Trong kinh doanh, mỗi nhà quản lý sẽ có những chiến lược khác nhau, một trong những bí quyết để kinh doanh thành công đó là tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đôi khi, rẽ ngang một lối khác lại là hướng đi đúng đắn nhất thay vì dẫm lên vết xe mà người trước đã đi.
1. Đừng cố cạnh tranh về giá
Rõ ràng, cạnh tranh về giá cả là cuộc đua không có hồi kết, thậm chí nếu không khéo léo trong chiến lược cạnh tranh này, nhiều doanh nghiệp có thể gặp thất bại thảm hại. Vậy tại sao lại không chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hơn là chạy đua với đối thủ để giảm giá sản phẩm đến mức thua lỗ?
Chất lượng sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, chất lượng sản phẩm chính là một trong những chiến lược cạnh tranh cơ bản của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Nhờ chất lượng sản phẩm dịch vụ cao làm tăng danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.
2. Hãy quan tâm đến doanh thu hơn là chi phí
Đẩy mạnh doanh thu sẽ mang lại cho công ty bạn nhiều giá trị hơn là ghìm chi phí xuống. Theo cách đó, tiết kiệm chi phí có thể giúp bạn được phần nào nhưng việc này cũng khó có thể duy trì được lâu. Chẳng hạn như: Có nhiều doanh nghiệp đắn đo việc làm lại logo chỉ vì chi phí bỏ ra quá cao, nhưng đừng nên nghĩ theo hướng đó. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn bỏ ra một số tiền đáng kể trong trường hợp này sẽ kéo theo nhiều hiệu ứng tích cực như việc khách hàng thay đổi cách nhìn về website của bạn bởi logo thu hút, đối tác cảm thấy hài lòng khi làm việc với một công ty có thương hiệu chuyên nghiệp…Chỉ với việc tiết kiệm một khoản phí nhỏ trước mắt thôi cũng có thể khiến cho công việc kinh doanh của bạn gặp nhiều khó khăn và hạn chế sự phát triển, và những thiệt hại mà nó đem lại cho bạn thường kéo dài ngoài sức tưởng tượng.
3. Tự tạo ra thị trường cho sản phẩm của bạn
Trong kinh doanh, một nguyên tắc thường nghe thấy đó là “Hãy bán thứ mà thị trường cần”. Nhưng có những lúc “Người tiêu dùng còn chẳng biết họ muốn gì ” thì việc chúng ta tạo ra sản phẩm sẽ khiến hình thành thị trường tiêu thụ mới. Quan điểm này xuất hiện trong cách làm việc của Steve Jobs, ông luôn quan niệm tạo ra thứ gì đó thật hấp dẫn và khác biệt đến mức không thể cưỡng lại được và sau đó nói với thị trường rằng đó là cái họ cần. Ví dụ như khi mọi người đang hài lòng với máy nghe nhạc MP3, Steve tung ra iPod. Ngay lập tức, thiết bị này đã nâng nhu cầu của thị trường lên một cấp bậc mới.
4. Luôn linh động
Chúng ta chỉ nên coi những nguyên tắc giống như chiếc la bàn thay vì coi nó là bản đồ. Nếu bạn đi lạc trong rừng, có la bàn tức là bạn sẽ luôn xác định được hướng đi, cũng tương tự như vậy, coi các nguyên tắc kinh doanh như là một chiếc la bàn thì bạn sẽ luôn có được những chiến lược kinh doanh hướng về một mục tiêu nhất định, trên đường đi, dù bạn có gặp khó khăn gì như đâm vào cây hay rơi xuống vách núi thì bạn vẫn có thể quay về.
Những nguyên tắc luôn mang tính chất định hướng chứ nó không hoàn toàn đúng trọng mọi trường hợp, điều đó đồng nghĩa với việc “nguyên tắc là không còn nguyên tắc nào”. Đôi khi áp dụng một cách khác biệt những nguyên tắc trong kinh doanh sẽ là chiến lược thành công mà bạn có được.
Nhân viên kinh doanh nên làm việc như thế nào cho hiệu quả?