7 lưu ý khi mở cửa hàng điện lạnh cho người mới bắt đầu

Mùa hè là giờ vàng của các cửa hàng điện lạnh. Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao nên mặt hàng này trở nên dễ bán hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng như các loại hàng hóa khác, bạn cần phải tìm hiểu và chuẩn bị thật vững chắc các kiến thức để có thể bắt đầu thuận lợi. Sau đây là một số lưu ý trước khi bạn có ý định mở cửa hàng điện lạnh.

1. Khảo sát thị trường

Thị trường mùa hè đang có nhu cầu rất cao về các mặt hàng nổi bật như điều hòa, quạt, các thiết bị làm mát. Khảo sát thị trường sẽ giúp bạn nắm rõ chi tiết đối tượng khách hàng bạn là ai, sản phẩm của bạn đang có nhu cầu ở mức nào. Qua những chi tiết và cái nhìn tổng quan bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để mở cửa hàng điện lạnh. Hơn thế, đây là mặt hàng theo thời vụ nên bạn lại càng không thể bỏ qua khâu khảo sát thị trường.

2. Thu thập thông tin khách hàng

Để thu hút và tiếp thị khách hàng, bạn cần phải có được những nguồn thông tin lấy từ khách hàng tiềm năng. Bạn nên tìm kiếm thông tin từ càng nhiều nguồn càng tốt. Sau đó bạn lọc ra và phân loại các thông tin bạn thu thập được để khâu chăm sóc khách hàng được thuận tiện hơn. Việc phân nhóm khách hàng sẽ giúp cửa hàng điện lạnh của bạn định vị được khách hàng mục tiêu chính xác

3. Chuẩn bị đủ vốn đầu tư

Ngành điện lạnh yêu cầu có số vốn khá cao để nhập các loại mặt hàng. Tuy nhiên nếu số vốn bạn không quá lớn thì bạn vẫn có thể kinh doanh ở quy mô nhỏ. Bạn nên tính toán kỹ càng để duy trì một lượng vốn nhất định, vì ngay từ lúc mới mở hàng bạn chưa thể hồi vốn ngay trong thời gian ngắn được. Quan trọng là bạn cần làm sao để xoay vòng vốn thì cửa hàng điện lạnh của bạn sẽ được duy trì hiệu quả hơn. Loại nhuận ban đầu luôn sẽ rất ít mà số vốn chi ra để đầu tư lại nhiều. Do đó, bạn cần lưu ý thật kỹ càng để cân bằng khoản thu chi.

4. Lựa chọn địa điểm

Địa điểm ở đây bao gồm  cả nơi bạn đặt cửa hàng và phạm vi bạn kinh doanh. Hầu hết các sản phẩm điện lạnh đều có kích thước lớn và cồng kềnh. Do đó khâu vận chuyển khá khó khăn. Vì vậy khách hàng tiềm năng sẽ nằm trong phạm vi khá gần so với cửa hàng. Bạn nên chọn khu vực bạn nắm rõ và có lợi thế cho mình, đặc biệt là xung quanh nơi bạn ở. Ngoài ra địa điểm bạn chọn nên thuận tiện cho nhân viên ship hàng. Nếu phạm vi kinh doanh cửa hàng điện lạnh của bạn lớn thì bạn nên chú ý đến vấn đề ship xa để dự trù những khó bạn sẽ gặp phải.

5. Thiết bị trong cửa hàng

Bạn cần xem xét sắp xếp hàng hóa như thế nào cho hợp lý và bắt mắt. Một cửa hàng điện lạnh cần trang bị rất nhiều thiết bị bao gồm các loại điều hòa, quạt điện, camera và các vật dụng cần thiết khác phục vụ cho việc bán hàng. Để quản lý hàng hóa tốt hơn bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo không chỉ giúp bạn quản lý bán hàng mà còn hỗ trợ bạn quản lý kho hàng, xuất nhập kho, quản lý khách hàng và cả nhân viên

6. Nguồn nhập hàng

Tùy vào đối tượng khách hàng và hướng phát triển cửa hàng điện lạnh bạn muốn, bạn có thể nhập hàng nội địa hoặc nhập khẩu. Dù chọn nhập cách nào thì bạn cũng cần phải chọn nơi nào uy tín và chất lượng, giá cả hợp lý. Mới đầu kinh doanh bạn sẽ rất khó khăn việc thương lượng giá nhập buôn, nhưng sau một thời gian kinh doanh bạn sẽ có các nguồn hàng tốt với giá cả hợp lý.

7. Thuê nhân viên

Rất khó để bạn có thể đảm nhận tất cả mọi việc một mình khi kinh doanh cửa hàng điện lạnh. Bạn cần tuyển nhân viên với số lượng tùy vào quy mô mà bạn mở lớn hay nhỏ. Sau khi thuê nhân viên, bạn cũng cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo các quy trình đều diễn ra suôn sẻ. Chính vì vật bạn cần có phần mềm quản lý nhân viên để hỗ trợ bạn thực hiện dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng thử miễn phí phần mềm quản lý Sapo để có được trải nghiệm quản lý nhân viên bằng phần mềm. kinh doanh điện gia dụng Ai mới đầu kinh doanh cũng đều gặp phải những khó khăn nhất định. Mong rằng những lưu ý trên sẽ giúp bạn có được sử chuẩn bị kỹ lưỡng để mở cửa hàng điện lạnh mà không bỡ ngỡ. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.

Tweet
5/5 (0 vote)
BÀI VIẾT LIÊN QUANBÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMCÓ THỂ BẠN QUAN TÂM