"Bảo mật website là gì?" là thắc mắc vô cùng quen thuộc đối với những người đã và đang trong giai đoạn thiết kế website bán hàng. Để khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề bảo mật trang web, hãy cùng Blog Sapo tìm hiểu rõ hơn bảo mật website là gì và 3 cách bảo mật hiệu quả cho trang web của bạn.
1. Bảo mật website là gì?
Bảo mật website là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản, bảo mật website là một nhiệm vụ, chức năng vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn cho trang web trong quá trình vận hành và sử dụng.
Để một website vận hành trơn tru, tránh được các cuộc tấn công của hacker cũng như các tác động xấu làm rò rỉ thông tin người dùng trên website, các nhà quản trị web cần xây dựng hệ thống bảo mật cũng như kiểm tra tình trạng bảo mật của website định kỳ.
Bảo mật website là gì?
2. Vì sao cần bảo mật website?
Cho dù website của bạn có nhiều dữ liệu quan trọng hay không, thì sự cố bị các hacker "ghé thăm" là điều không thể nói trước. Một trang web bị tấn công lớp bảo mật có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc:
- Website đánh mất dữ liệu, rò rỉ thông tin cá nhân khách hàng hoặc thông tin của chính doanh nghiệp (chiến lược kinh doanh, bí mật doanh nghiệp, thông tin nhân sự…)
- Mất quyền quản trị website, hoạt động kinh doanh trực tuyến trên trang web bị gián đoạn
- Ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng SEO của website
- Không thể tiếp tục các chiến dịch quảng cáo có liên kết với website
- Đánh mất uy tín, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của doanh nghiệp
…
3. Các phương pháp bảo mật website hiệu quả
3.1 Cài đặt bảo mật và phân quyền tài khoản quản trị website
- Tăng cường mức độ bảo mật khi cấp mật khẩu cho quản trị viên website
Đối với các mật khẩu đơn giản, hacker sẽ rất dễ dàng dò tìm ra chúng và đoạt quyền quản trị website của bạn. Hãy tạo ra các mật khẩu mạnh để tránh tạo ra các lỗ hổng trong phần bảo mật mật khẩu quản trị.
Như thế nào là một mật khẩu mạnh? Thông thường, những mật khẩu mạnh thường được kết hợp đồng thời các ký tự số, ký tự chữ, ký tự viết hoa, ký tự đặc biệt và được thay đổi định kỳ.
Lưu ý, bạn không nên sử dụng một mật khẩu quen thuộc nào đó dùng chung cho nhiều tài khoản (gmail, ngân hàng, tài khoản mạng xã hội…)
Tăng cường độ bảo mật cho mật khẩu đăng nhập quản trị website
- Giới hạn số lần nhập mật khẩu
Để tránh trường hợp những người có ý đồ xấu muốn hack quyền quản trị trang web của bạn bằng cách dò mật khẩu thủ công, bạn nên đặt tính năng giới hạn số lần nhập mật khẩu.
Chẳng hạn như khi ai đó đăng nhập sai quá 5 lần, tính năng đăng nhập quản trị sẽ tạm thời bị khóa. Đây là một trong những cách khiến các hacker gặp “khó nhằn” khi dò tìm mật khẩu quản trị website của bạn.
- Thay đường link trang đăng nhập quản trị website
Một trong những cách đơn giản nhưng khá hiệu quả để phòng tránh các hacker đánh cắp quyền admin website của bạn, đó là thay đổi địa chỉ url đăng nhập trang quản trị.
Thông thường, các đường link đăng nhập quản trị website có cấu trúc mặc định dạng domain/wp-admin (wordpress); domain/admin (Sapo Web), administrator/index.php (Joomla)... Khi bạn thay đổi địa chỉ đăng nhập khác với cấu trúc mặc định ban đầu của từng nền tảng website, hiệu quả sẽ tương đương như việc bạn vừa tạo thêm một lớp bảo mật cho trang web.
- Cấp quyền hạn hợp lý cho các tài khoản quản trị web
Trong thực tế, để mỗi website vận hành trơn tru thường cần sự tham gia của rất nhiều người với các vai trò khác nhau, từ việc sản xuất nội dung cho đến việc check kỹ thuật (code). Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phân quyền hợp lý cho từng người tham gia theo vai trò nhất định để hạn chế những sự “can thiệp không cần thiết”.
Các tài khoản quản trị được phân quyền theo từng vai trò khác nhau, tương ứng với các quyền hạn nhất định, để tránh sự hỗn loạn và khó kiểm soát trong quá trình quản trị website chung.
Phân quyền quản trị website hợp lý
Đối với các tài khoản quản trị của nhân viên đã nghỉ việc hoặc mang thông tin lạ, hãy xóa những tài khoản đó trong thời gian sớm nhất.
3.2 Bảo mật website với chứng chỉ SSL/HTTPS
Giao thức bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn an ninh công nghệ uy tín nhất hiện nay. Tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng được riêng tư và trọn vẹn.
Khi website của doanh nghiệp được cài đặt chứng chỉ SSL, điều này chứng minh rằng khách hàng có thể an tâm và tin cậy vào tính bảo mật của website khi truy cập; đảm bảo mọi thông tin, dữ liệu trao đổi giữa website và khách hàng đã được mã hóa, tránh nguy cơ bị đánh cắp hoặc can thiệp xấu.
Website được cài đặt chứng chỉ SSL có thể dùng giao thức HTTPS để thiết lập kênh kết nối an toàn tới máy chủ (server). HTTPS đảm bảo với người dùng rằng họ đang tương tác với website một cách riêng tư và an toàn. Tin tặc sẽ không thể chặn, thay đổi nội dung mà khách hàng đang xem hay bắt chước các thao tác đăng nhập của khách trên website khi sử dụng kết nối HTTPS.
Tìm hiểu thêm thông tin về SSL tại đây.
Lưu ý: Khi bạn truy cập một trang web, nếu truy cập từ HTTPS thì có nghĩa là kết nối đó đang được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL. Về mặt bản chất, SSL và HTTPS là 2 công nghệ bảo mật đi đôi với nhau mà không thể tách rời.
Bảo mật website với chứng chỉ SSL/HTTPS
Hiện nay Sapo Web là một trong những đơn vị thiết kế website uy tín hỗ trợ cài đặt miễn phí HTTPS và SSL theo tiêu chuẩn quốc tế cho các website khách hàng. Mọi thông tin, dữ liệu trên website của khách hàng sẽ được bảo vệ bởi hàng rào bảo mật kiến cố, tránh được nguy cơ tấn công của virus, hacker.
3.3 Chống mã độc và virus cho website
Virus hay các mã độc đều là mối nguy hại đối với website bạn đang vận hành. Việc quét virus thường xuyên và định kỳ cho trang web là một biện pháp mà bất kỳ cá nhân/ doanh nghiệp nào cũng có thể chủ động thực hiện để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật của website.
3.4 Thường xuyên cập nhật nền tảng website
Các nền tảng website thường cung cấp bản update/ nâng cấp định kỳ không chỉ với mục đích bổ sung tính năng mới, mà còn tạo ra các bản “fix lỗi”, nâng cấp bảo mật, “vá” các lỗ hổng (nếu có)... Chính vì thế, để đảm bảo tính an toàn cho trang web, bạn hãy coi việc cập nhật website là một việc làm “thiết yếu”.
3.5 Bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công DDoS
DDoS là các cuộc tấn công sử dụng nhiều máy tính vệ tinh tấn công thẳng vào máy chủ với mục đích làm quá tải server, làm gián đoạn việc truyền tải thông tin, ảnh hưởng tới chất lượng kết nối và khả năng truy cập vào website của bạn.
Các cuộc tấn công DDoS tuy không đánh cắp dữ liệu hay phá hỏng cấu trúc của trang web nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều hệ quả xấu gây khó khăn, bất lợi cho người quản trị website. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước kế hoạch ngăn chặn cũng như xử lý kịp thời trước các cuộc tấn công DDoS này.
- Sử dụng tường lửa bảo vệ web
Tường lửa website (Web Application Firewall – WAF) là một lớp phòng thủ hiệu quả, giúp máy chủ web tránh khỏi những hình thức tấn công phổ biến như XSS, SQL injection, Buffer Overflow, hay DDoS.
Nhiệm vụ của hệ thống tường lửa website là sàng lọc và phân loại các luồng traffic vào website. Từ đó phát hiện và ngăn chặn các luồng traffic được cho là độc hại. Đây là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công từ chối truy cập.
- Bổ sung băng thông dự phòng
Có thể bạn chưa biết: Băng thông là gì? Làm sao để kiểm tra băng thông website chính xác
Sử dụng băng thông rộng hơn mức bạn cần có thể đáp ứng các đột biến bất ngờ trong lưu lượng truy cập. Các đột biến có thể xuất hiện sau một chiến dịch quảng cáo, một chương trình khuyến mãi, sự kiện marketing hoặc truyền thông đặc biệt nào đó.
Lưu ý, cho dù băng thông bạn sử dụng cho website của mình rộng gấp 100% hay thậm chí 500% so với nhu cầu thực tế cũng không chắc chắn sẽ ngăn chặn được một cuộc tấn công DDoS. Tuy nhiên nó có thể cho bạn thêm thời gian để hành động trước khi máy chủ bị quá tải.
- Check downtime cho website
Downtime là khoảng thời gian website không khả dụng với người truy cập. Downtime xảy ra có thể do trang web của bạn bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), web bị quá tải, hoặc có vấn đề xảy ra với dịch vụ Hosting/ nền tảng web mà bạn đang sử dụng. Một website cần tối ưu để đạt tối đa uptime, giảm thiểu downtime.
Thường xuyên kiểm tra và tối ưu downtime của website
Một trong những phần mềm giám sát downtime được sử dụng miễn phí nhưng khá hiệu quả đó là Uptime Robot. Tuy nhiên tài khoản miễn phí chỉ giúp bạn cảnh báo 5 phút/1 lần. Để có tần suất kiểm tra downtime cao hơn, bạn cần trả phí để nâng cấp phiên bản với nhiều tính năng hơn.
3.6 Cẩn thận với các thông báo lỗi
Các thông báo lỗi về website bạn cung cấp cho người dùng không phải lúc nào cũng “an toàn” đối với trang web. Chỉ cung cấp các lỗi tối thiểu cơ bản, đảm bảo chúng không làm rò rỉ các thông tin mật của server (mật khẩu, dữ liệu,...).
Hạn chế cung cấp chi tiết về thông báo lỗi của website vì điều này có thể làm các cuộc tấn công bảo mật website SQL injection được thực hiện dễ dàng hơn. Hãy lưu trữ các chi tiết lỗi trong nhật ký máy chủ, và chỉ hiển thị cho người dùng những thông tin cần thiết đối với họ.
3.7 Xét duyệt khi upload file lên trang web
Các hành động tải file bất kỳ (thậm chí là thay đổi ảnh đại diện) đều có thể mang lại rủi ro về vấn đề bảo mật cho website của bạn.
Mỗi file được upload lên website đều có thể tiềm tàng những dòng mã độc mà bạn không thể dễ dàng nhận biết. Chính vì vậy, hãy kiểm tra và xét duyệt cẩn thận mỗi khi bạn upload file lên trang web. Với các tệp có đuôi khó xác định bởi những định dạng lạ, dung lượng lớn, tốt nhất bạn không nên up chúng.
Hãy cẩn thận với các file khi up lên website
3.8 Tự động tạo các bản sao lưu định kỳ
Trong quá trình vận hành website, có không ít những sự cố xảy ra khiến website của bạn bị mất dữ liệu và không thể kịp thời khôi phục lại. Nguyên nhân có thể do các cuộc tấn công bảo mật website, virus hoặc nguồn điện trục trặc... Và hiển nhiên, một bản sao lưu (backup) dữ liệu website sẽ là giải pháp hữu hiệu cho bạn trong những trường hợp này.
Bạn có thể lựa chọn phần mềm/ ứng dụng hỗ trợ sao lưu website định kỳ với mức giá và tính năng phù hợp. Một trong những công cụ hỗ trợ website tự động tạo các bản sao lưu định kỳ hiệu quả, bạn có thể tham khảo ứng dụng Sao lưu dữ liệu trên nền tảng website Sapo Web nhé.
4. Các công cụ bảo mật website hiệu quả
Một khi đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo mật trang web, hãy tiến hành thử nghiệm và kiểm tra các lỗ hổng bảo mật cho website của bạn.
Cách hiệu quả nhất để thực hiện việc này là thông qua sử dụng một số công cụ bảo mật trang web.
Một số công cụ miễn phí bạn có thể tìm hiểu như:
- SecurityHeaders.io: Công cụ kiểm tra và báo cáo bảo mật website trực tuyến miễn phí (có thể kiểm tra cấu hình của một tên miền chính xác, CSP và HSTS đã bật…).
- Netsparker: Công cụ phát hiện lỗ hổng bảo mật tự động, có thể phát hiện các lỗ hổng website cơ bản như SQL Injection, Cross-site Scripting (XSS), File Inclusion... (có cả phiên bản miễn phí và trả phí)
- OpenVAS: Chương trình quét mã bảo mật mã nguồn mở tiên tiến nhất cho việc kiểm tra các lỗ hổng website. Tuy nhiên chương trình này có nhược điểm là rất khó thiết lập.
- OWASP Xenotix XSS Exploit Framework: Công cụ thử nghiệm xâm nhập để phát hiện và khai thác lỗ hổng XSS trong ứng dụng web.
...
Với các công cụ kiểm tra và báo cáo lỗ hổng website, bạn có thể nắm được những vấn đề/ nguy cơ tiềm tàng về bảo mật trang web để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng thủ hữu hiệu.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo website - Cách lập trang web từ A - Z
Tổng kết:
Qua bài viết chủ đề "bảo mật website là gì" có lẽ bạn đã hiểu việc chờ đợi trang web của mình bị hacker tấn công, đánh mất dữ liệu rồi mới thực hiện các công tác bảo mật website là một biện pháp không hiệu quả.
Do đó nếu bạn thực sự coi trọng và muốn an tâm khai thác tốt hiệu quả kinh doanh trên kênh website online, cách đơn giản nhất là ngay từ khi tạo website bán hàng, hãy lựa chọn công ty thiết kế web uy tín để giúp bạn xây dựng hệ thống bảo mật trang web kiên cố từ đầu.
Điều này có thể giúp bạn hạn chế tối đa các lỗ hổng bảo mật trong quá trình vận hành và kinh doanh online trên nền tảng website.
Hiện nay Sapo Web là một trong những đơn vị thiết kế web uy tín hỗ trợ cài đặt miễn phí bảo mật HTTPS và SSL theo tiêu chuẩn quốc tế cho các website khách hàng. Mọi thông tin, dữ liệu trên site của bạn sẽ được bảo vệ bởi hàng rào bảo mật kiến cố, tránh được nguy cơ tấn công của virus, hacker.
Bên cạnh đó, server của Sapo Web được update và nâng cấp định kỳ, giúp các doanh nghiệp/chủ shop không chỉ được tiếp cận với nhiều tính năng website mới ưu việt, mà còn được cảnh báo và hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến bảo mật trang web an toàn. Bạn sẽ không cần lo âu, mất thời gian hay chi phí với các vấn đề bảo mật khi sử dụng nền tảng website của Sapo.
Chỉ cần bỏ ra 5s để đăng ký thông tin tại form đăng ký dưới đây, đội ngũ tư vấn viên của Sapo Web sẽ hỗ trợ bạn tạo một website thử nghiệm hoàn toàn miễn phí trong thời gian 7 ngày dùng thử.
Sau thời gian trải nghiệm, nếu bạn quan tâm và muốn sử dụng dịch vụ thiết kế web của Sapo lâu dài chỉ với mức phí từ 499,000đ/ tháng, bạn có thể liên lạc để ký hợp đồng chính thức với chúng tôi.