Bí quyết kinh doanh sữa chua trân châu cho người mới bắt đầu

Kinh doanh sữa chua trân châu là một trong những lĩnh vực hot được nhiều người đầu tư bởi đặc điểm đơn giản, vốn thấp và phù hợp với đối tượng khách hàng đa dạng.

Chính vì thế chỉ trong thời gian ngắn số lượng cửa hàng sữa chua mở ra mỗi ngày lên tới hàng nghìn quán, mặc dù mọc lên san sát nhưng vẫn rất đông đúc và hoạt động ổn định.

Vậy trong tương lai mô hình kinh doanh này có còn được ưa chuộng và là vùng đất màu mỡ cho bạn đầu tư? Cùng Sapo Blog phân tích và đúc rút những kinh nghiệm mở quán sữa chua trân châu nhé.

1. Thị trường kinh doanh sữa chua trân châu hiện nay

Sữa chua trân châu được đánh giá là món ăn ngon, vừa quen vừa lạ và phù hợp với khẩu vị của đa dạng khách hàng từ người già tới trẻ nhỏ. Chính vì thế quy mô thị trường của mô hình này vô cùng rộng lớn, có thể dễ dàng tiếp cận tập khách hàng tiềm năng ở bất cứ đâu. 

Nhờ những lợi thế nhất định, mô hình này được nhân rộng với tốc độ trung bình 200 cửa hàng mọc lên mỗi ngày, thuộc các thương hiệu khác nhau và nổi tiếng nhất là thương hiệu sữa chua trân châu Hạ Long.

Chuỗi cửa hàng này xuất hiện trên thị trường từ cuối năm 2019 và phát triển dựa trên mô hình nhượng quyền, hiện nay đã có hơn 130 cửa hàng khắp cả nước và ghi nhận kết quả doanh thu tăng trưởng ổn định.

Theo ghi nhận tại nhiều cửa hàng thì doanh thu bình quân trên dưới 300 triệu/tháng, tỷ lệ lợi nhuận chiếm 40 đến 50%. Chính vì thế nếu bỏ ra 600 triệu để đầu tư kinh doanh nhượng quyền thì có thể thu hồi vốn trong vòng 3 đến 5 tháng, rất đáng để tin tưởng.

Nhìn vào thị trường kinh doanh sữa chua trân châu hiện nay có thể thấy mặc dù đã đi qua hơn 1 năm hình thành và phát triển, mô hình này vẫn có lượng khách hàng ổn định nhờ đặc điểm sữa chua là món ăn có lợi cho sức khỏe, làm từ các thành phần đơn giản, không tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn vệ sinh như trà sữa hay trà chanh.

Kết hợp với khả năng thu hồi vốn nhanh, sữa chua trân châu sẽ tiếp tục là vùng đất hứa hẹn mang đến mùa thu hoạch bội thu cho những nhà đầu tư trong tương lai.

Tuy nhiên, cùng đi vào phân tích những ưu nhược điểm khi mở quán sữa chua trân châu để nhìn thấy bức tranh tổng thể rõ ràng hơn trước khi quyết định kinh doanh nhé bạn.

kinh doanh sữa chua trân châu

Kinh nghiệm mở quán sữa chua trân châu cho người mới

2. Ưu nhược điểm khi kinh doanh sữa chua trân châu

2.1 Ưu điểm mở quán sữa chua trân châu

  • Sữa chua có lợi cho sức khỏe: Đặc điểm của món ăn này là sử dụng sữa chua ăn kèm với các loại hoa quả, thạch, nếp cẩm và trân châu, có lợi cho đường ruột và được làm từ các thành phần đơn giản. Chính vì thế tạo thiện cảm trong mắt người tiêu dùng, được đánh giá là tiềm ẩn ít nguy cơ thiếu an toàn vệ sinh hơn trà sữa hay các loại trà chanh khác. 
  • Sữa chua phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng: Trẻ nhỏ cho tới người già, người đi làm đều có thể ăn sữa chua mỗi ngày bởi đặc điểm dễ ăn và có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế khi cần một điểm tụ tập bạn bè để trò chuyện, hoặc trong chuyến đi chơi với gia đình đều có thể ghé qua các quán sữa chua để nghỉ chân, đảm bảo món ăn đều được các thành viên ưa thích. 
  • Giá bình dân: Trong khi nhiều loại trà sữa có giá tới 50.000đ thì sữa chua trân châu chỉ giao động từ 25.000đ đến 35.000đ tùy theo loại topping ăn kèm. Chính vì thế đây là lựa chọn vừa tiết kiệm lại an toàn cho sức khỏe, tạo cảm giác an tâm cho người dùng.
  • Món ăn dễ làm, dễ bảo quản: Những món ăn tại quán chủ yếu được làm từ sữa chua ăn kèm với các loại thạch, trái cây, trân châu nên rất dễ làm, công thức không phức tạp, có thể sử dụng topping làm sẵn và bảo quản dễ dàng bằng tủ đông.
  • Chi phí đầu tư thấp: Chi phí nhượng quyền mỗi quán sữa chua trân châu hiện nay chỉ khoảng 35 đến 50 triệu đồng, cộng thêm chi phí mở quán, thiết kế rơi vào tổng 600 triệu đồng nên phù hợp với ngân sách của nhiều người.

ưu điểm kinh doanh sữa chua trân châu

Ưu điểm khi mở quán sữa chua trân châu có thể bạn chưa biết

2.2 Nhược điểm kinh doanh sữa chua trân châu

  • Sữa chua trân châu có thể tự làm tại nhà dễ dàng: Nếu thèm một cốc trà sữa thì bắt buộc phải đặt mua tại quán bởi công thức làm phức tạp và đôi khi nguyên liệu trà sữa không để được lâu. Tuy nhiên cách làm sữa chua trân châu khá đơn giản, bảo quản trong tủ đông là đã có thể lấy ra ăn dần. Ngoài ra cũng có thể tự chuẩn bị trân châu và làm các loại hoa quả ăn kèm vô cùng tiện lợi. Chính vì thế khách hàng sau khi ăn vài lần có thể học làm theo và tự chế biến phục vụ tại nhà mà không phải ra quán.
  • Canh tranh cao: Bởi mô hình này có chi phí nhượng quyền thấp, chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn nên có hàng trăm quán sữa chua trân châu mọc lên mỗi ngày. Điều này làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, bắt buộc bạn phải chuẩn bị sẵn những lợi thế khác biệt để thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Nếu không có sẵn những lợi thế ban đầu thì rất dễ bị đào thải bởi không thể thu hồi vốn và tiếp tục đi vào đà thua lỗ.

nhược điểm khi mở quán sữa chua trân châu

Nhược điểm khi kinh doanh sữa chua trân châu là gì?

3. Nên mở quán sữa chua trân châu nhượng quyền không?

Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền có lợi ích rõ rệt là bạn được hưởng tập khách hàng sẵn có của thương hiệu. Ví dụ khách hàng sống tại Hà Nội đã từng yêu thích sữa chua của thương hiệu ABC thì dù đi đâu họ cũng sẽ chọn thương hiệu đó thay vì những cái tên khác.

Vô hình chung bạn sẽ được lợi từ các chương trình marketing, quảng cáo của thương hiệu nhượng quyền và có sẵn một tập khách hàng ổn định ngay từ ngày đầu khai trương.

Bên cạnh đó nếu mua nhượng quyền bạn sẽ được công ty mẹ hướng dẫn setup quán, đào tạo nhân viên, dạy pha chế, lên menu, giá một cách bài bản. Đây được coi là công thức thành công dành cho tất cả cửa hàng nhượng quyền sữa chua trân châu giúp bạn có thể sẽ nắm chắc phần thắng trong tay.

Tuy nhiên, vì các cửa hàng mọc lên đầu giống nhau về mọi thứ - trừ vị trí kinh doanh nên những nơi có vị trí đẹp thường hút khách hơn. Ngược lại nếu bạn không thể tìm cho mình một chỗ đứng tốt thì rất có thể sớm bị đào thải trên thị trường.

Ngoài ra, nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh sữa chua trân châu tốt hơn, xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình, có sẵn kế hoạch triển khai cụ thể, nắm chắc công thức pha chế thì nên tự xây dựng thương hiệu riêng cho mình.

Chỉ như vậy mới có thể tự do thay đổi chiến lược kinh doanh về giá, marketing, thiết kế quán để thu thú khách hàng. Hãy cân nhắc để chọn cho mình hướng đi phù hợp nhé bạn.

mở quán sữa chua trân châu nhượng quyền

Có nên kinh doanh sữa chua trân châu nhượng quyền không?

4. Những yếu tố quan trọng khi kinh doanh sữa chua trân châu

Vị trí cửa hàng: Đây là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công của một quán sữa chua trân châu bởi với đặc điểm đồ uống các nơi đều như nhau, không gian tương tự, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thì vị trí đắc địa sẽ tạo lợi thế vô cùng lớn. 

Không gian quán: Khách hàng không chỉ tới quán để ăn sữa chua mà còn để có không gian tán gẫu với bạn bè, trò chuyện cùng người thân, đồng nghiệp. Thế nên cần thiết kế không gian quán rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất.

Menu đa dạng: Vì sữa chua rất dễ kết hợp với các loại topping khác nhau nên hãy cố gắng đa dạng hóa nhất có thể nhé. Nếu có thể hãy bổ sung thêm các món ăn vặt như bánh tráng trộn, hướng dương, khô gà, bánh mì vào menu để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và ăn ngon hơn khi kết hợp cùng sữa chua.

Chất lượng sản phẩm: Không ít khách hàng lựa chọn sữa chua trân châu thay vì trà sữa, trà chanh vì tin tưởng về độ an toàn, có ích cho sức khỏe của sản phẩm này.

Thế nên hãy cố gắng bảo quản thực phẩm đúng cách, tối ưu khâu chế biến để có chất lượng ổn định nhé. Chỉ một lần cảm thấy nghi ngờ về chất lượng cũng khiến khách hàng quay lưng ngay lập tức.

Marketing, quảng cáo: Kể cả khi bạn kinh doanh nhượng quyền thì cũng đừng quên đánh bóng tên tuổi cho quán của mình qua các kênh marketing hiệu quả như facebook, youtube hay đơn giản là tạo sự thu hút bằng chương trình khuyến mãi.

Nhiều quán sữa chua trân châu đã tạo ra các chương trình marketing hướng tới đối tượng là dân công sở, họ yêu thích những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe, giá tốt nên có thể tặng mã giảm giá khi đặt hàng trên 10 xuất sữa chua, hoặc giảm giá riêng cho những order tại địa chỉ tòa nhà văn phòng gần quán, hiệu quả rất tốt đó. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể mở gian hàng trên các app ship đồ ăn để tiếp cận tập khách hàng lớn hơn, quảng bá thương hiệu, tăng doanh thu. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây để có thể tối ưu hóa bán hàng trên các app này:

Đọc thêm: Top 7 ứng dụng ship đồ ăn giúp quán của bạn tăng doanh thu nhanh chóng

Chất lượng dịch vụ: Kinh doanh sữa chua trân châu chưa bao giờ hết hot, đặc biệt trong dịp hè nên vào buổi tối số lượng khách kéo tới rất đông. Chính vì thế nếu không chăm sóc tốt rất có thể gây mất thiện cảm với khách hàng, họ sẽ kéo tới quán khác vào lần sau thay vì quán của bạn. 

kinh nghiệm mở quán sữa chua trân châu

Chú ý những gì khi mở quán sữa chua trân châu?

Hầu hết các quán hiện nay đều đang sử dụng phần mềm quản lý quán cafe, quán sữa chua trân châu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ với các ưu điểm như sau:

  • Hỗ trợ order tại bàn: Nhân viên có thể order cho khách tại bàn trên ipad, điện thoại, ghi lại thông tin gọi món chính xác, chuyển trực tiếp tới quầy pha chế mà không cần phải di chuyển.
  • Hỗ trợ thanh toán nhanh: Phần mềm hỗ trợ tự động tính tổng hóa đơn ngay khi khách vừa hoàn tất order, tự động in hóa đơn và thanh toán nhanh quá nhiều hình thức như tiền mặt, thẻ, QR code.
  • Hỗ trợ quản lý doanh thu chi tiết: Phần mềm cung cấp các báo cáo thu chi được trình bày dưới dạng biểu đồ trực quan giúp chủ quán dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của quán mà không cần thường xuyên túc trực, tránh sai sót và tiết kiệm thời gian tối đa.
  • Quản lý nguyên vật liệu: Nhìn vào phần mềm có thể thấy ngay lượng tiêu thụ nguyên vật liệu mỗi ngày, lượng tồn kho với từng mặt hàng và cảnh báo về những mặt hàng sắp đến hạn, sắp hết. Từ đó chủ quán có thể đưa ra quyết định điều chỉnh, bổ sung nguyên vật liệu kịp thời.

Quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu chuyên nghiệp với Sapo
arrow Dùng thử miễn phí

Kinh doanh sữa chua trân châu là mô hình còn tiếp tục phát triển trong tương lai nên nếu bạn có ý tưởng đầu tư thì hãy ghi nhớ những lưu ý trên đây để nâng cao năng lực cạnh tranh nhé.

Hy vọng những kinh nghiệm mở quán sữa chua trân châu này sẽ giúp chuẩn bị tốt cho quá trình kinh doanh thuận lợi. Chúc bạn thành công.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM