trước khi lựa chọn hợp tác lâu dài, bạn cần khảo giá các nơi cùng ý kiến phản hồi của các khách hàng khác để có được nguồn cung cấp trái cây nhập khẩu chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.
Nguồn cung cấp trái cây nhập khẩu đáng tin cậy và chất lượng
Tại khu chợ Long Biên, các chợ đầu mối cũng có các cửa hàng, gian chợ chuyên bán hoa quả nhập khẩu. Bạn nên đến trực tiếp để khảo giá và xem chất lượng. Trước tiên, bạn cần luôn luôn phải cảnh giác với các nguồn hàng hoa quả nhập khẩu, tránh nhập phải hoa quả Trung Quốc, kém chất lượng.
6. Trang trí, trưng bày cửa hàng hoa quả nhập khẩu
Đối với 1 cửa hàng hoa quả tươi nói chung và shop bán trái cây nhập khẩu nói riêng, việc trang trí, bày biện rất cần sự thoải mái, gần gũi và tràn ngập thiên nhiên, mang lại cho khách hàng cảm giác tin tưởng. Hàng hóa chủ yếu sẽ được bảo quản trong tủ mát, vì thế một cửa hàng cần có khoảng 2-3 tủ mát loại 3 cánh. Trong trường hợp thời điểm bán chạy như dịp Lễ, Tết, hoa quả có thể đóng khay bày ra ngoài kệ để khách hàng tới mua tiện hơn.
Mở cửa hàng trái cây nhập khẩu cần chuẩn bị những gì?
Tuy nhiên, nếu để ra ngoài tủ mát, bạn cần đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phải luôn thích hợp để bảo quản. Đồng thời, trong quá trình bán phải thường xuyên kiểm tra chất lượng hoa quả trong tủ, ngoài kệ để kịp thời xử lý nếu có quả bị hư. Tránh tình trạng bán hoa quả đã hư cho khách.
Nếu bạn có điều kiện thì có thể thuê 1 đơn vị thiết kế nội thất cửa shop bán trái cây nhập khẩu chuyên nghiệp để mang lại không gian đẹp và chuyên nghiệp nhất cho cửa hàng của mình.
7. Kinh doanh trái cây nhập khẩu online
Một thị trường tiềm năng hơn bao giờ hết đó là thị trường online. Việc bán và mua hàng đã trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn nhiều khi thương mại điện tử phát triển, người tiêu dùng có thói quen đặt mua hàng trực tuyến thay vì đến cửa hàng mua.
Tuy nhiên, thị trường này “béo bở” nhưng đầy cạnh tranh. Để có thể tạo sức cạnh tranh trên thị trường online đồng thời khẳng định quy mô, uy tín, sự chuyên nghiệp của cửa hàng, bạn có thể nghĩ đến việc thiết kế website bán hàng hoa quả nhập khẩu cho riêng mình hay bán hàng trực tiếp trên các kênh bán hàng online như Facebook.
Với các hình thức bán hàng này, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, cùng với đó là quy tụ mọi thông tin trở thành đầu mối khiến tên tuổi, thương hiệu của bạn có chỗ đứng trên thương trường.
Giao diện Website của một cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu
Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ cả về cửa hàng và nhân lực, trí lực, điều quan trọng thứ yếu đó chính là phong cách phục vụ khách hàng. Đôi khi, khách hàng trung thành với 1 nơi chỉ vì khi đến đó họ thấy mình như đang được ở nhà, giao tiếp với những người thân quen trong gia đình đồng thời họ còn được tư vấn một cách nhiệt tình từ các “chuyên gia dinh dưỡng”.
Đọc thêm: Bí quyết bán hoa quả sạch online đắt hàng như tôm tươi
8. Quản lý bán hàng
Không chỉ riêng các cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu mà bất kỳ một cửa hàng kinh doanh nào cũng có thể gặp các vấn đề về quy trình bán hàng, quản lý hàng hóa hay kiểm soát thông tin khách hàng để giảm thiểu tối đa rủi ro và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Quản lý hàng hóa: Với kinh doanh trái cây nhập khẩu, thời gian nhập hàng, lô, date và xuất xứ của sản phẩm được xem là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một quy trình bán hàng. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm mua hàng mà còn là chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, việc quản lý kho hàng một cách khoa học bằng cách phân loại hàng hóa và kiểm soát với phần mềm quản lý kho hàng theo các tiêu chí cần thiết là yếu tố quan trọng nhất để giảm tồn kho và quản lý sản phẩm hiệu quả.
Quản lý hàng hóa được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh trái cây nhập khẩu
Quản lý thanh toán và bán hàng: Đối với một mô hình kinh doanh chuyên nghiệp mà giá sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, việc sai sót trong quá trình thanh toán là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy cố gắng thiết lập một hệ thống bán hàng dễ dàng quản lý, mà tại đó, những thiết bị thông minh như máy quét mã vạch, phần mềm bán hàng có thể giúp bạn loại bỏ mọi vấn đề trong quá trình thanh toán.
6 cách quản lý cửa hàng hiệu quả cho các shop bán trái cây nhập khẩu
Cách quản lý chính xác doanh thu hàng ngày, tồn kho sản phẩm, đơn hàng bán ra...
👉 XEM NGAY
Quản lý khách hàng: Thị trường kinh doanh trái cây nhập khẩu rất rộng lớn, vì vậy, việc xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng tốt là yếu tố vô cùng quan trọng để giữ chân và đưa khách hàng quay trở lại với cửa hàng của bạn. Không quá phức tạp, hãy chỉ tập trung vào các chương trình ưu đãi, cải thiện trải nghiệm và chăm sóc khách hàng thường xuyên và việc quản lý thông tin khách hàng, một phần mềm bán hàng thông minh hoàn toàn có thể giúp bạn làm được điều đó.
Qua bài viết này hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm mở cửa hàng trái cây nhập khẩu, cũng như là nguồn trái cây nhập khẩu đáng tin cậy để đem đến cho những vị khách của mình một chất lượng tốt nhất.