Bởi dịch Covid đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và hoạt động kinh doanh trong suốt quý I vừa qua. Mọi người có thể sẽ phải học thêm kỹ năng quản lý nhà hàng và tìm kiếm những giải pháp mới để vực dậy hoạt động kinh doanh.
Công việc của quản lý cũng không hề nhỏ khi doanh thu nhà hàng sụt giảm nặng nề về vì phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng suốt vài tháng. Để hoạt động kinh doanh phục hồi sau dịch Covid đòi hỏi bạn phải có quyết tâm cao và nắm chắc những kỹ năng quản lý nhà hàng toàn diện.
1. Kỹ năng quản lý nhà hàng trong mùa dịch Covid là gì?
Chưa bao giờ công việc quản lý nhà hàng lại đối mặt với khó khăn nhiều như thời điểm trong mùa dịch Covid. Bởi trước đó người kinh doanh đã phải giải quyết hàng loạt vấn đề như cắt giảm nhân sự, đàm phán giảm giá thuê mặt bằng,... Để phục hồi sau mùa dịch Covid, người kinh doanh cần đề ra chiến lược về quản lý nhân sự.
Các nhân viên nhà hàng là những người đã gắn bó trong một thời gian dài. Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh, họ chấp nhận nghỉ không lương để chờ ngày mở cửa trở lại. Quản lý lúc này cần tính toán xem số lượng nhân viên nhà hàng bao nhiêu là phù hợp? Cân đối người làm ở các bộ phận như nhà bếp, nhân viên oder, thu ngân, bảo vệ,...
Công việc của quản lý sau mùa dịch cũng cần phải quản lý cơ sở vật chất. Nếu cần có thể thiết kế nhà hàng, mua sắm trang thiết bị để nhà hàng có diện mạo mới hiện đại hơn thu hút khách khi mở cửa trở lại. Hệ thống máy bán hàng, phần mềm quản lý nhà hàng cần đảm bảo vận hành tốt để phục vụ tốt nhất.
Quản lý nhà hàng thế nào sau mùa dịch Covid?
Quản lý tài chính hiệu quả cũng rất cần thiết sau mùa dịch. Những người học quản lý không bao giờ bỏ qua các báo cáo thu chi, kế hoạch doanh thu, lợi nhuận,...
Quản lý giỏi là người luôn kiểm soát được chất lượng dịch vụ. Nếu không có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn sẽ khó giữ chân được khách hàng. Vì vậy, cần cải tiến thực đơn, đa dạng, luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,...
2. Học ngay 9 kỹ năng quản lý nhà hàng tốt nhất sau mùa dịch Covid
Quản lý có thể là người bỏ vốn kinh doanh quản lý trực tiếp, hoặc người chủ thuê nhân viên quản lý. Những nhà hàng quy mô nhỏ thường là chủ nhà hàng trực tiếp quản lý. Dù với hình thức nào thì cũng cần có những kỹ năng quản lý nhà hàng thiết thực sau đây để quản lý hiệu quả.
2.1 Kỹ năng lãnh đạo
Quản lý được ví như người thuyền trưởng chỉ huy mọi hoạt động để chèo lái con thuyền vượt qua mọi khó khăn. Thách thức sau dịch Covid càng lớn khi nhu cầu tiêu dùng suy giảm rõ rệt, nhu cầu ăn uống kém đi so với trước. Muốn học quản lý thành công thì không thể không học kỹ năng lãnh đạo.
Kỹ năng lãnh đạo
Người quản lý phải luôn có ý chí quyết đoán để thực hiện các mục tiêu đặt ra, có khả năng giải quyết mọi vấn đề để nhà hàng đạt doanh thu cao nhất. Công việc của quản lý là kiểm soát được mọi hoạt động diễn ra tại nhà hàng của mình. Hơn thế nữa còn là người truyền cảm hứng, tạo động lực làm việc và dẫn dắt toàn bộ nhân viên trong nhà hàng để họ gắn bó và làm việc với tinh thần nỗ lực hết mình.
2.2 Kỹ năng truyền thông
Quản lý nên có kỹ năng truyền thông tốt để truyền đạt mọi thông điệp và triết lý kinh doanh đến tất cả nhân viên nhà hàng. Người học quản lý nhà hàng không nên bỏ qua kỹ năng ngày.
Vì khi bạn giao tiếp tốt với toàn bộ nhân viên nhà hàng sẽ khiến họ cảm thấy được chia sẻ. Nhân viên làm việc nhiệt tình và gắn bó với nhà hàng hơn khi được quản lý lắng nghe. Họ sẽ tự giác làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Người học quản lý không nên bỏ qua kỹ năng truyền thông
Kỹ năng truyền thông không chỉ cần thiết trong quản lý nội bộ mà còn rất cần thiết nếu bạn muốn truyền thông tiếp thị nhà hàng hiệu quả. Công việc của quản lý là xây dựng kế hoạch marketing, các chương trình khuyến mãi, nhận diện thương hiệu nhà hàng,... để thu hút khách đến nhà hàng nhiều hơn. Bạn hãy thử tham khảo chương trình khuyến mãi dành cho các nhà hàng Sapo FnB tặng 30 tháng sử dụng giúp khách hàng vượt bão COVID-19.
Đọc thêm: 15 ý tưởng marketing nhà hàng: Những chiến lược để thành công
2.3 Giải quyết vấn đề và quản lý xung đột
Môi trường làm việc tại nhà hàng dễ căng thẳng vì áp lực cao, kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý xung đột đóng một vai trò quan trọng với người quản lý. Các xung đột xảy ra giữa các nhân viên nhà hàng hoặc nhân viên với khách hàng sẽ ảnh hưởng đến thời gian và năng suất làm việc.
Để trở thành một quản lý chiếm được lòng tin của tất cả nhân viên, bạn cần xây dựng được cho đội ngũ làm việc tinh thần đồng đội. Từ đó sẽ giảm đáng kể các xung đột hay các mâu thuẫn nhỏ không đáng có.
Xử lý xung đột là một kỹ năng quản lý nhà hàng quan trọng
Bí quyết để quản lý nhà hàng giải quyết xung đột thành công là hãy luôn giữ một cái đầu lạnh, lắng nghe cả hai bên và đưa ra một giải pháp công bằng nhất.
Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề giữa nhân viên và khách hàng chỉ là một phần của công việc của quản lý. Quản lý còn phải xử lý các thiếu hụt về nguồn cung cấp thực phẩm hoặc xử lý các tình huống phát sinh cấp bách.
2.4 Luôn có thái độ tích cực
Quản lý là người dẫn dắt mọi hoạt động của tất cả các bộ phận, từ đội nhân viên phục vụ bàn đến nhân viên nhà bếp, kế toán,... Bạn là hình mẫu để mọi người nhìn vào tác phong và tinh thần làm việc. Vì vậy nếu muốn học quản lý thành công thì bạn phải luôn có thái độ tích cực. Từ đó sẽ tạo động lực để toàn bộ nhân viên học theo và làm việc tốt nhất.
Quản lý phải luôn có thái độ tích cực
Người quản lý nên chỉ ra những điểm sáng, điểm tích cực trong hoạt động kinh doanh nhà hàng để đội ngũ nhân viên nhìn vào đó với tinh thần lạc quan, nỗ lực làm việc.
Nói một cách đơn giản, một ông chủ tích cực sẽ tạo ra những nhân viên vui vẻ. Những người lao động hạnh phúc là nền tảng cho sự thành công trong kinh doanh. Công việc của quản lý là xây dựng văn hóa làm việc với sự gắn kết nhiều nhất cho các nhân viên.
Quản lý nên tập trung vào các mặt tích cực, đặc biệt là trong những thời điểm nhiều khó khăn như phục hồi sau dịch Covid. Điều này sẽ giúp truyền cảm hứng khiến nhân viên vui vẻ, làm việc hiệu quả hơn và tăng doanh thu.
Đọc thêm: Cách quản lý bếp nhà hàng tăng hiệu suất công việc
2.5 Chú ý đến chi tiết
Từ ngân sách, lịch trình setup nhà hàng, đến rất nhiều đầu việc khác quản lý đều phải nắm được. Tuy nhiên, quản lý nên theo dõi các chi tiết quan trọng.
Công việc của quản lý là cần kiểm soát được thời gian làm việc của tất cả các bộ phận, quản lý hàng tồn kho. Người quản lý có thể dựa vào các công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý nhà hàng với nhiều tiện ích để giảm bớt thời gian và gia tăng hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng.
Quản lý đừng bỏ qua các chi tiết
Xem thêm:
2.6 Linh hoạt trong quản lý nhà hàng
Kinh doanh nhà hàng sau mùa dịch Covid chắc chắn sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Công việc của quản lý là cần đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp và linh hoạt. Quản lý nhân viên, hàng hóa, marketing nhà hàng,... các công việc này đòi hỏi bạn phải có phương pháp và luôn học quản lý theo các xu hướng mới nhất.
Ví dụ như khi dịch Covid xảy ra, giới kinh doanh có trend “không khách hàng nào bị bỏ lại”, chuyển hướng hoặc kết hợp kinh doanh nhà hàng online. Quản lý giỏi là người nắm bắt nhanh xu hướng này và triển khai một cách thành công.
2.7 Đào tạo nhân viên nhà hàng
Nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều và liên tục thay đổi, do vậy, dịch vụ tại nhà hàng của bạn cũng phải đáp ứng kịp thời. Quản lý hãy tổ chức các buổi học bổ trợ các kỹ năng cho nhân viên các bộ phận.
Hãy để cho nhân viên chia sẻ về các công việc họ yêu thích và những khó khăn họ gặp phải. Từ đó người quản lý có cái nhìn tổng thể và sẽ biết điều chỉnh sao cho phù hợp. Đào tạo cho nhân viên cũng nên nằm trong danh sách ưu tiên trong các công việc của quản lý.
Đào tạo thường xuyên cho nhân viên để trở thành một quản lý được yêu mến
Một lưu ý nữa đối với hiệu quả kinh doanh nhà hàng là ngay từ khi tuyển dụng, bạn nên chọn những nhân viên có kinh nghiệm. Những người đã từng hoạt động trong ngành dịch vụ nhà hàng sẽ là tiêu chí đảm bảo bạn có được đội ngũ nhân viên chất lượng. Do vậy, năng suất và hiệu quả làm việc luôn được đảm bảo.
2.8 Liên tục học hỏi kinh nghiệm
Trau dồi cập nhật kiến thức quản lý là việc bạn nên làm thường xuyên. Học quản lý theo các xu hướng mới sẽ giúp nhà hàng của bạn luôn mới mẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Để trở thành một quản lý thành công, bạn có thể tham gia các khóa học quản trị kinh doanh hoặc nghệ thuật ẩm thực. Nếu bạn đứng ra thuê người quản lý thì ngoài kinh nghiệm làm việc nên tuyển chọn những người được đào tạo chính quy về quản trị nhà hàng.
Quản lý cần liên tục học hỏi kiến thức
2.9 Dùng phần mềm quản lý nhà hàng hiện đại
Hiện nay để quản lý thành công không thể không nhắc tới các phần mềm quản lý hiện đại, nhiều tiện ích. Phần mềm quản lý nhà hàng giúp bạn quản lý kinh doanh hiệu quả. Từ việc quản lý nhân viên đến các báo cáo doanh thu lãi lỗ chi tiết sẽ được cập nhật trên hệ thống.
Một phần mềm tốt sẽ đáp ứng được các tiêu chí như dễ sử dụng; lên order cho khách hàng nhanh chóng, tiện lợi; thanh toán nhanh chóng và tiết kiệm thời gian; quản lý mọi lúc mọi nơi; cài đặt phần mềm dễ dàng, linh hoạt.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ cùng bạn 9 kỹ năng quản lý nhà hàng tốt nhất sau mùa dịch Covid. Để trở thành một quản lý thành công bạn cần cố gắng rất nhiều bởi ngành kinh doanh nhà hàng luôn cạnh tranh cao.
Bạn muốn vực dậy hoạt động kinh doanh của mình thì cần học quản lý với các xu hướng mới nhất. Công việc của quản lý luôn áp lực và đòi hỏi bạn phải tỉnh táo, sáng suốt. Quản lý giỏi là người dám đương đầu và vượt qua những thử thách khắc nghiệt như sau dịch Covid. Chúc bạn thành công!