Bandwidth hay còn được gọi là băng thông là một trong những thuật ngữ quen thuộc xuất hiện trong quá trình thiết kế website. Nếu bạn đang thắc mắc băng thông là gì và cách kiểm tra băng thông website như nào hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Sapo.vn để tìm cho mình những đáp án phù hợp nhất.
1. Băng thông là gì?
Có khi nào bạn để ý thấy một điều rằng, cùng 1 thời điểm nhưng khi bạn vào một website A tốc độ tải trang và thực hiện các tác vụ sẽ nhanh hơn website B hay không? Và đó chính là ví dụ giúp bạn dễ hình dung một cách đơn giản về băng thông (bandwidth).
Băng thông chính là tốc độ tải trang, truyền tải thông tin của một trang web trong một giây. Hiểu một cách đơn giản hơn thì băng thông chính là số lượng dữ liệu tối đa trang web của bạn có thể truyền tải mỗi tháng đến với tất cả người truy cập. Đơn vị của băng thông là bit trên giây (bps). Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, băng thông của các mạng máy tính có thể đạt hàng triệu, có khi là hàng tỷ bit trên giây.
2. Các dạng băng thông thường gặp là gì?
Để đáp ứng được tất cả mục đích và nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp, băng thông được chia thành hai dạng chính đó là theo phạm vi sử dụng và theo dung lượng sử dụng, cụ thể như sau:
2.1 Băng thông theo phạm vi sử dụng
- Bandwidth quốc tế: Thường được sử dụng để trao đổi thông tin dữ liệu giữa các máy chủ trên nhiều quốc gia khác nhau. Điều này hỗ trợ người dùng có thể truy cập những trang web nước ngoài một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Thế nhưng với băng thông quốc tế, bạn cần hết sức lưu ý vì mỗi khi cáp quốc tế bị đứt, tốc độ load các trang web nước ngoài chậm rất nhiều thậm chí còn không thể truy cập được.
- Bandwidth trong nước: Ngược lại với băng thông quốc tế, băng thông trong nước sử dụng để trao đổi thông tin dữ liệu giữa các máy chủ trong nước với nhau. Thông thường mọi người sẽ sử dụng băng thông trong nước để truy cập vào các mạng nội bộ.
2.2 Băng thông theo dung lượng sử dụng
- Bandwidth được cam kết: Với dạng băng thông này người dùng sẽ được cung cấp dung lượng băng thông nhất định để trải nghiệm thử. Sau khi sử dụng hết dung lượng bạn cần gia hạn băng thông để sử dụng tiếp nếu không băng thông sẽ tự dừng kết nối.
- Bandwidth riêng: Bạn sẽ là người trả phí cho dung lượng băng thông mà bạn muốn sử dụng và không chia sẻ với ai hết.
- Bandwidth được chia sẻ: Băng thông này có thể được sử dụng cho nhiều máy chủ chia sẻ khác nhau để hạn chế tối đa tình trang bị đơ, lag.
3. Mối liên hệ của băng thông với website và SEO
Không phải vô tình mà băng thông lại trở thành một trong những yếu tố rất được quan tâm trong quá trình thiết kế website và vận hành web sau này. Bandwidth không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến website mà ngay cả với SEO, bandwidth cũng đóng vai trò không nhỏ đến chất lượng kết quả, cụ thể:
3.1 Đối với website
Như đã nói ở trên, băng thông chính là dung lượng truyền tải dữ liệu từ website đến người dùng trong khoảng thời gian nhất định. Dung lượng cao hay thấp phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn lựa chọn. Trong quá trình vận hành website, một trang web có giới hạn băng thông càng lớn càng đường truyền dữ liệu đến người dùng càng tốt. Ngược lại giới hạn băng thông thấp sẽ nhanh gặp tình trạng hết băng thông điều này khiến người truy cập không thể vào được trang web.
Chính vì vậy, băng thông được coi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trang web cũng như những trải nghiệm của người dùng trên website của bạn. Băng thông cao sẽ giúp đường truyền của khách hàng nhanh, không ngắt quãng. Tất cả những tác vụ trên website của khách hàng sau đó cũng được xử lý tốt hơn, đảm bảo lượng lớn người truy cập cùng một lúc cũng không gặp tình trạng tắc nghẽn, đơ lag.
3.2 Đối với SEO
Bất cứ điều gì thay đổi trên website cũng đều ảnh hưởng đến SEO và băng thông cũng không phải ngoại lệ. Một trang web được trang bị dung lượng băng thông rộng sẽ giúp khách hàng truy cập trang tốc độ hơn. Tất cả hình ảnh, văn bản, video cũng được load một cách nhanh chóng để không gián đoạn trải nghiệm của khách hàng.
Khách hàng có càng nhiều trải nghiệm tích cực trên trang web của bạn sẽ càng được Google ghi nhận và đánh giá cao hơn. Và đây chính là một trong những cách ghi điểm cực kì ấn tượng đối với các công cụ tìm kiếm giúp cải thiện thứ hạng website tốt hơn. Bandwidth cũng chính là một trong những cách tăng tỷ lệ time-on-site và gia tăng chất lượng chuyển đổi được các SEOer quan tâm rất nhiều.
Xem thêm: SEO on-page là gì? 10 cách tối ưu SEO on-page giúp website thăng hạng
4. Những đơn vị đo bandwidth
Đầu tiên, bandwidth được đo bằng đơn vị Bit/ giây (bps). Tuy nhiên, công nghệ ngày càng tiến bộ kéo theo chất lượng của băng thông cũng thay đổi, con số gấp rất nhiều so với ban đầu vậy nên đơn vị bps không còn phù hợp với những băng thông lớn như vậy. Bởi thế, ngoài bps, băng thông còn được đo bằng những đơn vị như: Megabit/ giây, Gigabit/ giây, Terabit/ giây, cụ thể:
- Kilobit = 1.000 bits.
- Megabit = 1.000 kilo = 1.000.000 bits.
- Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
- Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.
Ngoài 4 đơn vị đo bandwidth kể trên, sau Terabit còn có những đơn vị thể hiện những con số lớn hơn được xếp theo thứ tự lần lượt là: Petabit/ giây → Extabit/ giây → Zettabit/ giây → Yottabit/ giây và cũng có cách quy đổi giống như những đơn vị trên tức là gấp 10 lần các đơn vị trước đó.
5. Những phần mềm kiểm tra băng thông website
Để biết được dung lượng bandwidth của website là bao nhiêu bạn có thể tham khảo 5 phần mềm đo băng thông hiệu quả dưới đây:
5.1 Phần mềm NetIO-GUI
Phần mềm này sẽ cho bạn kết quả toàn diện thông tin bandwidth của Viettel. VNPT, FPT, hệ thống máy chủ…NetIO-GUI có giao diện được thiết kế đơn giản giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm tra và theo dõi ngay tại máy chủ lẫn máy tính cá nhân. Kết quả của NetIO-GUI được đánh giá là có độ chính xác cao nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào phần mềm này.
5.2 Phần mềm kiểm tra bandwidth PsPing
PsPing là một trong những công cụ ping mạng được phát triển bởi Mark Russinovich. Với phần mềm này, người dùng có thể kiểm tra kết nối mạng và kiểm tra tốc độ xử lý request I/O. Ngoài ra, PsPing còn có khả năng đo băng thông và hiển thị tất cả các kết quả trên màn hình.
5.3 Kiểm tra băng thông website bằng Real Network Monitor
Để có thể đo băng thông bằng phần mềm Real Network Monitor bạn cần phải tải và cài đặt ngay trên máy tính. Ngoài ra, máy tính của bạn cũng cần phải được trang bị sẵn .NET Framework. Phần mềm Real Network Monitor được hoàn toàn miễn phí, không tốn nhiều dung lượng khi cài đặt và có thể tương thích với hệ điều hành windows.
Real Network Monitor sẽ cho bạn một loạt kết quả về tốc độ internet, tốc độ download, upload, dung lượng đã download - upload từ khi sử dụng phần mềm và bạn có thể kiểm tra được băng thông tại phần mềm Real Network Monitor.
5.4 Kiểm tra bandwidth bằng NetStress
Cũng giống như Real Network Monitor, phần mềm NetStress cũng hoàn toàn miễn phí cho người dùng. Sử dụng NetStress bạn có thể biết được tốc độ internet là bao nhiêu? benchmark hiệu năng, cấu hình…và tự động kiểm tra IP người dùng. Điểm đặc biệt của NetStress là các kết quả được biểu thị bằng đồ thị nên bạn có thể dễ dàng theo dõi hơn.
5.5 Phần mềm Lite (LAN Speed Test)
Đây cũng là một trong những phần mềm kiểm tra băng thông website được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất mà không cần cài đặt vào máy. Những tác vụ được thực hiện trên phần mềm này đều đơn giản, dễ hiểu. Tại Lite, bạn có thể kiểm tra tốc độ internet, tốc độ upload và download, thời gian sử dụng internet…. Trong trường hợp cần thiết bạn có thể xuất và in dữ liệu để sử dụng.
Tổng kết
Có thể thấy, Băng thông không chỉ biểu thị tốc độ truyền tải thông tin từ website đến người dùng mà đây còn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ website và kết quả SEO.
Để kiểm tra băng thông bạn có thể tham khảo 5 phần mềm bao gồm: LAN Speed Test, Real Network Monitor, NetIO-GUI, NetStress và Ps Ping. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những phần mềm khác mà bạn biết.
Hy vọng tất cả những thông tin giải đáp băng thông là gì, đơn vị của băng thông và 5 phần mềm kiểm tra băng thông trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ quen thuộc này. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo tại Blog của Sapo.vn!